Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Kể tên được các kiểu thảm thực vật theo độ cao ở dãy An-đét.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.

- Giải thích được nguyên nhân thay đổi thực vật theo độ cao và nguyên nhân của sự khác nhau giữa thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình vẽ để trình bày sự phân hoá của môi trường theo độ cao.

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lát cắt sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.

- Lược đồ, bản đồ liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

 

docx 5 trang linhnguyen 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet

Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH: SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG À SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐET
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Kể tên được các kiểu thảm thực vật theo độ cao ở dãy An-đét.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
- Giải thích được nguyên nhân thay đổi thực vật theo độ cao và nguyên nhân của sự khác nhau giữa thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình vẽ để trình bày sự phân hoá của môi trường theo độ cao.
3. Phẩm chất
-Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lát cắt sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
- Lược đồ, bản đồ liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp thành 5 nhóm, phổ biến trò chơi “đoán tên tranh vẽ”: Lần lượt mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm từ khóa. Thành viên lên bốc thăm không được nói, chỉ được thể hiện từ khóa bằng cách vẽ hình lên bảng để nhóm đoán từ khóa. Nhóm đó được quyền đoán 3 lần. Hết 3 lần mà nhóm đó không đoán đúng thì nhóm khác được quyền trả lời. 
Nhóm 1: Băng tuyết
Nhóm 2: Đồng cỏ
Nhóm 4: Rừng lá rộng
Nhóm 5: Xương rồng
Nhóm 3: Rừng lá kim
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát nhắc nhở, đồng thời viết từ khóa mà nhóm đoán được lên bảng.
- Bước 3: Hết giờ, GV tổng kết điểm của các nhóm. Yêu cầu các nhóm: Nhận xét những từ khóa vừa đoán được.
- Bước 4: GV nhận xét các nhóm và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, những từ khóa mà các em vừa đoán được chính là thảm thực vật ở dãy Andet - dãy núi dài nhất thế giới, với hơn 7000 km. Để biết rõ hơn về sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy Andet thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy Andet (25 phút)
a) Mục đích:
- Kể tên được các kiểu thảm thực vật theo độ cao ở dãy An-đét.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
- Giải thích được nguyên nhân của sự khác nhau giữa thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 46.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy Andet
Độ cao
Sườn Tây An-đet
Sườn Đông An-đet
0 – 1000 m
Thực vật nửa hoang mạc
Rừng nhiệt đới
1000 – 1300 m
Cây bụi xương rồng
Rừng lá rộng
1300 – 2000 m
Cây bụi xương rồng
Rừng lá kim
2000 – 3000 m
Cây bụi xương rồng, 
đồng cỏ cây bụi
Rừng lá kim
3000 – 4000 m
Đồng cỏ cây bụi, 
đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ
4000 – 5000 m
Đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ núi cao
 5000 - 6000 m
Băng tuyết
Đồng cỏ núi cao,
Băng tuyết
 Trên 6000 m
Băng tuyết
Băng tuyết
- Sườn Đông An-đet có rừng nhiệt đới vì có gió Tín phong Đông Bắc thổi từ biển mang theo hơi ẩm từ dòng biển nóng Guy-a-na vào gặp địa hình núi cao chắn gió nên mưa nhiều.
- Sườn Tây An-đet có thực vật nửa hoang mạc vì gió Tín phong Đông Bắc vượt núi bị biến tính thành khô nóng và ven biển lại có dòng biển lạnh Pê-ru chảy ven bờ nên ít mưa.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
+ Nhóm 1: 
Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây Andet
- Từ 0 – 1000m: thực vật nửa hoang mạc
- Từ 1000 – 2000m: bụi cây xương rồng
- Từ 2000 – 3000m: đồng cỏ cây bụi
- Từ 3000 – 5000m: đồng cỏ núi cao
- Từ 5000 – 6000m : băng tuyết
+ Nhóm 2: 
Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông Andet
- 0 – 1000m: rừng nhiệt đới
- 1000 – 1300m: rừng lá rộng
- 1300 – 3000m: rừng lá kim
- 3000 – 4000m: đồng cỏ
- 4000 – 5000m: đồng cỏ núi cao
- 5000 – 6500m: băng tuyết
+ Nhóm 3: 
Giống nhau:
- Thảm thực vật thay đổi theo độ cao
- Đều có băng tuyết, đồng cỏ núi cao ở độ cao lớn.
+ Nhóm 4:
- Sườn Đông An-đet có rừng nhiệt đới vì có gió Tín phong Đông Bắc thổi từ biển mang theo hơi ẩm từ dòng biển nóng Guy-a-na vào gặp địa hình núi cao chắn gió nên mưa nhiều.
- Sườn Tây An-đet có thực vật nửa hoang mạc vì gió Tín phong Đông Bắc vượt núi bị biến tính thành khô nóng và ven biển lại có dòng biển lạnh Pê-ru chảy ven bờ nên ít mưa.
+ Nhóm 5:
- Sườn Đông An-đet có rừng nhiệt đới vì có gió Tín phong Đông Bắc thổi từ biển mang theo hơi ẩm từ dòng biển nóng Guy-a-na vào gặp địa hình núi cao chắn gió nên mưa nhiều.
- Sườn Tây An-đet có thực vật nửa hoang mạc vì gió Tín phong Đông Bắc vượt núi bị biến tính thành khô nóng và ven biển lại có dòng biển lạnh Pê-ru chảy ven bờ nên ít mưa.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Cho biết thứ tự các vành đai thực vật theo chiều cao của sườn tây dãy Andet
+ Nhóm 2: Cho biết thứ tự các vành đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy Andet?
+ Nhóm 3: Nhận xét sự giống nhau của các đai thực vật theo chiều cao ở 2 sườn đông, tây của dãy Andet?
+ Nhóm 4: Nhận xét sự khác nhau của các đai thực vật theo chiều cao ở 2 sườn đông, tây của dãy Andet?
+ Nhóm 5: Tại sao từ độ cao 0 m đến 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc? 
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
“An sẽ đi leo núi Andet vào thời gian tới, hãy nói cho An biết sự thay đổi thực vật theo độ cao mà An sẽ gặp phải khi leo núi, giải thích nguyên nhân của sự thay đổi này. đồng thời hãy tư vấn về việc chuẩn bị dụng cụ, trang phục để việc leo núi của An được thuận lợi nhất”.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế mô hình về sự thay đổi thực vật theo độ cao ở dãy Andet
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế mô hình về sự thay đổi thực vật theo độ cao ở dãy Andet
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Thiết kế mô hình về sự thay đổi thực vật theo độ cao ở dãy Andet (chọn 1 trong 2 sườn núi).
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_bai_46_thuc_hanh_su_phan_hoa_cua_tham_t.docx