Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức : Giúp hs củng cố kiến thức về văn bản Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten( Hi-pô-lít Ten)

2. Kỹ năng:

- Củng cố lại kĩ năng đọc và phân tích một văn bản nghị luận

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận chứng trong văng nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng

3. Thái độ, phẩm chất:

- Giáo dục thái độ yêu sách, trân trọng sách, ham mê đọc sách.

- Giáo dục cách đối sánh trong văn nghị luận

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề- Năng lực sáng tạo- Năng lực hợp tác- năng lực tự quản bản thân- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ văn học.

 

docx 252 trang linhnguyen 21/10/2022 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2
hơn.
- Trong tình hình đất nước hiện nay có ý nghĩa quan trọng:
+ Đất nước đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt,đau thương → vẫn vững vàng vượt mọi sóng gió, phát triển không ngừng.
+ Hiện tại vẫn phải đối mặt với thiếu thốn về vật chất, khó khăn về kinh tế, sự lăm le nhòm ngó chủ quyền dân tộc của các thế lực thù địch  → kiên cường, giữ vững ý chí, niềm tin, bảo vệ chủ quyền dân tộc và đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.
- Suy nghĩ, hành động: khâm phục, tự hào, tiếp nối phát huy truyền thống, học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe  để trở thành công dân có ích 
Tiết 2: 
Chia lớp thành 4 nhóm học tập:
Nhóm 1,2 làm phiếu học tập số 1
Nhóm 3,4 làm phiếu học tập số 2
Thời gian: 20 phút
Các nhóm đổi bài
Giáo viên sửa bài, các nhóm chấm theo biểu điểm.
Giáo viên có thể giao phiếu1 cho học sinh về làm trước ở nhà. Đến lớp, gv sửa, hs trao đổi bài, chấm điểm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
a. Nêu thông tin về tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.
b. Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.
c. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa thu trên làng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam qua khổ thơ trên.
 Gợi ý:
aa. HS nêu một vài thông tin về tác giả Hữu Thỉnh:
- Sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. 
- Một số tác phẩm: Âm vang chiến hào; Đường tới thành phố; Từ chiến hào đến thành phố
b. - Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa sương chùng chình
- Tác dụng: nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả sương di chuyển chậm chạp, nhẹ nhàng. Sương giăng mắc khắp không gian làng xóm. Sương như một thiếu nữ duyên dáng, thong thả bước vào ngưỡng cửa mùa thu, rất yểu điệu như đang đợi chờ, đang lưu luyến nửa ở, nửa đi, lưu luyến vấn vương khi đi qua ngõ nhà ai.
c. 
Mở bài 
 Nêu chính xác và ngắn gọn: 
- Thông tin về tác giả Hữu Thỉnhvà tác phẩm “Sang thu”.
- Nêu cảm nhận khái quát về khổ thơ: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về bức tranh giao mùa trong không gian gần và hẹp, tại một vườn tược xóm thôn.(Trích dẫn khổ thơ).
Thân bài: 
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ
Vẻ đẹp của khổ thơ là vẻ đẹp trong cảm cảm nhận của tác giả trước những tín hiệu báo thu về ở một không gian nhỏ hẹp tại một vườn tược xóm thôn: 
 Sang thu ở đây là chớm thu, là thiên nhiên lúc giao mùa, mùa hạ chưa qua mà mùa thu chỉ có những tín hiệu ban đầu. Trước sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới nhận ra được.
- Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
+ HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh hương ổi: Hương ổi là tín hiệu đầu tiên của mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh. Đây cũng là điểm mới đầu tiên khi viết về mùa thu, khác với thơ xưa, nay thường miêu tả tín hiệu của thu về bằng sắc vàng, bằng hương cốm, lá sen hay nồng nàn hương hoa sữa. Hương ổi là một mùi hương của làng quê thôn dã, giản dị, mộc mạc mà thân quen. Đây là lần đầu tiên mùi hương ổi đi vào trong thơ ca ngọt ngào và tự nhiên đến vậy.
