Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại

I- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, GIA ĐÌNH, THỜI ĐẠI

1. Tác giả

 - Nguyễn Du (1965 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

 - Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

 - Nguyễn Du từ nhỏ có cuộc sống sung sướng, thông minh, giỏi văn chương. Nhưng lên 9 tuổi mồ côi cha và 12 tuổi mồ côi mẹ, cuộc sống của Nguyễn Du có nhiều biến đổi, phải sống tự lập từ đây.

 - Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm đồng cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhan đạo chủ nghĩa lớn.

2. Gia đình.

 - Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, vừa là nhà nghiên cứu sử học vừa là nhà văn, nhà thơ và làm đến chức tế tướng trong triểu. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản là người tài hoa, rất giỏi thơ phú, từng làm quan to dưới Triều Lê – Trịnh.

 - Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân bình dân, người xứ Kinh Bắc giỏi nghề ca xướng, là vợ thứ 3 và ít hơn chồng 32 tuổi. Từ thuở nhỏ, Nguyễn Du đã chịu nhiều ảnh hưởng của người mẹ.

3. Thời đại

 Nguyễn Du sống vào cuối Triều Lê đầu triển Nguyễn. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối. Nông dân nổi dạy nhiều nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

4. Sự nghiệp văn học

 Nguyễn Du để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc gồm những tác phẩm bằng chứ Hán và chữ Nôm:

 - Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.

 - Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiểu, văn chiệu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trưởng Lưu.

 

