Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

- Biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ.

2. Năng lực

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc bảng chú giải.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định được kí hiệu và vị trí của chúng trên bản đồ.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, có ý thức tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

- Có sự vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, một số bản đồ: bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ hành chính Việt Nam

- Học sinh: SGK, vở ghi.

 

docx 7 trang linhnguyen 5980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng

Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 2: 
KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc bảng chú giải.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định được kí hiệu và vị trí của chúng trên bản đồ.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, có ý thức tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Có sự vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, một số bản đồ: bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ hành chính Việt Nam
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Mở đầu
Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về kí hiệu và chú giải trên bản đồ.
Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy cho biết tên thủ đô của nước ta. Thủ đô nước ta được kí hiệu như thế nào trên bản đồ?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát bản đồ để trả lời.
GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Báo cáo kết quả: GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời bằng NNKH.
Đánh giá kết quả: 
Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn.
GV đánh giá, kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Bản đồ địa lí được sử dụng để thể hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Làm sao để chúng ta có thể đọc hiểu được các nội dung, kí hiệu trên bản đồ? Để biết được điều này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Kí hiệu bản đồ và chú giải
Mục tiêu: HS biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
Nội dung: HS quan sát hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3 SGK tr.117-118 kết hợp kênh chữ SGK tr.117, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
Sản phẩm: Sản phẩm nhóm, HS trình bày bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát kênh hình và kênh chữ SGK tr.117-118, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: 
(?) Kí hiệu bản đồ là gì?
(?) Dựa vào hình 2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a, b, c, d tương ứng với nội dung các hình nào (1, 2, 3, 4).
(?) Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em hãy xác định bảng chú giải và kí hiệu.
Nhóm 2: 
(?) Cho biết kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, mỏ than? Xác định các lục địa có nhiều mỏ than trên bản đồ tự nhiên thế giới.
(?) Kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?
(?) Vì sao khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta cần tìm đọc bảng chú giải?
Phiếu học tập nhóm 1
Kí hiệu bản đồ là gì?
Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viếtmang tính quy ước để thế hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
Ghép hình tương ứng:
c
b
a
d
Xác định bảng chú giải và kí hiệu:
Bảng chú giải: bảng hình chữ nhật phía dưới bản đồ.
Kí hiệu: các hình vẽ, màu sắc, chữ viết nằm trong bảng chú giải.
Phiếu học tập nhóm 2
Giải mã kí hiệu: 
Than kí hiệu là hình vuông màu đen
Sắt kí hiệu là hình tam giác màu đen.
Trên bản đồ địa hình và sự phân bố một số mỏ sắt, mỏ than thế giới các lục địa có nhiều than gồm:
Á – Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Australia.
Kí hiệu dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận là:
Đường hình chữ i.
Tầm quan trọng của việc xem bảng chú giải, kí hiệu:
Kí hiệu giúp phân biệt sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong bảng chú giải của bản đồ.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát hình, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
HS chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
GV đánh giá tinh thần hoạt động nhóm của HS, đánh giá kết quả của sản phẩm và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
Hoạt động 2: Các loại kí hiệu bản đồ
Mục tiêu: HS biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ.
Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr.119 và mục “Em có biết”, suy nghĩ cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kênh chữ SGK tr.119 và hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập
Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ? Kể tên và ý nghĩa các loại kí hiệu đó.
Hệ thống kí hiệu bản đồ gồm 3 loại:
Kí hiệu điểm: biểu hiện sự phân bố theo những điểm riêng biệt. VD: mỏ khoáng sản, một sân bay, một cảng biển.
Kí hiệu đường: biểu hiện sự phân bố theo chiều dài. VD: đường ranh giới quốc gia, đường giao thông, sông ngòi,
Kí hiệu diện tích: biểu hiện sự phân bố theo diện tích. VD: đất trống rừng, đầm lầy, vùng trồng lúa...
Hãy phân loại các kí hiệu dưới đây:
Kí hiệu điểm
Kí hiệu đường
Kí hiệu diện tích
Kí hiệu điểm
Kí hiệu diện tích
Kí hiệu diện tích
Kí hiệu điểm
Kí hiệu đường
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, hoàn thành phiếu học tập.
GV quan sát, hỗ trợ khi có yêu cầu.
Báo cáo kết quả: GV mời 1-2 HS chia sẻ phiếu học tập.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét, bổ sung cho bạn.
GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức.
Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức của bài học.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học vào để làm bài tập.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 SGK tr.118 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định độ cao của đỉnh Everest, độ sâu của vực Mariana.
Câu 2: Tìm trên bản đồ dãy núi Rocky.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời.
GV quan sát, hỗ trợ khi cần.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu mỗi HS trả lời 1 câu.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét, chỉnh sửa (nếu có) câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, đánh giá kĩ năng xác định trên bản đồ của HS.
Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3 SGK tr.118 và vận dụng kiến thức đã học, hãy xác định kí hiệu và vị trí của sân bay Nội Bài.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS dựa vào hình 2.3, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Dự kiến sản phẩm:
+ Kí hiệu thể hiện sân bay nội bài là hình thu nhỏ của 1 chiếc máy bay màu đỏ.
+ Vị trí sân bay nội bày là nằm ở huyện Sóc Sơn, thủ đô Hà Nội.
Báo cáo kết quả: GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại quan sát, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) câu trả lời của bạn.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_2_ki_hieu_va_chu_giai_tren_mot_so_b.docx