+ Học sinh phân tích cái hay của động từ phả mà tác giả sử dụng để miêu tả mùi hương ổi: Đây là một động từ mạnh làm cho hương ổi như sánh lại, quyện lại bung tỏa mạnh mẽ vào hơi gió se (làn gió từ lâu được coi là đặc trưng của hồn thu Bắc Bộ) làm cho cái ấm và cái lạnh giao nhau, làm ấm nồng cả không gian cảnh vật.
- Nếu hai câu đầu diễn tả cảm giác chưa hẳn đủ tin thì hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh huyền ảo
+ Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh sương với nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình:
 - Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình vừa diễn tả chính xác đặc trưng của làn sương mùa thu vừa có tác dụng gợi hình và gợi tình. Làn sương mùa thu như một nàng thiếu nữ duyên dáng, yểu điệu thướt tha với tâm trạng ngập ngừng, bịn rịn, bâng khuâng khi bước sang ngưỡng cửa của mùa thu.
+ Bức tranh mùa thu được cảm nhận bằng khứu giác, thị giác và xúc giác, từ những gì vô hình, mờ ảo, nhỏ hẹp và gần.
- Khổ thơ còn cho ta thấy tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi chợt nhận thu về:
+ Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua từ bỗng (một thoáng giật mình bối rối), qua từ hình như (một chút mơ hồ mong manh, một sự đoán nhận chưa chắc chắn). Mùa thu yên bình đầu tiên đến với người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh khiến nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng, một sự ngỡ ngàng mà dường như đã đợi từ lâu lắm. 
+ Qua đó, người đọc thấy được tình yêu làng quê tha thiết và tâm hồn nhạy cảm của tác giả.
Đánh giá: 
- Nội dung
- Nghệ thuật
Kết bài 
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
- Bài học liên hệ
Bài tập 2:
Hoạt động cá nhân :20 phút
Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã viết:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ.
b. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “dềnh dàng” và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ trong dòng thơ “Sông được lúc dềnh dàng”?
c. Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu ở một không gian cao rộng, nhiều tầng bậc trong khổ thơ thứ hai bài thơ “Sang thu”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán.
d. Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ “Sang thu” (ghi rõ tên tác giả).
- GV chốt kiến thức
a. Hoàn cảnh sáng tác: 1977, đất nước vừa hòa bình, thiên nhiên bắt đầu sang thu. 
Mạch cảm xúc: Bất ngờ ngỡ ngàng - say sưa ngắm nhìn - trầm ngâm suy ngẫm 
Giải nghĩa từ: Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả.
Hiệu quả:
Gợi tả dòng sông khi sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như mùa hè mưa lũ mà chậm chạp, thong thả trôi. 
Gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghĩ, trầm tư về những trải nghiệm đã qua. 
Cảnh vật được nhân hóa, trở nên sống động, có hồn. 
c. 
- Không gian rộng mở vừa cao vời, vừa khoáng đạt
- Nghệ thuật nhân hóa, đối: hình ảnh dòng sông, cánh chim -> gợi tả những động thái trái chiều nhau của sự vật nhưng cũng rất đặc trưng cho cảnh sắc sang thu. Song điều thú vị ở đây là: sự vật được cảm nhận ở thời điểm mới chớm (“bắt đầu”), nghĩa là chưa định hình, chưa thu hẳn-> hồn thơ tinh tế, nhạy cảm.
- Hình ảnh đám mây : nhân hóa -> chữ “vắt” đã làm lạ hóa.
- Gợi hình ảnh lãng mạn: đám mây như một tấm khăn voan trong suốt, nhẹ nhàng buông lơi giữa bầu trời.
