Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hồng Hoa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức – kĩ năng:

Sau khi học xong bài này, HS:

a. Kiến thức:

- Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp : vỏ, lớp trung gian và lõi. Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng thái, tính chất và nhiệt độ.

- Hiểu lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do bảy địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ, Các địa mảng có thể di chuyển, giãn tách nhau hoặc va vào nhau tạo nên nhiều địa hình núi và động đất núi lửa.

b. Kỹ năng:

- Quan sát, nhận xét các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất từ hình vẽ.

- Phân tích ảnh hình vẽ để biết và xác định được các mảng kiến tạo lớn.

c. Vận dụng:

- Vẽ lại được sơ đồ cấu tạo bên trong của Trái Đất

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh:

a. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin lĩnh hội kiến thức

- Trung thực, tự trọng trong học tập

b. Các năng lực chung:

+ Năng lực tự học, tự tiếp thu kiến thức bài học

+ Năng lực giải quyết vấn đề: xác định và tìm hiểu các thông tin về cấu tạo bên trong của trái đất

+ Năng lực hợp tác trong khi làm việc nhóm

 

docx 16 trang linhnguyen 19/10/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hồng Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hồng Hoa

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hồng Hoa
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP QUẬN
Năm học: 2018 – 2019
TIẾT 12 – BÀI 10
CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức – kĩ năng: 
Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức:
- Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp : vỏ, lớp trung gian và lõi. Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng thái, tính chất và nhiệt độ.
- Hiểu lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do bảy địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ, Các địa mảng có thể di chuyển, giãn tách nhau hoặc va vào nhau tạo nên nhiều địa hình núi và động đất núi lửa...
b. Kỹ năng: 
- Quan sát, nhận xét các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất từ hình vẽ.
- Phân tích ảnh hình vẽ để biết và xác định được các mảng kiến tạo lớn.
c. Vận dụng:
- Vẽ lại được sơ đồ cấu tạo bên trong của Trái Đất
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh:
a. Phẩm chất:
- Tự lập, tự tin lĩnh hội kiến thức
- Trung thực, tự trọng trong học tập
b. Các năng lực chung:
+ Năng lực tự học, tự tiếp thu kiến thức bài học
+ Năng lực giải quyết vấn đề: xác định và tìm hiểu các thông tin về cấu tạo bên trong của trái đất
+ Năng lực hợp tác trong khi làm việc nhóm
c. Các năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng mô hình, hình ảnh để mô tả cấu tạo bên trong của trái đất và các mảng kiến tạo lớn trên lớp vỏ.
* Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong bài:
Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin 
Giải quyết vấn đề. 
Đảm nhận trách nhiệm 
Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp. 
Thể hiện sự tự tin.
* Tích hợp bảo vệ môi trường: góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS trong phần tìm hiểu tác động của con người lên bề mặt Trái Đất.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Giáo án, SGK, SGV, 
- Hình SGK phóng to
- Bảng phụ
- Hình ảnh tư liệu liên quan
2. Trò:
- SGK, vở ghi
- Đọc và chuẩn bị bài ở nhà
III. TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hình ảnh bí ẩn”, để tìm ra hình ảnh bí mật được ẩn giấu dưới các ô số. HS được tự lựa chọn ô số để trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ mở được 1 ô số. Bạn nào trả lời được hình ảnh bí mật sẽ nhận được phần quà.
Nội dung các câu hỏi:
- Câu 1: Trái Đất đứng ở vị trí thứ mấy và có hình dạng như thế nào?
- Câu 2: Trên bản đồ, người ta quy ước thành mấy hướng chính? Đó là những hướng nào?
- Câu 3: Kể tên các chuyển động của Trái Đất.
- Câu 4: Cho biết đặc trưng ngày đêm vào 2 mùa đông và mùa hè.
