Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22+23: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

 - Biết được nhiệt độ không khí . Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí

- Nắm được khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp.

 - Các đai khí áp trên Trái Đất.

 - Gió và các hoàn lưu khí quyển Trái Đất.

2. Kĩ năng:

 - Biết tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm.

- HS phân tích các hình và tranh ảnh.

3.Thái độ:

- Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự học, năng lực sử dụng tranh ảnh

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tính toán

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Hình vẽ 48, hình 49, Nhiệt kế

 - Tranh: các đai khí áp và gió trên Trái Đất

2. Học sinh : Tập bản đồ và bài tập thực hành địa lí 6, sgk.

 

docx 6 trang linhnguyen 18/10/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22+23: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22+23: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2020-2021

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22+23: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2020-2021
 Soạn ngày: 21 / 02/ 2021
 Tiết 22,23 
Chủ đề : NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ . KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
 - Biết được nhiệt độ không khí . Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
- Nắm được khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp.
 - Các đai khí áp trên Trái Đất.
 - Gió và các hoàn lưu khí quyển Trái Đất.
2. Kĩ năng:
 - Biết tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm.
- HS phân tích các hình và tranh ảnh.
3.Thái độ:
- Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự học, năng lực sử dụng tranh ảnh
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tính toán 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Hình vẽ 48, hình 49, Nhiệt kế	 
 - Tranh: các đai khí áp và gió trên Trái Đất 
2. Học sinh : Tập bản đồ và bài tập thực hành địa lí 6, sgk.
III) TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1) Ổn định lớp(1p)
2) Kiểm tra bài cũ (5p)
	- Nêu thành phần của lớp vỏ khí? Cấu tạo của lớp vỏ khí?
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí ( 15p)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS đọc (SGK), hđ cá nhân cho biết:
 Nhiệt độ không khí là gì? 
- Làm thế nào để tính được nhiệt độ trung bình ngày?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
 - HS hoạt động cá nhân , trả lời câu hỏi
- Gv giúp đỡ HS nếu cần
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo
- Gv gọi HS lên trình bày
 - HS : HS trình bày
Bước 4 : Phương án KTĐG
- Các bạn khác nhận xét , bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
+ Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó. Không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
+ Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m 
- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.
VD: ( 20 + 23 + 21 ) :3)
 -Tính to TB tháng, năm thì làm thế nào?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự thay đổi nhiệt độ của không khí ( 24p)
 Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48,49 (SGK) lần lượt trả lời các câu hỏi
- Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí:
 Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương ? 
- Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao?
- Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉêm ở hình 48 (SGK)?
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
 - HS hoạt động cá nhân , trả lời câu hỏi
- Gv giúp đỡ HS nếu cần
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo
- Gv gọi HS lên trình bày
 - HS : HS trình bày
Bước 4 : Phương án KTĐG
- Các bạn khác nhận xét , bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương ? 
( Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau)
- Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao?
 ( Càng lên cao to không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.)
- Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉêm ở hình 48 (SGK)?
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ?
( Ỏ vùng vĩ độ thấp thì nhiệt độ cao, ở vùng vĩ độ cao thì nhiệt độ thấp)
*Tích hợp MT: 
- KH đang có sự biến đổi: nhiệt độ kk tăng lên khiến TĐ nóng lên
- Liên hệ những thay đổi về bất thường thời tiết, khí hậu nước ta
(Hết tiết 22)
Hoạt động 3: Tìm hiểu Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất(18p)
- GV cho hs nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu ?(60000km)độ cao 16km sát mặt đất không khí tập trung là 90%, không khí tạo thành sức ép lớn. không khí tuy nhẹ song bề dày khí quyển như vậy tạo ra 1 sức ép lớn đối với mặt đất gọi là khí áp 
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân đọc (SGK) cho biết:
- Khí áp là gì ? 
 - Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì ? Đơn vị?
- Trên Trái Đất có những đai khí áp nào
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
 - HS hoạt động cá nhân , trả lời câu hỏi
- Gv giúp đỡ HS nếu cần
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo
- Gv gọi HS lên trình bày
 - HS : HS trình bày
Bước 4 : Phương án KTĐG
- Các bạn khác nhận xét , bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Khí sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
 Người ta đo khí áp bằng khí áp kế . Đơn vị đo: mm thủy ngân
Hoạt động 4: Tìm hiểu Gió và các hoàn lưu khí quyển(20p)
GV: Yêu cầu HS quan sát H51.1 (SGK) và kiến thức trong (SGK) cho biết:
- Nguyên nhân sinh ra gió ? Gió là gì ? (Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.).
- HĐ nhóm: chia 3 nhóm
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
- Các nhóm tìm hiểu các loại gió chính:
Vị trí, hướng gió
+ N1: Gió Đông cực. 
+ N2: Gió Tây ôn đới .
+ N3 : Gió tín phong
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
 - HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
- Gv giúp đỡ HS nếu cần
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo
- Gv gọi các nhóm lên trình bày
 - HS : HS trình bày
Bước 4 : Phương án KTĐG
- Các nhom khác nhận xét , bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
- Hoàn lưu khí quyển là gì ?
Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển)
1. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
a) Nhiệt độ không khí.
- Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
b. Cách tính to TB : 
Để nhiệt kế trong bóng râm ,cách mặt đất 2m
- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.
VD: (20 + 23 + 21 ):3 
- to TB tháng: to các ngày chia số ngày trong tháng 
- to TB năm: to các thángchia 12 tháng
2. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí:
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Trong tâng đối lưu, Càng lên cao to không khí càng giảm.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.
3. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
a) Khí áp:
- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo : Khí áp kế. Đơn vị đo: mm thủy ngân
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực
+ Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam
+ Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam ( Cực Bắc và cực Nam)
4. Gió và các hoàn lưu khí quyển .
* Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. 
- Các loại gió chính:
* Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất:
- Gió tín phong: 
+Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo)
 + Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam
- Gió Tây ôn đới: 
+Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới)
 +Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc
-Gió Đông cực: 
+Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam (Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới)
+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam
 - Hoàn lưu khí quyển. Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1) Tổng kết(6p)
- Khí áp là gì ? Tại sao có khí áp?
- Trình bày vị trí, hướng gió của các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất?	
2) Hướng dẫn học tập( 1p)
	- HS về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa, tập bản đồ.
	- HS về nhà tìm hiểu nguyên nhân sinh ra mưa.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_2223_nhiet_do_khong_khi_khi_ap_va.docx