Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Quan sát, nhận xét, phân tích, giải thích, sử dụng tranh ảnh.
+ Xác định được các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh khí áp và gió trên Trái Đất, bản đồ thế giới.
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng số liệu để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra bảng số liệu về nhiệt độ, cấp gió ở một số địa phương, cho HS quan sát và hỏi: Các yếu tố này hằng ngày các em thường được nghe, thấy ở đâu?
Bước 2: HS quan sát bảng số liệu và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
GV từ thông tin đại chúng(chương trình dự báo thời tiết), hoặc từ tài liệu, sách báo cho các em thấy được khí áp và gió là một yếu tố của khí hậu. Để hiểu được khí áp là gì? Có các vành đai khí áp nào trên Trái Đất? Có mấy loại gió chính, phạm vi hoạt động của chúng như thế nào? Bài học hôm nay các em cùng cô tìm hiểu nội dung đó qua bài 19 “ Khí áp và gió trên TĐ”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: - Trình bày được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên TĐ. - Biết được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Quan sát, nhận xét, phân tích, giải thích, sử dụng tranh ảnh. + Xác định được các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh khí áp và gió trên Trái Đất, bản đồ thế giới. - Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng số liệu để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên đưa ra bảng số liệu về nhiệt độ, cấp gió ở một số địa phương, cho HS quan sát và hỏi: Các yếu tố này hằng ngày các em thường được nghe, thấy ở đâu? Bước 2: HS quan sát bảng số liệu và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. GV từ thông tin đại chúng(chương trình dự báo thời tiết), hoặc từ tài liệu, sách báo cho các em thấy được khí áp và gió là một yếu tố của khí hậu. Để hiểu được khí áp là gì? Có các vành đai khí áp nào trên Trái Đất? Có mấy loại gió chính, phạm vi hoạt động của chúng như thế nào? Bài học hôm nay các em cùng cô tìm hiểu nội dung đó qua bài 19 “ Khí áp và gió trên TĐ” 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên TĐ. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 50 kết hợp khai thác đoạn văn bản sgk trang 58 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất a. Khí áp: - Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp. - Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân. b. Các đai khí áp trên Trái đất - Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực + Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N + Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam) c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Khí áp là gì? - Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp. - Dụng cụ đo khí áp? Đơn vị tính? Khí áp kế/ đơn vị đo: mm thủy ngân. - Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào? + Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N + Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam) - Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên TĐ? + Phân bố từ xích đạo đến cực - Tại sao các đai khí áp không liên tục? + Do sự xen kẻ địa dương và lục địa. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, H50 (SKG) và kiến thức đã học cho biết: - Khí áp là gì? - Dụng cụ đo khí áp? Đơn vị tính? - Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào? - Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên TĐ? - Tại sao các đai khí áp không liên tục? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(nhóm đôi), trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu gió và các hoàn lưu khí quyển (20 phút) a) Mục đích: Trình bày được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió chính trên TĐ. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 51 kết hợp khai thác đoạn văn bản sgk trang 59 để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển a. Gió: - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng tạo ra. b. Các hoàn lưu khí quyển Loại gió Phạm vi gió thổi Hướng gió Tín phong Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ ở nửa cầu Bắc hướng ĐB, ở nửa cầu Nam hướng ĐN Tây ôn đới Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng TN, ở nửa cầu N, gió hướng TB Đông cực Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng ĐB, ở nửa cầu N, gió hướng ĐN c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi và hoàn thành bảng. Loại gió Phạm vi gió thổi Hướng gió Tín phong Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ ở nửa cầu Bắc hướng ĐB, ở nửa cầu Nam hướng ĐN Tây ôn đới Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng TN, ở nửa cầu N, gió hướng TB Đông cực Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng ĐB, ở nửa cầu N, gió hướng ĐN d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ Nghiên cứu mục 2 SGK cho biết: - Gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió? - Sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng càng lớn thì tốc độ của gió như thế nào? - Khi nào không có gió? * Liên hệ: Cho học sinh xem tranh ảnh(GV đưa ra một số tranh về ích lợi, tác hại của gió), và bằng hiểu biết của bản thân, cho biết gió có ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất và đời sống của con người? - Tìm hiểu các hoàn lưu khí quyển Quan sát tranh H51(SGK) cho biết: - Sự chuyển động của không khí giữa các đai áp cao, áp thấp tạo thành một hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là gì ? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa vào H51(SGK) hoàn thành nội dung trong bảng mẫu sau: (4’) Các nhóm cùng nội dung Loại gió phạm vi gió thổi Hướng gió Tín phong Tây ôn đới Đông cực - Tại sao gió tín phong và Tây ôn đới không thổi theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch phải(nửa cầu Bắc), lệch trái(nửa cầu Nam)? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm trao đổi kết quả Bước 3: Gọi 1 HS đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. GV: do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín phong và Tây ôn đới tạo thành 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất). 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Điền vào hình vẽ (hình vẽ trống vẽ trên bảng) các đai áp cao, áp thấp, các loại gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực Bước 2: HS điền trên bản trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Tìm hiểu thêm về ích lợi và tác hại của gió đối với sản xuất và đời sống con người trên TĐ Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_bai_19_khi_ap_va_gio_tren_t.docx