Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

-Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .

- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản của vùng.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu nhiều thiên tai.

 

docx 7 trang linhnguyen 8580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
-Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .
- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản của vùng.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng.
- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu nhiều thiên tai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự hứng thú, kích thích tính mò, ham muốn khám phá
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS nghe các địa danh đoán địa điểm.
c) Sản phẩm:
HS nghe các địa danh và đoán được khu vực đang được nhắc đến.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem đoạn clip trong đó có các hình ảnh như: cao nguyên đá Hà Giang, Dãy Hoàng Liên Sơn, cột cờ Lũng Cú....
Bước 2: Học sinh xem video.
Bước 3: Giáo viên cho HS liệt kê các địa danh mà học sinh thấy trong video. 
Bước 4: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ ( 7 phút)
a) Mục đích:
- Học sinh trình bày được vị trí địa lí của vùng. 
- Học sinh đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của vùng. 
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích :100.965 km 2
- Vị trí ở phía bắc đất nước.
+ Bắc : giáp Trung Quốc
+ Tây : giáp Thượng Lào
+ Đông Nam : giáp Vịnh Bắc Bộ
+ Nam : ĐB sông Hồng và Bắc Trung Bộ 
- Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước.
- Dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
c) Sản phẩm: HS dựa vào lược đồ tự nhiên và trả lời, xác định được các nội dung sau:
+ Diện tích của vùng: 100.965km2
+ Tiếp giáp với những nước: Lào và Trung Quốc. 
+ Gồm bao nhiêu tỉnh thành: 15 tỉnh thành
+ Vị trí địa lí của vùng có gì đặc biệt: giáp với 2 vùng trong nước và 2 quốc gia láng giềng.
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí: Thuận tiện giao lưu giữa các vùng trong nước và ngoài nước.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Học sinh đọc sách giáo khoa phần 1.
Bước 2: Học sinh lên bảng ghi tên các tỉnh thành của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bước 3: Học sinh trình bày vị trí địa lí của vùng theo gợi ý của giáo viên.
+ Diện tích của vùng?
+ Tiếp giáp với những nước nào? 
+ Gồm bao nhiêu tỉnh thành? 
+ Vị trí địa lí của vùng có gì đặc biệt? 
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí.
Bước 4: Hs xác định. Gv chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ( 20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đánh giá được ý nghĩa của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ tự nhiên để hoàn thành Phiếu học tập.
Nội dung chính:
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
- Tự nhiên phân hóa hai vùng Đông Bắc và Tây bắc .
- Địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh, nhiều loại khoáng sản, trữ lượng thủy điện dồi dào.
- Thuận lợi :Tài nguyên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: Địa hình chia cắt phức tạp, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét .
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.
Đặc điểm
Tây Bắc
Đông Bắc
- Địa hình
- Khí hậu
- Sông ngòi
- Khoáng sản
- Thế mạnh kinh tế
- Núi cao hiểm trở, hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Nhiệt đới gió mùa, mùa đông ít lạnh 
- Nhiều sông lớn
- Ít TNKS
- Cây công nghiệp, thủy điện, trồng rừng
- Núi trung bình - thấp, núi hình cánh cung
- Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh 
- Dày đặc
- Giàu TNKS
- Khai khoáng, nhiệt điện, cây công nghiệp, trồng rừng, du lịch, kinh tế biển
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV chia nhóm thảo luận: chia thành 4 nhóm lớn.
Bước 2: Giao nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng (thuận lợi và khó khăn). Dựa trên đặc điểm tài nguyên thiên hãy xác định thế mạnh kinh tế tương ứng. 
