Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 (Bộ 2)

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh đã

học ở lớp 8 và đầu học kì 1 lớp 9:

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh.

- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.

- Sự phong phú và đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản khi học và làm kiểu bài văn

thuyết minh:- Khái quát hệ thống kiến thức đã học.

- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.

- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

- Vận dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết

minh.

3. Thái độ, phẩm chất: Nghiêm túc khi luyện tập thuyết minh.

- Phẩm chất: HS tự tin, tự chủ,yêu quê hương.

4. Năng lực:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm

mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

pdf 50 trang linhnguyen 18/10/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 (Bộ 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 (Bộ 2)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 (Bộ 2)
cơ chiến 
tranh hạt nhân. Chẳng hạn: 
+ Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí 
kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là 
nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã 
không còn hoặc lùi xa. 
+ Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến. 
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới.Vì vậy thông 
điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi 
người đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 
Tiết 3: Hướng dẫn ôn tập văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, 
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
?Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản? 
- Hội nghị diễn ra trong bối cảnh mấy 
mươi năm cuối thế kỷ XX, khoa học kỹ 
thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính 
cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia 
trên thế giới được củng cố, mở rộng. Đó 
là những điều kiện thuận lợi đối với 
nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Song 
bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, 
nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra: sự 
phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các 
nước về giàu nghèo, tình trạng chiến 
tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế 
giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và nguy cơ 
thất học ngày càng nhiều. 
I. Kiến thức cơ bản 
1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm 
- Văn bản trích phần đầu bản “Tuyên bố” 
của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em 
họp tại trụ sở Liên Hợp quốc, Niu oóc 
ngày 30/9/1990, trong cuốn “Việt Nam và 
các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em” 
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997). 
2. Văn bản 
23 
? Khái quát nội dung và nghệ thuật của 
văn bản? 
a. Nội dung 
- Văn bản gồm 17 mục: chia 3 phần 
+ Phần “Sự thách thức”: Nêu lên những 
thực tế, những con số về cuộc sống khổ 
cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi 
vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế 
giới hiện nay. 
+ Phần “Cơ hội”: Khẳng định những điều 
kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc 
tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ 
trẻ em. 
+Phần “Nhiệm vụ”: Xác định những 
nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả 
cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, 
phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ 
này được nêu lên một cách hợp lý và tính 
cấp bách trên cơ sở tình trạng, điều kiện 
thực tế. 
 Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát 
triển của trẻ em là một trong những vấn đề 
quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. 
Bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế 
giới về trẻ em ngày 30/9/1990 đã khẳng 
định điều đó và cam kết thực hiện những 
nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, 
phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn 
nhân loại. 
b. Nghệ thuật 
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Bản 
thân các tiêu đề đã nói lên điều đó. 
- Sau hai mục đầu khẳng định quyền được 
sống, quyền được phát triển của mọi trẻ 
em trên thế giới, khẩn thiết kêu gọi toàn 
nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 
mục còn lại được bố cục thành 3 phần. 
Mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thể 
hiện tính chặt chẽ, hợp lí của văn bản. 
Phần “Sự thách thức” tuy ngắn gọn nhưng 
đủ và cụ thể. Phần “Nhiệm vụ”, các nhiệm 
vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao 
quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã 
hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ 
em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và 
mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, 
cộng đồng quốc tế). 
24 
- Hình thức tổ chức luyện tập: cá nhân 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo 
viên. 
Bài tập 1. Tại sao vấn đề chăm sóc, bảo 
vệ trẻ em ngày càng trở nên cấp bách, 
được cộng đồng quốc tế quan tâm đến 
thế? Đọc phần “Sự thách thức của Bản 
tuyên bố” em hiểu như thế nào về tình 
trạng khổ cực của nhiều trẻ em trên thế 
giới hiện nay? 
Bài tập 2. Em có nhận thức như thế 
nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo 
vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm 
của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ? 
II. Luyện tập: 