doc 57 trang linhnguyen 17/10/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại
uân. Đó là nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội của người Việt.
b) Suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay
	Từ không khí lễ hội du xuân trong thơ Nguyễn Duy gợi cho chúng ta suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay.
	- Lễ hội mùa xuân hôm nay vẫn tiếp nối những nét đẹp truyền thống từ xa xưa:
	+ Thời gian lễ hội : Ba tháng mùa xuân.
	+ Lễ hội diễn ra ở cả ba miền: Nơi nào cũng có những lễ hội đặc sắc tiêu biểu: lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội, lễ Cầu Ngư của những người dân vùng biển miền Trung, Miền Nam,
	+ Người đi lễ hội không chỉ du xuân ngắm cảnh đẹp mà còn cầu mong cho cuộc sống an vui, tốt lành.
	+ Ngày nay, trong tiết Thanh minh chúng ta vẫn đi viếng mộ, đốt nhang, tiền vàng cho người thân đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.
	- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện một số mặt trái.
	+ Một số tệ nạn : mê tín di đoan, lợi dụng lễ hội để phục vụ lợi ích cá nhân,
	- Người đi lễ hội nhiều khi có hành động thiếu văn hóa: cướp lộc, chen lấn xô đẩy, ăn mặc phản cảm, vứt rác bừa bãi,
	- Bài học: Trân trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc qua những lễ hội mùa xuân nói riêng và lễ hội nói chung.
3. Kết đoạn: Tóm lại, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tỉnh yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã gợi lại cảnh lễ hội mùa xuân tươi đẹp, cuốn hút, ông đã làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc trong những lễ hội mùa xuân hôm nay.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây”
1. Chép tiếp các câu thơ còn lại của bài
2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ đó.
3. Chúng ta đều biết “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người vậy mà Nguyễn Du lại viết “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
4. Tâm trạng của con người được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật nào? Nêu nhận xét của em về những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “| Cảnh ngày xuân”.
 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, có sử dụng thành phần biệt lập và một phép liên kết câu( gạch chân )?
GỢI Ý:
1.
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
( Cảnh ngày xuân)
2. Tả cảnh chị em Thuys Kiều khi du xuân trở về.
3. Từ “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng Nguyễn Du đã sử dụng cho việc diễn tả cảnh vật. Điều này cho thấy cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên và nhuốm màu tâm trạng của con người. Cảm giác một ngày vui đang còn mà đã linh cảm một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, những dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng.
4. Tâm trạng của con người được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cảnh hoàng hôn với dòng nước, nhịp cầu nho nhỏ, khung cảnh “ thanh thanh” gợi buồn, như thấm cả những suy tư của con người. Nguyễn Du đã mượn cảnh vật để khám phá những rung động tinh tế trong tâm hồn người.
Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”: từ ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng hiệu quả bút pháp chấm phá, điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình và các biện pháp tu từ so sánh, đảo ngữ.
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, có sử dụng thành phần biệt lập và một phép liên kết câu( gạch chân )?
* Mở đoạn: Đoạn thơ trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước, của Nguyễn Du đã miêu tả cảnh du xuân trở về của chị em Thúy Kiều.
* Thân đoạn:	
- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu. Ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian, không gian, không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui, náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lam dần.
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Từ “thơ thẩn” có sức gợi tả rất lớn, chị em Thúy Kiều ra về trong bần thần, nuối tiếc.
- “Dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ nỗi buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày du xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ thiết tha với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.
- Đoạn thơ hay bởi sử dụng các bút pháp cổ điển, tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình.
* Kết đoạn: Tóm lại, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tình yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của hai chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về.
B) DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
	Đề : Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
1. Mở bài1. Mở bài: Cần nêu được:
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu văn bản.
- Nêu vấn đề nghị luận.
Tham khảo mở bài: 
	- Truyện Kiều được đánh giá là tác phẩm đạt tới đỉnh cao về nội dung và nghệ thuật.