=> Hình ảnh bí ẩn: cấu tạo của Trái Đất.
=> GV dẫn dắt vào bài: Như các em đã biết, Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Chính vì vậy từ lâu các nhà khoa học đã dày công tìm hiểu Trái Đất được cấu tạo ra sao, bên trong gồm những gì; sự phân bố các lục địa, đại dương trên lớp vỏ như thế nào... Cho đến nay, những vấn đề này vẫn còn nhiều bí ẩn... Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về cấu tạo Trái Đất. 
Để tìm hiểu lớp đất sâu trong lòng đất, con người không thể quan sát và nghiên cứu trực tiếp, vì lỗ khoan sâu nhất chỉ đạt được 15km, trong khi bán kính của Trái Đất dài hơn 6300 km Vì vậy, để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn phải dùng đến phương pháp gián tiếp như :
+ Phương pháp địa chấn
+ Phương pháp trọng lực
+ Phương pháp địa từ
Vậy, Trái Đất thân yêu của chúng ta có cấu tạo như thế nào, cô mời các em cùng tìm hiểu trong tiết 12 – Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Phân tích cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Mục tiêu: HS tìm hiểu cấu tạo các lớp bên trong của trái đất
- PP/KT: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, động não, giao việc.
- Phương tiện dạy học: quả địa cầu, SGK
- Thời gian dự kiến: 10 phút
- Hình thức tổ chức: cả lớp, cá nhân, nhóm
- Năng lực: 
+ Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng mô hình, tranh ảnh để mô tả 
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung – sản phẩm
 (?)Em hãy cho biết Trái Đất có cấu tạo gồm mấy lớp? Là những lớp nào?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV mời chuyên gia xung phong lên giải đáp các vấn đề thắc mắc về cấu tạo bên trong của Trái Đất và 1 thư kí tổng hợp và ghi lại nội dung chính lên bảng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiến hành hoạt động: 
+ Chuyên gia sẽ đảm nhiệm trả lời thắc mắc của các bạn khác về từng lớp cấu tạo của Trái Đất.
+ Các bạn HS bên dưới tham khảo SGK để đặt câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Các bạn lần lượt đặt câu hỏi cho chuyên gia.
+ Chuyên gia trả lời các câu hỏi liên quan đến cấu tạo bên trong Trái Đất dựa vào sơ đồ.
+ Thư kí tổng hợp kiến thức cần nhớ lên bảng.
1. Cấu tạo bên trong của trái đất
- Cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ
+ Lớp trung gian
+ Lớp nhân
Lớp
Độ dày
Trạng Thái
Nhiệt độ
Vỏ Trái Đất
Từ 5 km
đến 70km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 10000C
Lớp Trung gian
Gần 3000 km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 15000C đến 47000C
Lõi
Trên 3000 km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 50000C
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân HS và của nhóm chuyên gia.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV nhấn mạnh, mở rộng:
+ Lớp vỏ: có độ dày dao động từ 5km dưới đáy các đại dương đến 70 – 80km trên lục địa. Ở những chỗ núi càng cao thì độ dày của lớp vỏ càng lớn.
+ Lớp trung gian: sâu đến gần 3000km với thành phần vật chất quánh dẻo đến lỏng. Đây cũng là lớp chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất. Lớp này chia thành 2 tầng: tầng trên là những dòng đối lưu vận chuyển vật chất liên tục. Chúng là nguyên nhân chính gây nên sự di chuyển của các lục địa trên bề mặt Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa
+ Lớp lõi có cấu tạo 2 phần: lớp ngoài lỏng, lớp trong rắn đặc, nhiệt độ cao. Lõi Trái Đất có cấu tạo chủ yếu là sắt và niken. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra từ trường trên Trái Đất, giúp Trái Đất tránh khỏi sự tấn công của bão Mặt Trời, làm chệch hướng chuyển động của 1 số vật thể ngoài vũ trụ.
- GV chốt và chuyển ý: Như vậy, chúng ta đã xác định được cấu tạo của Trái Đất. Trong đó, ta thấy được lớp vỏ là lớp mỏng nhất, tuy nhiên đây lại là lớp quan trọng nhất. Vậy, cụ thể lớp vỏ có cấu tạo như thế nào, quan trọng ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 2: Phân tích cấu tạo lớp vỏ của Trái Đất
- Mục tiêu: HS hiểu cấu tạo lớp vỏ của Trái Đất
- PP/KT: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, động não, giao việc, thuyết giảng tích cực, thảo luận nhóm đôi.