Bài tập 1. 
- Vai trò của trẻ em đối với tương lai của 
một dân tộc, đối với toàn nhân loại. 
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế 
giới hiện nay : 
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, 
và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, 
chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, 
chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. 
+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói 
nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình 
trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi 
trường xuống cấp. 
+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật. 
Bài tập 2. 
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát 
triển của trẻ em là một trong những nhiệm 
vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của 
từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. 
Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến 
tương lai của một đất nước của toàn nhân 
loại. 
- Qua những chủ trương, chính sách, 
qua những hành động cụ thể đối với việc 
bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra 
trình độ văn minh của một xã hội. 
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em 
đang được cộng đồng quốc tế dành sự 
quan tâm thích đáng với các chủ trương, 
nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện. 
III. Củng cố - Dặn dò 
- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học: Ôn tập nội dung kiến thức đã học 
- Giao bài tập về nhà: Hoàn thiện các bài tập sau: 
Cho đoạn trích: 
 “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. 
Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được 
sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của 
chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng 
thành khi được mở rông tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.” 
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 
25 
Câu hỏi 
a. Xét về mục đích nói, những câu “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh 
bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành 
trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rông tầm 
nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.” thuộc kiểu câu gì? 
Nêu tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung đoạn văn? 
b. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ 
đó? 
c. Từ chúng trong đoạn văn trên dùng để chỉ ai? Tại sao tương lai của chúng phải 
được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ? 
d. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”. 
Vậy trong thực tế hiện nay, trẻ em đang đứng trước những nguy cơ nào? 
e. Em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ 
em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này? 
* GỢI Ý 
a. Câu cầu khiến. 
b. Biện pháp tu từ: Lặp lại cấu trúc câu 
- T/d: Tạo giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát. 
+ Nhấn mạnh những quyền mà trẻ em được hưởng, khẳng định trẻ em cần được 
bảo vệ và phát triển. 
c. Từ chúng dùng để chỉ Tất cả trẻ em trên thế giới 
- Nghĩa là: chúng phải được sống trong môi trường hòa bình, luôn có sự tương trợ, 
giúp đỡ lan nhau trên mọi lĩnh vực; không có hiềm khích, không có chiến tranh. Đó 
là điều kiện tốt để cho trẻ em phát triển cả về thể chất và tâm hồn. 
d. Nguy cơ: đói nghèo, mù chữ, bị bạo hành gia đình, xâm hại, bóc lột. 
e- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm 
vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây 
là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước của toàn nhân loại. 
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo 
vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội. 
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm 
thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện. 
26 
Ngày soạn:  
Ngày dạy:  
BUỔI 3: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 
(Các phương châm hội thoại; Xưng hô trong hội thoại; 
Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp) 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức 
vào làm các bài tập về Các phương châm hội thoại; Xưng hô trong hội thoại; Cách 
dẫn trực tiếp, gián tiếp. 
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phát hiện, nhận diện và sử dụng các phương 
châm hội thoại; Xưng hô trong hội thoại; Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp trong các 
trường hợp giao tiếp cụ thể. 
3. Thái độ, phẩm chất: Luôn có ý thức tích cực, chủ động và tự giác rèn luyện các kĩ 
năng cơ bản đối với môn học, nhất là nói và viết cho đúng, cho hay. 
4. Năng lực 
- Năng lực tự học; 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập; 
- Năng lực giao tiếp; 
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc; 
- Năng lực giải quyết vấn đề; 
- Năng lực giao tiếp tiếng việt 
II. Tiến trình lên lớp 
Tiết 1 
A. Kiến thức cơ bản 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS khái quát lại 
nội dung kiến thức Các phương châm hội 
thoại đã học: 
1. Phương châm về lượng. 
- HS tự nêu VD. 
2. Phương châm về chất. 
- HS tự nêu VD. 
I. Các phương châm hội thoại 
Các phương châm hội thoại 
PC 
về 
lượng 
PC 
về 
chất 
PC 
quan 
hệ 
PC 
cách 
thức 
PC 
lịch 
sự 
1. PC về lượng: Khi giao tiếp, cần 
nói cho có nội dung; nội dung của 
lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu 
27 
3. Phương châm quan hệ. 
- Ví dụ: 
 Hương: - Huệ ơi đi học nào! 
 Huệ: - Năm phút nữa mẹ tớ mới về. 
-> Câu trả lời của Huệ nghĩa là: “Năm phút 