	- Điều đó chứng tỏ tài năng sáng tạo nghệ thuật và cái tâm của một nghệ sĩ, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Nguyễn Du. Nghệ thuật tả cảnh, tả người trong Truyện Kiều được xem là đặc sắc nhất.
2. Thân bài
a) Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
	- Sử dụng bút pháp truyền thống trong văn chương cổ điển, bút phúp ước lệ chấm phá gợi tả hoặc tả cảnh ngụ tình.
	- Tả cảng để làm nổi bật tâm trạng nhân vật, thông qua tả cảnh để miêu tả tâm li nhân vật. Dẫn chứng: tâm trạng náo nức xốn xang của người đi dự lễ hội du xuân, cảnh Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích,
	- Trong khi tả cảnh thiên nhiên, Nguyễn Du đã tạo ra những bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thơ ca. Điều đó cho thấy khả năng nghệ thuật và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của Nguyễn Du. Dẫn chứng: Cảnh ngày xuân, Kiều ở Lầu Ngưng Bích,
	b) Bút pháp tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
	- Sử dụng bút pháp tả thực và ước lệ : 
	+ Tả thực: Dùng cho loại nhân vật phân diện như : Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến,
	+ Ước lệ : thường dùng đối với các nhân vật chính diện như : Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải,
	- Trong khi tả người, nhà thơ đã thể hiện yêu ghét rạch ròi, phân minh:
	+ Ghét cái xấu, cái ác, khinh bỉ cái tầm thường, vô đạo; khinh bỉ khi miêu tả diện mạo trai lơ và bản chất con buôn, vô học của Mã Giám Sinh; ghe tởm Tú Bà nanh nọc, độc ác; vạch trần Sở Khanh trơ trẽn, lừa lọc; chê trách Hoạn Thư xảo trá, nham hiểm,
	+ Trân trọng, yêu mến cái đẹp, người tài: dùng những ngôn từ đẹp đẽ nhất để ca ngợi tài sắc chị em Thúy Kiều, cảm phục Từ Hải,...
	- Nhà thơ đã tạo ra những điển hình văn học có tính khái quát cao, có sức sống muôn đời: Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư,
3) Kết bài 
	- Tuyện Kiều đã thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du
	- Tài năng nghệ thuật Nguyễn Du có cơ sở từ sự tiếp thu những tinh hoa trong văn chương cổ điển, văn hóa dân gian và khả năng sáng tạo của nhà thơ, hơn hết là xuất phát từ cái tâm của một nghệ sĩ lớn đối với con người và cuộc sống.
C) DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
`Đề 1 : Trong cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã làm tái hiện lại không khí lễ hội du xuân qua đoạn thơ sau: 
 Thanh minh trong tết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tứ giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm,
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
	Từ lễ hội du xuân ở thế kỉ XIX, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lễ hội mùa xuân hiện nay.
1. Mở bài
	- Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du cũng như của văn học Việt Nam.
	- Nằm ở phần đầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước, đoạn trích cảnh ngày xuân đã miêu tả bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng của tiết Thanh minh. Qua đó, người đọc cảm nhận được nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nét đẹp ấy vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay.
2. Thân bài
a) Lễ hội mùa xuân trong thơ Nguyễn Du
	- Những câu thơ đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã mở ra một không gian nền tuyệt đẹp của mùa xuân, để nổi lên không khí của lễ hội mùa xuân.
	- Lễ hội Thanh minh diễn ra trong tháng ba, có.
	+ Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, đốt nhang, biếu tiền vàng cho người thân đã khuất để thể hiện tình cảm của người đang sống luôn nhớ tới người đã khuất. Đây là nét đẹp tâm linh của người Việt.
	+ Hội đạp thanh: Du xuân trên đồng cỏ xanh để ngắm cảnh: 
	- Không khí của lễ hội: đông vui, tưng bừng, náo nức như đàn chim yến, chim oanh.
	- Người đi lễ hội: trên con đường nhộn nhịp, ngựa xe như nước chảy, người đi lễ hội là những chàng trai, cô gái đẹp. Trong đó có cả chị em Thúy Kiều.
	Bằng một loạt các từ láy, từ ghép hai âm tiết là danh từ, động từ, tính từ ở mức độ dàu đặc, kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhà thơ đã làm sống dậy không khí lễ hội du xuân. Đó là nét đẹp truyền thkoongs văn hóa lễ hội của người Việt.
b) Suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay
	Từ không khí lễ hội du xuân trong thơ Nguyễn Duy gợi cho chúng ta suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay.
	- Lễ hội mùa xuân hôm nay vẫn tiếp nối những nét đẹp truyền thống từ xa xưa:
	+ Thời gian lễ hội : Ba háng mùa xuân.
	+ Lễ hội diễn ra ở cả ba miền: Nơi nào cũng có những lễ hội đặc sắc tiêu biểu: lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội, lễ Cầu Ngư của những người dân vùng biển miền Trung, Miền Nam,
	+ Người đi lễ hội không chỉ du xuân ngắm cảnh đẹp mà còn cầu mong cho cuộc sống an vui, tốt lành.
	+ Ngày nay, trong tiết Thanh minh chúng ta vẫn đi viếng mộ, đốt nhang, tiền vàng cho người thân đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.
	- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện một số mặt trái.
	+ Một số tệ nạn : mê tín di đoan, lợi dụng lễ hội để phục vụ lợi ích cá nhân,
	- Người đi lễ hội nhiều khi có hành động thiếu văn hóa: cướp lộc, chen lấn xô đẩy, ăn mặc phản cảm, vứt rác bừa bãi,