- Hữu hình hóa bước đi của thời gian: một chữ “vắt” mà làm hiện hình cả khoảnh khắc sang thu, khiến đám mây trở thành nhịp cầu thời gian duyên dáng, yểu điệu nối giữa hai mùa.
- Gợi được tình người: dùng dằng, bịn rịn, nửa như lưu luyến mùa hè đầy nắng nửa như rộng mở để đón nhận vẻ tươi mát mơ mộng của mùa thu.
- Tình người sang thu: xao xuyến, say sưa trước cảnh đẹp của vạn vật.
- Những liên tưởng của Hữu Thỉnh rất mới mẻ và độc đáo.
d. Ánh trăng – Nguyễn Duy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã viết:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ.
b. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “dềnh dàng” và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ trong dòng thơ “Sông được lúc dềnh dàng”?
c. Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu ở một không gian cao rộng, nhiều tầng bậc trong khổ thơ thứ hai bài thơ “Sang thu”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán.
d. Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ “Sang thu” (ghi rõ tên tác giả).
 Gợi ý:
a. Hoàn cảnh sáng tác: 1977, đất nước vừa hòa bình, thiên nhiên bắt đầu sang thu. 
Mạch cảm xúc: Bất ngờ ngỡ ngàng - say sưa ngắm nhìn - trầm ngâm suy ngẫm 
b.	Giải nghĩa từ: Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả.
Hiệu quả:
Gợi tả dòng sông khi sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như mùa hè mưa lũ mà chậm chạp, thong thả trôi. 
Gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghĩ, trầm tư về những trải nghiệm đã qua. 
Cảnh vật được nhân hóa, trở nên sống động, có hồn. 
c. 
- Không gian rộng mở vừa cao vời, vừa khoáng đạt
- Nghệ thuật nhân hóa, đối: hình ảnh dòng sông, cánh chim -> gợi tả những động thái trái chiều nhau của sự vật nhưng cũng rất đặc trưng cho cảnh sắc sang thu. Song điều thú vị ở đây là: sự vật được cảm nhận ở thời điểm mới chớm (“bắt đầu”), nghĩa là chưa định hình, chưa thu hẳn-> hồn thơ tinh tế, nhạy cảm.
- Hình ảnh đám mây : nhân hóa -> chữ “vắt” đã làm lạ hóa.
- Gợi hình ảnh lãng mạn: đám mây như một tấm khăn voan trong suốt, nhẹ nhàng buông lơi giữa bầu trời.
- Hữu hình hóa bước đi của thời gian: một chữ “vắt” mà làm hiện hình cả khoảnh khắc sang thu, khiến đám mây trở thành nhịp cầu thời gian duyên dáng, yểu điệu nối giữa hai mùa.
- Gợi được tình người: dùng dằng, bịn rịn, nửa như lưu luyến mùa hè đầy nắng nửa như rộng mở để đón nhận vẻ tươi mát mơ mộng của mùa thu.
- Tình người sang thu: xao xuyến, say sưa trước cảnh đẹp của vạn vật.
- Những liên tưởng của Hữu Thỉnh rất mới mẻ và độc đáo.
d. Ánh trăng – Nguyễn Duy
Tiết 3:
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Những cảm nhận tinh tế trong khoảnh khắc giao mùa qua bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
 Học sinh hoạt động cá nhân: lập dàn bài cho đề văn
Viết đoạn văn cho luận điểm 3
- GV chốt kiến thức
MB: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nội dung nghị luận: cảm nhận tinh tế trong khoảnh khắc giao mùa được thể hiện trong bài thơ.
TB:
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua chuyển biến của cảnh vật. Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến dàn dần rõ nét:
Khổ 1:
Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là hương ổi phả vào trong gió se lạnh.
+ Hương ổi được hữu hình trong Sang thu là một cái mới trong thơ, đậm màu sắc dân dã.
+ Phả: bốc mạnh và tỏa ra thành luồng. Gợi cho người đọc những liên tưởng sâu sắc về màu sắc, về hương thơm từ những trái ổi chin. Vì gió thu se lạnh nên hương ổi càng thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.