+ Nhóm 1: Đặc điểm địa hình
+ Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu
+ Nhóm 3: Đặc điểm sông ngòi 
+ Nhóm 4: Đặc điểm về khoáng sản
Đặc điểm
Tây Bắc
Đông Bắc
- Địa hình
- Khí hậu
- Sông ngòi
- Khoáng sản
- Thế mạnh kinh tế
Bước 3: HS tiến hành thảo luận (3 phút)
+ HS thảo luận, ghi vào phiếu học tập. 
+ GV quan sát, giúp đỡ học sinh
Bước 4: HS trình bày để đánh giá kết quả làm việc. GV tiến hành chuẩn xác kiến thức.
 2.3. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội của vùng (10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được khái quát đặc điểm dân cư xã hội của vùng. 
- Giải thích được sự chênh lệch về dân cư xã hội của tiểu vùng Đồng Bắc và tiểu vùng Tây Bắc. 
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát bảng số liệu để trả lời các câu hỏi:
Nội dung chính:
III. Đặc điểm dân cư xã hội
* Đặc điểm
- Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, Mông 
- Người Việt ( Kinh )cư trú ở hầu hết các địa phương
- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới
* Thuận lợi
- Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất ( canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới  ) 
- Đa dạng về văn hóa 
* Khó khăn
- Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế
- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
+ Chất lượng của sống của vùng còn thấp hơn so với cả nước.
+ Chất lượng cuộc sống của vùng còn thấp do nền kinh tế chưa phát triển, đời sống xã hội còn lạc hậu, giao thông di chuyển khó khăn,
+ Dân cư – xã hội của tiểu vùng Đông Bắc cao hơn tiểu vùng Tây Bắc do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để sinh sống và phát triển kinh tế.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK. Nêu khái quát đặc điểm dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. 
Một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội của vùng Trung du và miền Bắc Bộ
Tiêu chí 
Năm 
Đơn vị 
Cả nước 
Đông Bắc 
Tây Bắc
Mật độ dân số 
2017 
Người/km2 
283 
161 
83
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 
2017 
% 
0,81 
1,04 
1,39
Tỉ lệ hộ nghèo 
2016 
% 
5,8 
11,0 
20,2
Thu nhập bình quân đầu người/tháng 
2016 
Nghìn đồng 
3097,6 
2351,4 
1453,8
Tỉ lệ người lớn biết chữ 
2017 
% 
95,1 
92,8 
80,8
Tuổi thọ trung bình 
2019 
Năm 
73,6 
72,1 
70,1
Tỉ lệ dân số thành thị 
2017 
% 
35,0 
19,8 
14,7
Bước 2: Để làm rõ hơn đặc điểm dân cư xã hội của vùng GV yêu cầu học sinh: 
+ Đánh giá chất lượng của sống của vùng?
+ Tại sao chất lượng cuộc sống của vùng còn thấp?
+ Dựa bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích sự chênh lệch về dân cư – xã hội của tiểu vùng Đông Bắc với tiểu vùng Tây Bắc.
Bước 3: Học sinh thảo luận cặp đôi
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày và chuẩn xác. 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
+ Vùng có bao nhiêu tỉnh thành: 15
+ Tỉnh nào của vùng duy nhất giáp biển: Quảng Ninh
+ Vùng giáp với các quốc gia nào: Lào và Trung Quốc
+ Vùng biển mà vùng tiếp giáp có tên là gì: Vịnh Bắc Bộ
+ 3 dân tộc thiểu số tiêu biểu của vùng là gì: Thái, Mường, Dao, Mông,..
+ Tại sao vùng có mùa đông lạnh nhất nước: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
+ Con sông nào có tiềm năng thủy điện lớn nhất: Sông Đà, sông Hồng
+ Hồ thuỷ điện lớn nhất của vùng: Thác Bà
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho hs tham gia trả lời câu hỏi. 
Bước 2: GV đọc câu hỏi và học sinh trả lời.
+ Vùng có bao nhiêu tỉnh thành?
+ Tỉnh nào của vùng duy nhất giáp biển?
+ Vùng giáp với các quốc gia nào?
+ Vùng biển mà vùng tiếp giáp có tên là gì?
+ 3 dân tộc thiểu số tiêu biểu của vùng là gì?
+ Tại sao vùng có mùa đông lạnh nhất nước?
+ Con sông nào có tiềm năng thủy điện lớn nhất?
+ Hồ thuỷ điện lớn nhất của vùng?
Bước 3: GV mời HS trả lời. HS khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mà em biết. 
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_theo_cv5512_bai_17_vung_trung_du_va_mie.docx