- Phương tiện dạy học: tranh ảnh, tư liệu, video, SGK, phiếu bài tập.
- KNS: tự tin, tìm kiếm và xử lý thông tin, chia sẻ, lắng nghe tích cực.
- Hình thức: cá nhân, nhóm đôi
- Thời gian: 20 phút.
- Năng lực: 
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề.
+ Năng lực chuyên biệt: phân tích tranh ảnh về cấu tạo lớp vỏ Trái Đất.
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung – sản phẩm
* Tìm hiều cấu tạo lớp vỏ Trái Đất:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
(?) Em hãy xác định lại vị trí của lớp vỏ? 
- GV cho HS quan sát đoạn video và yêu cầu trả lời câu hỏi:
(?) Em hãy cho biết, lớp vỏ chiếm bao nhiêu % thể tích và khối lượng của Trái Đất?
(?) Theo em, lớp vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng như thế nào?
- GV trình chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu bài tập sau:
Cho các cụm từ sau: (1) cải tạo đất canh tác; (2) gây ra các hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất, cây khô hạn; (3) làm thay đổi dòng chảy các con sông, ảnh hưởng đến thủy chế; (4) tạo ra các hệ sinh thái và các công trình nhân tạo; (5) trồng cây tại các khu vực đất trống đồi trọc; (6) phá hủy nhiều diện tích rừng.
Hãy cho biết những tác động của con người tới lớp vỏ bằng cách điền các cụm từ đã cho vào bảng sau sao cho phù hợp.
Tác động của con người
Tích cực
Tiêu cực
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS độc lập quan sát SGK, hình ảnh minh họa của GV và xác định câu trả lời.
- HS quan sát, phát hiện những tác động của con người đến lớp vỏ, thảo luận nhóm đôi hoàn thiện phiếu bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Vị tri: vỏ Trái Đất là lớp đá ngoài cùng rắn chắc.
+ Chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất
+ Vai trò: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, phát triển của xã hội loài người.
+ Tác động của con người:
Tác động của con người
Tích cực
(1), (4), (5)
Tiêu cực
(2), (3), (6)
- GV yêu cầu các nhóm chấm chéo, báo cáo điểm và thu bài về.
- GV tích hợp bảo vệ môi trường: Như vậy, ta thấy, con người trong quá trình sinh sống đã và đang có những tác động 2 mặt đến lớp vỏ. Con người tạo ra nhiều cảnh đẹp, ghi dấu ấn đậm nét của nền văn minh nhân loại. Nhưng con người cũng đang phá hủy đất mẹ, khiến Trái Đất lâm nguy, đe dọa tới môi trường sống của muôn loài.
? Trước vấn đề đó, em sẽ có những hành động nào để hạn chế các tác động tiêu cực lên lớp vỏ Trái Đất?
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân HS, thu phiếu chấm.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá ngoài cùng rắn chắc, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất
- Vai trò: 
+ Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên
+ Nơi sinh sống, phát triển của xã hội loài người
- Vỏ Trái Đất gồm 7 địa mảng nằm kế nhau tạo thành là: Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ôtxtrâylia, Nam Cực.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các địa mảng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát H.27/ SGK và một số hình ảnh tư liệu.
- GV giải thích thêm cho HS 1 số kí hiệu khó trên lược đồ:
+ Các địa mảng lớn được ghi tên cụ thể, các địa mảng nhỏ được đánh dấu bằng các số 1, 2, 3, 4.
+ Mũi tên chỉ hướng di chuyển của các địa mảng, xuất hiện khi hai địa mảng tách xa nhau.
+ Khi hai địa mảng xô vào nhau có kí hiệu đường nối liền màu đỏ.
(?) Hãy quan sát và nhận xét hình dạng của:
- Phía đông châu Mỹ với phía tây châu Âu, châu Phi.
- Phía bắc và đông bắc châu Phi với phía nam châu Âu và bán đảo Tiểu Á.
- Hình dạng của chúng chứng tỏ điều gì?
(?) Dựa vào SGK hãy cho cô biết, vỏ Trái Đất có phải là một khối liên tục không? Có cấu tạo bởi những địa mảng chính nào?
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về sự di chuyển của các địa mảng.
 (?) Vị trí các địa mảng có cố định không? Các địa mảng di chuyển như thế nào? Có mấy kiểu di chuyển giữa các mảng? Hệ quả của những kiểu di chuyển đó?