“Sương thu”: chứa đầy tâm trạng “chùng chình” như cố ý làm chậm để kéo dài thời gian. Hình ảnh nhân hóa diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về.
Từ “bỗng”: biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên, “hình như” : phán đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt được phát hiện và cảm nhận.
Khổ 2: không gian nghệ thuật của bức tranh sang thu được mở rộng ở chiều cao và độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và mây trôi, ở chiều dài của dòng sông.
Sông “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp.
Chim “vội vã”. 
Hai câu thơ đối nhau nhịp nhàng với hai hình ảnh đối lập. Đó là sự khác biệt của vạn vật trong khoảnh khắc giao mùa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị.
Động từ “vắt”: đám mây như kéo dài ra và vắt lên, đặt ngang bầu trời, buông thõng xuống. Cách miêu tả độc đáo, dùng từ đầy sáng tạo.
> sự rung động tinh tế của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên giao mùa. Nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu với những hình ảnh thân quen, giản dị, tươi tắn, sống động.
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa và những suy ngẫm về cuộc đời 
Nắng, mưa, sấm là những hiện tượng thiên nhien trong thời điểm giao mùa.
Các từ: “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “bớt bất ngờ”.
Những hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ giảm dần, nhường chỗ cho sắc thu ngày càng rõ nét; nắng vẫn còn, nhưng mưa nhỏ và ít đi, sấm bớt và nhỏ dần, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã bao mùa thay lá.
Sấm, hàng cây đứng tuổi: là ẩn dụ tạo nên ý nghĩa sâu xa hơn, gợi cho người đọc biết bao suy tư về cuộc sống, về con người.
KB: Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, trong sáng nên thơ của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Bài thơ đã đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.
Bài viết tham khảo
 Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc của thơ ca nhạc họa bao đời nay. Chúng ta từng bắt gặp một mùa thu thôn quê Việt Nam với ‘Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao’ trong thơ của Nguyễn Khuyến, một mùa thu với “Lá mơ phai dệt nắng vàng” của Xuân Diệu. Và đây Hữu Thỉnh cũng dè dặt đóng góp một góc thu quê mộc mạc với bài “Sang thu”, một bài thơ xinh xắn với những cảm nhận tinh tế, bâng khuâng trong khúc giao mùa cuối hạ sang thu.
 Mở đầu khúc giao mùa là những tín hiệu nhẹ nhàng, thân thuộc đến bất ngờ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
 Tín hiệu đầu tiên khi trời đã sang thu mà tác giả cảm nhận được đó là hương ổi phả trong gió se. Có người cảm nhận mùa thu sang từ hương cốm nếp thơm nồng của đất trời tinh tế, có người lại thấy mùa thu hiện hữu bằng những quả hồng nhỏ như những chiếc đèn lồng tí hon lúc lỉu trên cành. Còn Hữu Thỉnh, ông đến với mùa thu bằng hương vị dân dã của trái ổi quê. Cái cảm giác ấy đến thật bất chợt qua từ “bỗng” một trạng thái bất ngờ không hẹn trước. Mùa thu sang trái ổi căng tròn ngày nào bắt đầu chuyển sang giai đoạn chín. Hương ổi nồng nàn trong vườn nhà ai thật quyến rũ đậm đà hương vị quê hương, bình dị mà vô cùng đơn sơ. Động từ “phả” được sử dụng tinh tế gợi cảm. Cũng là lan tỏa, cũng là thổi vào nhưng với động từ phả ta có cảm giác như hương ổi nơi góc vườn nhẹ nhàng, quấn quýt trong làn gió se lạnh chớm thu, gợi cảm giác ấm áp, gần gũi mà thân quen lạ thường!