	- Bài học: Trân trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc qua những lễ hội mùa xuân nói riêng và lễ hội nói chung.
3. Kết luận
	- Bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tỉnh yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc. Nguyễn Du đã gợi lại cảnh lễ hội mùa xuân tươi đẹp, cuốn hút.
	- Ôn lại cái cũ để hiểu hơn cái mới đang diễn ra hôm nay, chúng ta càng phải trân trọng những giá trị tốt đẹp mà người xưa truyền lại, đi tìm về cuội nguồn, làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc trong những lễ hội mùa xuân hôm nay.
Đề : Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ mải mê chạy theo văn hóa nước ngoài mà thờ ơ, lãng quên các phong tục, tập quán truyền thống. Từ hiện tượng đó, em hãy viết bài văn với chủ đề: “Giới trẻ và văn hóa truyền thống”.
Gợi ý
ĐătĐặt 1.Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa, cha ông ta đã xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc. Là thế hệ sau, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc đó. Tuy nhiên, hiện nay, thái độ, cách ứng xử của giới trẻ với văn hóa truyền thống bên cạnh mặt tích cực vẫn đang tồn tại nhiều nhức nhối.
 2. Giải thích
- “Văn hóa truyền thống” là những phong tục, tập quán, những giá trị tinh thần tốt đẹp được hình thành, phát triển và lưu giữ từ ngàn đời xưa đến nay. Nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
- Ví dụ: phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên; trên kính dưới nhường; ngày Tết làm bánh chưng; hay các làn điệu dân ca quan họ, hát ru
- Văn hóa truyền thống là bản sắc riêng của đất nước ta, là yếu tố khẳng định độc lập chủ quyềnBởi vậy, chúng ta cần giữ gìn, bảo tồn.
 3. Thực trạng
* Mặt tích cực: 
Nhiều bạn trẻ am hiểu, tích cực giữ gìn văn hóa truyền thống. Họ sống và làm theo phong tục của người Việt. Họ yêu tiếng Việt, say mê học nhạc cụ dân tộc. Họ quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới 
( Dẫn chứng: Trong cuộc thi Miss Universer hoa hậu H’Hen Niee đã mang trang phục truyền thống là hình ảnh chiếc bánh mì Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tếHay là tổ chức My Hanoi, tổ chức những trò chơi truyền thống như kéo dây, ô ăn quantạo sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ mỗi tối cuối tuần khi đến phố đi bộ Hà Nội)
* Mặt tiêu cực:
+ Nhiều bạn trẻ sùng ngoại, từ lời nói, ăn mặc đến phong cách sinh hoạt đều học tập văn hóa nước ngoài.
+ Nhiều bạn trẻ thích nhạc điện tử, thuộc nhiều bài hát quốc tế nhưng khi được hỏi về các bài hát dân ca, câu ca dao tục ngữ, các loại hình nghệ thuật truyền thống thì không hề biết.
+ Tết cổ truyền, các bạn chỉ thích đi du lịch nước ngoài, không muốn ăn Tết ở trong nước. Thậm chí, nhiều bạn không biết đến bánh chưng, không thích đi chúc Tết.
+ Các bạn quay lưng lại với các tác phẩm văn học của dân tộc.
 4.Nguyên nhân
- Do cuộc sống hiện đại, xu thế hội nhập nên các bạn trẻ được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
- Do các bạn trẻ luôn thích và tìm tòi những điều mới mẻ.
- Do gia đình, nhà trường và xã hội chưa có những hành động thiết thực để giáo dục giới trẻ về văn hóa truyền thống.
 5.Hậu quả
Đánh mất văn hóa truyền thống là mất hết tất cả những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta không còn biết thể hiện lòng biết ơn đối với những người mang lại cho mình những điều tốt đẹp. Chúng ta không còn biết đến những trò chơi, những bài hát đã đi cùng năm tháng. Hoặc có khi tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cũng dần biến mất, yêu thương sẽ không còn
 6.Giải pháp
- Tổ chức các hoạt động cho giới trẻ tiếp xúc với văn hóa truyền thống: tổ chức trò chơi dân gia, gói bánh chưng dịp Tết
- Tăng cường giáo dục trong gia đình.
 7.Liên hệ
 bản thân
- Tìm hiểu, học tập văn hóa truyền thống.
- Tiếp nhận yếu tố văn hóa nước ngoài có chọn lọc, hòa nhập mà không hòa tan.
VĂN BẢN: KIỂU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I- KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vị trí đoạn trích
	Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm ( Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh. Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
2, Bố cục: Ba phần
 - 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- 8 câu tiếp: Nỗi lòng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, lo âu, sợ hãi của Kiều thể hiện qua cái nhìn cảnh vật.
3. Nghệ thuật, nội dung
Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Nội dung:
Từ việc miêu tả tâm trạng của Kiều khi bị giam lòng ở lầu Ngưng Bích, đoạn trích đã cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủy và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
II, Đọc- hiểu văn bản
1, Cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều ( sáu câu thơ đầu)
. Sau bao sóng gió dập vùi, lầu Ngưng Bích là chốn yên thân của Thúy Kiều:
 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”
-Hai chữ “khóa xuân” đã nói lên hoàn cảnh đáng thương đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của Kiều