- GV mở rộng về lịch sử hình thành các địa mảng của trái đất bằng video minh họa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS độc lập quan sát SGK, hình ảnh minh họa của GV và xác định câu trả lời.
- HS tìm hiểu các địa mảng trên lớp vỏ và các hình thức di chuyển của các địa mảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Các khu vực trên khớp với nhau. Điều đó chứng tỏ các địa mảng này ngày trước dính liến với nhau.
+ Cấu tạo: vỏ Trái Đất gồm 7 địa mảng nằm kế nhau tạo thành là: Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ôtxtrâylia, Nam Cực.
+ Các địa mảng có thể di chuyển với tốc độ chậm ngay trên lớp trung gian.
+ Chúng có 3 cách tiếp xúc: tách xa nhau; xô chờm lên nhau; trượt bậc nhau...
+ Hệ quả: Khi 2 mảng tách xa nhau, vật chất tầng sâu sẽ trào ra hình thành vực sâu, sống núi dưới đại dương, gây động đất, núi lửa, sóng thần. 
+ Khi 2 mảng xô chờm lên nhau hoặc luồn xuống dưới nhau làm cho vật chất bị dồn ép hoặc bị dội lên thành núi, sinh ra núi lửa, động đất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV chốt bài:
+ Vỏ Trái Đất rất mỏng nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đó là nơi tồn tại mọi thành phần tự nhiên như địa hình, thuỷ văn, động thực vật, đất trồnglà nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người
+ Vỏ Trái Đất cấu tạo gồm các địa mảng. Các địa mảng có thể dịch chuyển rất chậm song đó là nguyên nhân làm xuất hiện các dãy núi,vực biển, động đất núi lửa.
+ Qua đó, ta thấy Trái Đất của chúng ta có cấu tạo rất phức tạp. Tìm hiểu về cấu tạo Trái Đất ta sẽ thêm hiểu, thêm yêu và có những hành động thiết thực để bảo vệ Trái Đất, giúp cho hành tinh xanh mãi là viên ngọc quý lấp lánh trong Hệ Mặt Trời. 
- Các địa mảng có thể dịch chuyển tách xa nhau, xô chờm vào nhau tạo núi, vực biển, động đất, núi lửa
C. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: HS khái quát kiến thức đã học
- PP/KT: giao việc, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy
- Phương tiện dạy học: SGK, vở ghi, sơ đồ tư duy
- Thời gian dự kiến: 2 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề.
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung – sản phẩm
- GV áp dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
- GV chiếu từ khóa bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 (?) Em hãy nhắc lại các đơn vị kiến thức trong bài học hôm nay? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS lần lượt trả lời về các đơn vị kiến thức bài học, qua đó hoàn thiện sơ đồ tư duy trên màn hình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân và nhóm HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
D. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: Phân dạng bài tập và định hướng làm một số bài tập 
- PP/KT: giao việc, trình bày 1 phút
- Phương tiện dạy học: bảng, phấn, giấy, bút
- Thời gian dự kiến: 7 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động 1: Vận dụng kiến thức, kỹ năng của bài để phân dạng và định hướng giải quyết các bài tập:
- Bài 1/SGK/33: Dạng bài lí thuyết: nêu kiến thức.
- Bài 2/SGK/33: Dạng bài lí thuyết: nêu kiến thức.
- Bài 3/SGK/33: Dạng bài thực hành: vận dụng kiến thức đã học vẽ sơ đồ cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức của bài để giải quyết các tình huống thực tiễn
GV chia lớp thành 3 nhóm, tiến hành thảo luận trong 5 phút, hoàn thiện bài tập sau:
Dựa vào bài tập 3/SGK/33, hãy vẽ lại cấu tạo bên trong của Trái Đất và dán các thông tin còn thiếu về lớp vỏ Trái Đất.
Vỏ Trái Đất
Trung gian
Lõi
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng: (3 phút)
- Tổ chức cho HS hát bài: “Trái Đất của chúng em”
- Học thuộc bài
- Làm VBT
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành: 
+ Tìm hiểu về các đại dương và sự phân bố của chúng trên Trái Đất
+ Tìm hiểu các lục địa và sự phân bố của chúng
PHỤ LỤC
Slide 1: Chào mừng
Slide 3:
Slide 6:
Slide 7:
Slide 8:
Slide 9:
Slide 10:
Slide 11:
Slide 12:
Slide 13:
Slide 14:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_12_bai_10_cau_tao_ben_trong_cua_tr.docx