 Hương vị mùa thu thật nhẹ nhàng, thoang thoảng nhưng chưa đủ lãng mạn nếu thiếu đi làn sương mỏng manh ban mai:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
 Một tín hiệu nữa khi mùa thu về trong cảm nhận của Hữu Thỉnh đó là làn sương mỏng chùng chình qua ngõ. Tính từ cũng là từ láy tượng hình “chùng chình” đã góp phần bộc lộ được nét duyên dáng của mùa thu qua làn sương sớm. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng rất tinh tế mà cũng thật tự nhiên. Làn sương trong sớm thu về giống như một người con gái yểu điệu, duyên dáng, nhẹ nhàng lướt qua làng quê, ngõ xóm mang hơi thở của đất trời trong trẻo, thanh thoát biết bao nhiêu. Nàng thu khoác lên mình chiếc áo choàng bằng hơi sương mỏng manh, đầy quyến rũ, cứ chùng chình nửa đi nửa ở khiến cho lòng người say đắm bâng khuâng và những cảm nhận bỗng trở nên không rõ rệt: “hình như thu đã về”. Trạng thái hồ nghi qua tình thái từ “hình như” cũng thật dễ hiểu bởi các tín hiệu chuyển mùa còn mơ hồ chưa thật rõ nét. Mới chỉ là hương ổi thơm nồng nàn từ góc vườn nhà ai thoang thoảng trong làn gió se lạnh. Mới chỉ là làn sương mỏng nhẹ quấn quýt bước chân người. Dường như thu đến lại dường như chưa, vừa như thực vừa như hư... Sự cảm nhận chưa thật rõ ràng ấy tạo nên nét bâng khuâng rất đáng yêu của tâm trạng. Và chính những điều đó tạo nên sự tinh tế trong thơ Hữu Thỉnh.
 Từ hương ổi, gió se, rồi làn sương mỏng manh giăng mắc chốn làng quê, tầm mắt của nhà thơ đã đưa người đọc đến một không gian mênh mang, cao rộng, trong trẻo của mặt đất và bầu trời:
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
Các tín hiệu chuyển mùa khổ 2 đã trở nên rõ rệt hơn. Một lần nữa biện pháp nghệ thuật nhân hóa được tác giả sử dụng thật tinh tế. Sang thu, không còn những cơn mưa rào ào ạt của mùa hạ, chính vì vậy mà dòng sông thu cũng như chảy chậm lại, dòng nước lững lờ, chầm chậm, nhẹ nhàng trôi như in bóng mây trời xanh ngắt. Dòng nước trong vắt khiến cho ta có cảm giác với nhìn tận đáy. Lại một lần nữa nhà thơ khéo léo sử dụng tính từ cũng là từ láy gợi hình “dềnh dàng”. 
Cái “dềnh dàng” của dòng sông cũng là một nét thu duyên dáng thật đáng yêu. Bức tranh thiên nhiên khi thu về dường như đẹp hơn bởi thấm đượm cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian. Sông thì như thế còn những con chim thì lại bắt đầu “vội vã”. Thu về những làn gió cũng đã mang theo hơi hướng lành lạnh và dù cái lạnh chưa thật rõ nét nhưng cũng đủ đàn chim vội vã hơn bay đi tìm chút hơi ấm phương Nam xa xôi. Hai từ láy “dềnh dàng” và “vội vã” chỉ hai trạng thái đối ngược nhau lại được kết hợp rất khéo léo và hài hòa trong hai câu thơ. Nhưng chắc có lẽ bức tranh thu trở nên kết đọng hơn, bừng lên khác lạ là hình ảnh:
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu
 Đám mây được nhà thơ nhân hóa như mang tình người, hồn người. Động từ “vắt” thật hết sức tinh tế, nhạy cảm và khéo léo. Hạ chưa qua hết mà thu đã về, đám mây bồng bềnh trên bầu trời cao kia dường như cũng có cái chùng chình của làn sương sớm, có cái dềnh dàng của dòng sông trôi, để rồi chỉ vắt nữa mình sang thu, còn nửa kia vẫn mang rơi rớt cái hơi hướng của mùa hạ. Câu thơ đưa người đọc đến những liên tưởng thật thú vị. Đám mây nhẹ nhàng, thanh thoát cuối trời hệt như một tấm khăn voan mỏng của thiếu nữ ngập ngừng chỉ vắt nửa mình sang thu. Đến cảnh vật thiên nhiên còn xao xuyến, bâng khuâng trước sự chuyển biến nhẹ nhàng và tinh tế của đất trời uống chi là con người. Cảm nhận của Hữu Thỉnh thật vô cùng tinh tế. Một lần nữa tâm trạng xao xuyến bâng khuâng của tác giả thổi vào từng câu từng chữ một cách chính xác, tài hoa khiến bức tranh sang thu nơi làng quê thật sinh động và giàu sức gợi tả.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi
 Thiên nhiên sang thu tiếp tục được gợi ra bằng những hình ảnh đặc trưng của thời tiết. Nắng thu vẫn còn nhiều, dù không gay gắt, chói chang như mùa hè nhưng cái nắng cũng đủ rót mật nơi làng quê. Mưa không ào ạt, dữ dội như mùa hè mà đã vơi dần. Chỉ là những hiện tượng thời tiết theo quy luật của thiên nhiên thôi nhưng phải có một con mắt quan sát tinh tế, một tâm hồn giao hòa với đất trời mới có thể cảm nhận được. Vào thu, mưa ít đi , sấm nhỏ, thưa hơn không đột ngột vang rền những tia sét tia chớp xé rách bầu trời như hồi tháng sáu tháng bảy nữa. Một hiện tượng thiên nhiên thời tiết bình thường theo quy luật của thiên nhiên được đưa vào thơ một cách nhẹ nhàng đầy ý vị. Nhưng thú vị hơn cả có lẽ là hình ảnh nhân hóa sấm bớt bất ngờ và hàng cây đứng tuổi. 
 Hàng cây nhìn như già đi, không còn giật mình vì tiếng sấm bất ngờ nữa. Cảnh vật thời tiết đã thực sự thay đổi rồi. Không chỉ là nhân hóa mà đó còn là hình ảnh ẩn dụ hàm ẩn những ý nghĩa sâu xa hơn, gợi cho người đọc biết bao suy tư về cuộc sống, về con người. Hàng cây cũng như con người đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên vững vàng bình tĩnh hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ cuối bài không chỉ đơn thuần là tả cảnh sang thu mà còn chất chứa biết bao chiêm nghiệm về cuộc sống và con người. Có lẽ vậy mà câu thơ mang hơi thở nồng nàn của đất trời khi chuyển mùa xong vẫn có chiều sâu của triết lý về cuộc đời.
 Bức tranh sang thu được cảm nhận bằng nhiều giác quan: khứu giác, xúc giác, cảm giác... nên có hương vị, đường nét, hình khối những chuyển biến tinh tế theo thời gian. Bằng sự sáng tạo nhiều hình ảnh thơ mới lạ, gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu như: gió heo may, sương khói, hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng thú vị. Với nghệ thuật ngôn ngữ chính xác tài hoa: các từ láy, các từ ngữ gợi tả gợi cảm... Sang thu thực sự là một bức tranh xinh xắn, đẹp đẽ, lãng mạn đầy tâm trạng, mà ở đó, con người mở lòng mình như tha thiết đón chào, nồng nàn, say sưa hòa cùng đất trời tạo nên sự giao cảm tuyệt vời. Đó chính là tiếng lòng ấm áp gửi gắm bao tình cảm quê hương đất nước nồng hậu thiết tha của tác giả.
 Đọc sang thu con người dù tâm hồn khô cằn, chai sạn đến đâu cũng rung lên những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, nhẹ nhàng, đáng yêu. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx