Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 23: Sông và hồ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: thiết kế mô hình hệ thống sông và lưu vực sông.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường sông.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ sông ngòi Việt Nam.

- Hình ảnh sưu tầm về sông và các loại hồ.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh kể tên được các con sông và viết ra giấy lợi ích của sông.

+ Sông Hàm Luông, Sông Tiền, Sông Hậu,.

+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Kể tên các con sông ở địa phương nơi em sinh sống? Nêu lợi ích của sông?

Bước 2: Học sinh suy nghĩ và trả lời, Hs khác nhận xét.

Bước 3: Gv chuẩn xác, dẫn dắt vào bài mới.

 

docx 4 trang linhnguyen 5160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 23: Sông và hồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 23: Sông và hồ

Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 23: Sông và hồ
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: SÔNG VÀ HỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông.
- Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: thiết kế mô hình hệ thống sông và lưu vực sông.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường sông.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam.
- Hình ảnh sưu tầm về sông và các loại hồ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh kể tên được các con sông và viết ra giấy lợi ích của sông.
+ Sông Hàm Luông, Sông Tiền, Sông Hậu,..
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Kể tên các con sông ở địa phương nơi em sinh sống? Nêu lợi ích của sông?
Bước 2: Học sinh suy nghĩ và trả lời, Hs khác nhận xét.
Bước 3: Gv chuẩn xác, dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sông và lượng nước của sông (20 phút)
a) Mục đích:
b) Nội dung:
Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 71, 72 và quan sát hình 60 để tìm hiểu về sông và các bộ phận của sông..
Nội dung chính
1. Sông và lượng nước của sông
a. Sông
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Nguồn cung cấp nước là nước mưa, nước ngầm, băng tan.
- Lưu vực sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông.
- Hệ thống sông gồm dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lạị.
b. Lượng nước của sông
- Lưu Lượng: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây đồng hồ (m3/s)
- Sông có nhiều giá trị như: giao thông, thủy sản, cung cấp nước ngọt, bồi tụ phù sa,
- Tác hại: lũ lụt
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1. GV cho HS thời gian 2 phút, đọc SGK 2 đoạn đầu tiên và phát hiện các khái niệm:
Sông
Lưu vực sông
Phụ lưu
Chi lưu
Hệ thống sông 
- Bước 2. Gv gọi các HS trả lời nhanh các khái niệm ở bước 1; yêu cầu xác định chi lưu, phụ lưu trên hình 59. 
- Bước 3.
GV hỏi và định hướng cho HS: 
Đọc đoạn 1 trong SGK , em hãy cho biết tại sao nói “sông.được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng” rút ra kết luận về nguồn cung cấp nước. 
Lưu lượng nước sông là gì?
Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào điều kiện nào? Mùa nào nước chảy xiết, mùa nào chảy êm?
Dựa vào trang 71 so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng?
Hãy nêu những lợi ích và tác hại của sông.
Bước 3: Gv gọi một số Hs trả lời, Hs khác quan sát nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Gv chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hồ (15 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được khái niệm về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Phân loại được hồ. 
b) Nội dung:
Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 71, 72 và quan sát hình 60 để tìm hiểu và phân loại hồ.
Nội dung chính
2. Hồ
* Phân loại hồ: 
- Căn cứ vào tính chất của nước, hồ có 2 loại hồ: 
+ Hồ nước mặn.
+ Hồ nước ngọt. 
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành khác nhau. 
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)
+ Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: 
+ Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện. 
+ Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao cho HS nhiệm vụ, hình thành các cặp ngẫu nhiên 2 HS một cặp.
Nhiệm vụ : Đọc thông tin trong SGK cho biết :
+ Hồ là gì? ở địa phương em có hồ không?
+ Căn cứ phân loại hồ? 
+ Nguồn gốc hình thành hồ? Em biết những hồ nào ở Việt Nam?
+ Hồ nhân tạo là gì? 
+ Theo em, hồ có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người? 
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho hồ không bị ô nhiễm?
Bước 2: Hs tiến hành thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm theo cặp các cặp gần nhau trao đổi nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Bước 4: GV nhận xét chính xác hóa nội dung học tập
Bước 5 : GV mở rộng, liên hệ với vấn đề ở địa phương, môi trường học tập của học sinh
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học và quan sát hình ảnh để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát 2 hình ảnh về sông và hồ, dựa vào kiến thức bài học cho biết sông và hồ khác nhau như thế nào?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Trong vai một người tổ chức cho bạn bè một chuyến du lịch dọc theo sông Hồng để thăm làng gốm Bát Tràng em sẽ tổ chức cho các bạn mình đi vào thời gian nào trong năm ? Giải thích tại sao đi vào mùa đó ?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_bai_23_song_va_ho.docx