Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để thấy được sự khác nhau của mùa bão từ Bắc vào Nam.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: dựa vào lược đồ khí hậu Việt Nam để phân tích, so sánh sự khác nhau về 2 mùa gió ở nước ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hại của biến đổi khí hậu, góp phần nhỏ sức mình trong việc bảo vệ môi trường.
- Chăm chỉ: Phân tích được các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta.
- Nhân ái: Có tinh thần tương thân, tương ái.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam - Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để thấy được sự khác nhau của mùa bão từ Bắc vào Nam. - Năng lực tìm hiểu địa lí: dựa vào lược đồ khí hậu Việt Nam để phân tích, so sánh sự khác nhau về 2 mùa gió ở nước ta. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hại của biến đổi khí hậu, góp phần nhỏ sức mình trong việc bảo vệ môi trường. - Chăm chỉ: Phân tích được các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. - Nhân ái: Có tinh thần tương thân, tương ái. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Học sinh biết được khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hằng ngày chịu ảnh hưởng của hai mùa gió. - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: HS nêu được do sự biến động của thời tiết mà một số khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn nghèo. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi và HS trả lời Tại sao, VN là nước có nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng trên thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn không giàu? Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình. Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam ( 25 phút) a) Mục đích: - Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của mùa gió đông bắc - Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: I. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông) - Hoạt động thịnh hành của gió ĐB + Miền Bắc (từ Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt + Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo mùa đông nắng nóng và khô + Vùng duyên hải trung bộ có mưa vào những tháng cuối năm => Tính chất chung: lạnh, khô, ít mưa, thường gây hạn. II. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) - Hoạt động thịnh hành của gió TN + Miền Bắc (từ Bạch Mã trở ra), mùa hạ nóng và mưa nhiều + Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo có một mùa mưa + Miền Trung gió Tây khô nóng, bão - Nhiệt độ trung bình trên 25 độ . - Dạng thời tiết phổ biến là mưa dông, mưa rào. Mùa hạ thường xảy ra mưa ngâu, bão, gió tây - Mùa bão nước ta từ tháng 6 -11 chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của. - Giữa 2 mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp, ngắn và không rõ rệt (xuân, thu). c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm * Nhóm 1, 5: Thời gian đặc điểm mùa gió Đông Bắc: + Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh và mưa phùn ở miền Bắc; Khô nóng kéo dài ở miền Nam. * Nhóm 2, 6: Nhiệt độ lượng mưa của 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 11 đến tháng 4. + Nhiệt độ thấp nhất 3 trạm: Hà Nội: nhiệt độ 16,40C (T1, 2). + Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của 3 trạm: TP. HCM lượng mưa trung bình ít nhất 4,1 mm (T2). * Nhóm 3, 7: Thời gian và hoạt động mùa gió Tây Nam + Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 + Mùa gió Tây Nam tạo nên nóng ẩm mưa to diễn ra phổ biến trên cả nước. * Nhóm 4, 8: Nhiệt độ lượng mưa về 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 4 đến tháng 10. + Nhiệt độ cao nhất của 3 trạm: Tháng 8 ở Huế 29,40C. Tháng 7 ở HN 28,90C. Tháng 4 ở TP.HCM 28,90C. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm: * Nhóm 1, 5: Tìm hiểu về thời gian đặc điểm mùa gió Đông Bắc * Nhóm 2, 6: Phân tích nhiệt độ lượng mưa và nhận xét về trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 11 đến tháng 4. * Nhóm 3, 7: Tìm hiểu về thời gian và hoạt động mùa gió Tây Nam * Nhóm 4, 8: Phân tích nhiệt độ lượng mưa và nhận xét về trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 4 đến tháng 10. Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ( 10 phút) a) Mục đích: - Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam. - Biết một số biện pháp phòng chống thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: III. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại - Thuận lợi: Cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (Các sản phẩm nông nghiệp da đạng, ngoài trồng cây nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới) - Khó khăn: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét ... c) Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi. * Thuận lợi - Thích hợp để trồng các cây nhiệt đới có giá trị cao - Sinh vật phát triển quanh năm - tăng cường thâm canh, tăng vụ xen canh. * Khó khăn - Dịch bệnh, sâu bệnh nấm mốc ảnh hưởng năng suất cây trồng - Nhiều thiên tai gây thiệt hại nặng về người và của. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên phát giấy A2 cho học sinh đã kẻ sẵn nội khung hình khăn trải bàn. Nhiệm vụ: Tìm những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm tự viết vào các góc của mình ngồi những ý kiến cá nhân mình vào. Trong 2 phút hoàn thành ý kiến cá nhân. Sau 2 phút các nhóm có 90 giây để ghi lại ý kiến chung của nhóm. Bước 3: Giáo viên cho học sinh đứng lên trình bày, khi nhóm này trình bày nhóm khác phải lắng nghe, bổ sung và phản biện nếu có. Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. Câu 1: A ; Câu 2: B ; Câu 3: C ; Câu 4: A ; Câu 5: B d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1: Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng? A. Đông Bắc và Tây Nam B. Bắc và Nam C. Tây Bắc và Đông Nam D. Đông và Tây Câu 2: Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng A. Tây Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Đông Nam Câu 3: Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đối với khí hậu miền Bắc? A. Nóng ẩm, mưa nhiều B. Nóng, khô, ít mưa C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. Lạnh và khô Câu 4: Gió mùa mùa hạ là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng A. Tây Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Đông Nam Câu 5: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau? A. Nóng ẩm, mưa nhiều B. Nóng, khô, ít mưa C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. Lạnh và khô Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn do khí hậu gây nên cho sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_theo_cv5512_bai_32_cac_mua_khi_hau_va_t.docx