Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp của Bắc Mĩ; sự phân bố 1 số nông sản quan trọng của Bắc Mĩ.
- Giải thích được điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở trình độ cao.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích lược đồ nông nghiệp của Bắc Mĩ để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: nhận xét, phân tích các hình ảnh về NN Bắc Mĩ để thấy các hình thức tổ chức sx và áp dụng khoa học kĩ thuật vào NN.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: KINH TẾ BẮC MĨ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp của Bắc Mĩ; sự phân bố 1 số nông sản quan trọng của Bắc Mĩ. - Giải thích được điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở trình độ cao. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích lược đồ nông nghiệp của Bắc Mĩ để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ. - Năng lực tìm hiểu địa lí: nhận xét, phân tích các hình ảnh về NN Bắc Mĩ để thấy các hình thức tổ chức sx và áp dụng khoa học kĩ thuật vào NN. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. - Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm 1 tờ A4, liệt kê nông sản. Bước 2: Thời gian 2 phút: Liệt kê nhanh và vẽ minh họa hình ảnh các sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn hòa Bước 3: HS báo cáo, chấm chéo sản phẩm. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nền nông nghiệp tiên tiến của Bắc Mĩ (35 phút) a) Mục đích: - Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp của Bắc Mĩ; sự phân bố 1 số nông sản quan trọng của Bắc Mĩ. - Giải thích được điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở trình độ cao. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 119, 120, 121 kết hợp quan sát hình 38.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 1. Nền nông nghiệp tiên tiến a.Đặc điểm - Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến nên NN Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ và đạt trình độ cao. - Tỉ lệ lao động trong NN rất ít nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. - Phát triển nền NN hàng hoá với quy mô lớn, Hoa Kì và Canada là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. b. Những hạn chế - Nhiều nông sản có giá thành cao -> bị cạnh tranh mạnh trên thị trường. - Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu -> tác động xấu đến môi trường. c. Các vùng nông nghiệp ở Bắc Mĩ - Phân bố sản xuất nông nghiệp cũng có sự phân hoá rõ rệt từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. VÙNG SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI -Vùng ôn đới: -Vùng cận nhiệt (ven vịnh Mêhicô) -Vùng nhiệt đới: -Lúa mì, ngô, mía, đậu tương -Bông, lạc, nho, cam, chanh - Cà phê, dừa, ngô, cam, chuối - Bò, lợn - Bò c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS xem 1 clip về trang trại ở Mỹ: Link: https://www.youtube.com/watch?v=PVT2gI3fCZg Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc nhanh thông tin ở sgk (trang119) + tư liệu mới cung cấp sau đó thảo luận nhóm cùng xây dựng các nông trại. Bảng số liệu về số dân, tỉ lệ lao động nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp của các nước Bắc Mĩ năm 2001 và năm 2014 [trang 119] Tên nước Số dân(triệu người) Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp (%) Sản lượng lương thực có hạt (triệu tấn) Đàn bò (triệu con) Đàn lợn (triệu con) Năm 2001 Năm 2014 Năm 2001 Năm 2014 Năm 2001 Năm 2014 Năm 2001 Năm 2014 Năm 2001 Năm 2014 Ca-na-đa 31,0 35,5 2,7 2,1 44,3 51,3 13,0 12,2 12,6 51,3 Hoa Kì 288,0 318,9 4,4 1,6 325,3 442,9 97,3 88,5 59,1 442,9 Mê-hi-cô 100,5 125,4 28,0 13,4 29,7 36,5 30,6 32,9 17,7 16,1 + Có những quốc gia nào? + Nông sản tiêu biểu của Bắc Mĩ là gì? + Các nông sản này được phân bố ở đâu? + Tại sao các nước đạt được thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp + Sản suất NN của các nước có những khó khăn nào? + Có những ưu điểm nào trong sản xuất ở Bắc Mĩ mà chúng ta cần học tập? Bước 2: Xây dựng sản phẩm nông trại của nhóm và hoàn thành các câu hỏi trình bày. GV theo dõi phần làm việc, tạo động lực cho các em Bước 3: Giới thiệu về sản phẩm nông trại của nhóm, các nhóm trao đổi nhận xét về các nông trại. Bước 4: GV kết luận, tổng hợp điểm số các nhóm, nhận xét, khen ngợi sản phẩm các em. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Qua nền nông nghiệp Bắc Mĩ, em thấy nên nông nghiệp Việt Nam cần có những điều chỉnh như thế nào để nâng cao hiệu quả cho nền nông nghiệp hàng hóa? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. + Do khí hậu của Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc Nam lại vừa phân hóa theo chiều tây đông. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Tại sao các sản phẩm nông nghiệp ở Bắc Mĩ có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam và từ tây sang Đông? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_bai_38_kinh_te_bac_mi.docx