- Đặc biệt, từ “khóa xuân” thường được sử dụng để chỉ người con gái đẹp trong gia đình quyền quý thời xa xưa bị khóa kín tuổi xuân trong những khuôn khổ, phép tắc của gia đình và xã hội. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “khóa xuân” với hàm ý mỉa mai để nói về cảnh ngộ xót xa, trớ trêu của Thúy Kiều.
. Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích hiện lên mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo:
 “Bốn bề bát ngát xa trông
 Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
- Không gian vô cùng rộng lớn, mênh mông, bát ngát:
+ Hình ảnh “non xa, trăng gần” gợi không gian dài rộng, cao sâu vô tận. Đồng thời gợi sự chơ vơ, chênh vênh, trơ trọi của lầu Ngưng Bích.
+ Từ láy “bát ngát” càng tô đậm hơn cái vô cùng, vô tận của không gian.
- Không gian vô cùng trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống:
+ Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổn ngang của cảnh vật
+ Cặp tiểu đối “mây sớm” và “đèn khuya” gợi nỗi hắt hiu, trống vắng mênh mông của thiên nhiên
-> Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích cô liêu, thiếu vắng sự sống, gợi nỗi buồn cho thân phận nhân vật
. Quang cảnh đã gợi ở Kiều bao nỗi niềm tâm trạng:
 “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
- Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực:
+ Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người và khắc sâu thêm nỗi cô đơn
+ Trong khung cảnh “bốn bề bát ngát” đó, Kiều chỉ biết bầu bạn với những vật vô tri, vô giác.
- Sự ngổn ngang tram mối day dứt, âu lo:
+ “Xa trông” gợi lên sự trông ngóng của Thúy Kiều về một dấu hiệu của sự sống hay quen biết nào đó.
+ Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”,  trải đều ở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.
- Nỗi chua xót, “bẽ bàng” cho thân phận:
+ Bị đày đọa trong không gian vô cùng và thời gian vô tận lại càng khắc sâu nỗi cô đơn cùng cực khiến nàng cảm thấy “bẽ bàng”
+ Cum từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều 
-> Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng. Và trên nền của khung cảnh ấy là hình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cô độc với bao nỗi niềm tâm sự đau thương.
2, Nỗi nhớ chàng Kim và nỗi nhớ của cha mẹ (tám câu thơ tiếp)
a, Nỗi nhớ chàng Kim:
. Trong cảnh ngộ cô đơn nơi chân trời góc bể, Kiều đau đớn nhớ tới chàng Kim, mối tình đầu mãnh liệt mà trong sáng của nàng:
 “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
 Tin sương luống những rày trông mai chờ”
- Tại sao nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ đến trước mà không phải là cha mẹ? Bởi khi Kiều bán mình chuộc cha là nàng đã làm chữ hiếu dang dở chữ tình. Cái mặc cảm của một kẻ phụ tình luôn thường trực trong suy nghĩ của nàng nên nó đã xuất hiện trước. 
- Nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều, Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà dùng từ “tưởng”:
+ Từ “tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.
+ Kiều “tưởng” như thấy lại đêm trăng đẹp nhất của cuộc đời mình. Cái đêm mà nàng cùng Kim Trọng thề nguyền đính ước bên nhau. 
+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang nhớ về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
. Càng nhớ chàng Kim, càng nuối tiếc mối tình đầu, Kiều càng thấm thía tình cảnh của mình:
 “Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
+ Kiều tủi nhục khi tấm lòng sin đã bị vùi dập, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa được
+ Dẫu vậy, tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng vẫn không nguôi nhớ về Kim Trong.
-> Tấm lòng vị tha, thủy chung son sắt trước sau như một của Thúy Kiều thật đáng trân trọng.
c, Nỗi nhớ cha mẹ ở nơi xa:
Tâm trạng đau đớn, thương nhớ người yêu hẳn chưa nguôi, Kiều lại chồng chất thêm nỗi nhớ thương cha mẹ:
 “Xót người tựa cửa hôm mai
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? 
 Sân lai cách mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
- Chữ “xót” diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Kiều dành cho cha mẹ. 
- Nàng xót xa khi hình dung ra chốn quê nhà cha mẹ vẫn ngày đêm tựa cửa ngóng trông, lo lắng cho nàng
- Nàng tự trách bản thân mình vì chưa làm tròn chữ hiếu:
+ Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cho thấy sự day dứt khôn nguôi vì không thể tự hầu hạ, chăm sóc, nâng giấc cho cha mẹ.
+ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.
+ Nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, thời gian trôi đi mẹ càng ngày càng già yếu mà mình thì không thể phụng dưỡng.
- Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật của con người, làm cho cha mẹ ngày càng già yếu, và cần bàn tay chăm sóc của nàng.
- Nỗi nhớ được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm nên càng chân thực, cảm động.
=> Nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng và cha 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_ngu_van_lop_9_chu_de_truyen_tho_nom_trung_d.doc