nữa (mẹ về) mình mới có thể đi học được”. 
Như vậy nghĩa tường minh câu nói của Huệ 
không cùng đề tài với câu nói của Hương 
nhưng nghĩa hàm ẩn mà Huệ muốn trả lời 
Hương lại cùng để tài với câu nói của Hương. 
4. Phương châm cách thức. 
- Ví dụ: 
 Mẹ hỏi con: 
 - Hôm nay con ăn cơm thế nào? 
 - Chả ngon lắm mẹ ạ. 
-> Câu trả lời của con là một câu mơ hồ gây 
ra sự khó hiểu. Vì có thể hiểu là không ngon 
miệng lắm, cũng có thể hiểu là chả (nem) 
ngon lắm. 
5. Phương châm lịch sự. 
- HS tự nêu VD. 
6. Quan hệ trong phương châm hội thoại: 
a. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với 
tình huống giao tiếp: 
- Tình huống giao tiếp bao giờ cũng liên quan 
đến phương châm hội thoại. Khi giao tiếp, 
người nói phải căn cứ vào đối tượng giao tiếp, 
thời gian giao tiếp, địa điểm giao tiếp, mục 
đích giao tiếp để có phương án hội thoại tối 
ưu. Nói cách khác, mọi phương châm hội 
thoại đều phải phù hợp với tình huống giao 
tiếp. 
- Ví dụ: Khi đến chơi một nhà nào đó nếu có 
người đang ngủ thì không thể gọi người ta 
dậy để chào được. 
b. Những trường hợp không tuân thủ phương 
châm hội thoại: 
của cuộc giao tiếp, không thiếu, 
không thừa. 
2. PC về chất: Khi GT đừng nói 
những điều mà mình không tin là 
đúng hay không có bằng chứng xác 
thực. 
3. PC quan hệ: Khi GT, cần nói 
đúng vào đề tài GT, tránh nói lạc 
đề. 
4. PC cách thức: Khi GT cần chú ý 
nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách 
nói mơ hồ. 
5. PC lịch sự: Khi giao tiếp cần tế 
nhị, tôn trọng người khác. 
6. Những trường hợp không tuân 
thủ phương châm hội thoại: 
- Trong các trường hợp thông 
thường, người giao tiếp cần phải 
tuân thủ các phương châm hội thoại. 
Tuy nhiên, trong một số tình huống 
giao tiếp, người nói không tuân thủ 
hoàn toàn các phương châm hội 
thoại. Các trường hợp không tuân 
thủ phương châm hội thoại thường 
do các nguyên nhân sau đây: 
+ Người nói vô ý, thiếu văn hóa 
giao tiếp. 
+ Người nói phải ưu tiên cho một 
28 
phương châm hội thoại hoặc một 
yêu cầu khác quan trọng hơn. 
+ Người nói muốn gây sự chú ý, 
muốn người nghe hiểu câu nói theo 
một nghĩa hàm ẩn nào đó 
2. Xưng hô trong hội thoại: 
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ 
chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề 
nghiệp. 
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 
rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu 
cảm. 
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các 
đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để 
xưng hô cho thích hợp. 
II.Xưng hô trong hội thoại 
- HS nhắc lại khái niệm cách dẫn trực tiếp và 
cách dẫn gián tiếp, nêu ví dụ. 
- Cách chuyển lời dẫn từ trực tiếp sang gián 
tiếp. 
1. Cách dẫn trực tiếp. 
- Ví dụ: Bấy giờ bà mẹ tôi với vui lòng, nói: 
“Chỗ này là chỗ con ta ở đây”. (Mẹ hiền dạy 
con) 
2. Cách dẫn gián tiếp. 
- Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người 
khác hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại, không 
giữ nguyên văn. 
- Trong lời dẫn gián tiếp ta có thể và cần thay 
đổi một số từ ngữ như từ xưng hô, từ chỉ thời 
gian, địa điểm. Đây là cách “biên tập lại” lời 
hay ý của người khác nên không đặt trong 
ngoặc kép. 
- Khi chuyển từ lời trực tiếp sang lời dẫn gián 
tiếp, ta cần chú ý các bước sau đây: 
+ Bỏ dấy hai chấm và dấu ngoặc kép. 
+ Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang 
một ngôi thích hợp (thường cả đại từ ngôi thứ 
3). 
+ Thay đổi các từ định vị thời gian cho thích 
hợp. 
III. Cách dẫn trực tiếp- cách dẫn 
gián tiếp 
- Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại 
nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của 
người hoặc nhân vật; lời dẫn trực 
tiếp thường được đặt trong dấu 
ngoặc kép, sau dấu hai chấm. 
- Cách dẫn gián tiếp: thuật lại lời 
nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân 
vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời 
dẫn gián tiếp không đặt trong dấu 
ngoặc kép. 
29 
- Lời dẫn gián tiếp thường chỉ giữ lại nội 
dung, còn cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ có thể 
thay đổi so với lời dẫn trực tiếp. 
Tiết 2 
B. Luyện tập: 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
- Hình thức tổ chức luyện tập: Hoạt động cá nhân 
- HS thực hiện 
 Bài tập 1: Trong trường hợp sau, câu trả lời 
của cô Hà có vi phạm phương châm quan hệ 
không? Vì sao? 
 Cô Hà là giáo viên và là hàng xóm thân quen 
của bà Ngân. Thấy cô Hà xách cặp đi qua cổng, 
bà Ngân đon đả: Cô Hà đi dạy học à? Cô Hà 
đáp: Chào bà. 
Đáp xong cô Hà đi thẳng. Cả hai người không tỏ 
vẻ băn khoăn gì. 
Bài tập 1 
Câu trả lời là lời chào xã giao – 
nếu trả lời sẽ bị coi là thừa vì thế 
câu trả lời không vi phạm 
phương châm hội thoại quan hệ. 
Bài tập 2: Vận dụng phương châm hội thoại để 
phân tích lỗi và chữa lại cho đúng (nếu có) đối 
với các trường hợp sau: 
a. Với cương vị là quyền Giám đốc xí nghiệp, tôi 
cảm ơn các đồng chí. 
b. Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: - Cậu có họ 
hàng với rùa phải không? 
Bài tập 2: 
a. Vi phạm PCHT về lượng và 
lịch sự (Quyền thì không nói là 
cương vị) 
 ->Chữa: thay trạng ngữ bằng 
thay mặt Giám đốc hoặc thay 
mặt anh em trong XN. 
b. Vi phạm PC lịch sự -> Chữa: 
nhanh lên cậu, muộn lắm rồi. 
Bài tập 3: Các cách nói sau đây vi phạm phương 
châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho 
đúng. 
a. Đêm hôm qua cầu gãy. 
b. Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trước. 
c. Lớp tớ, hai người mua 5 quyển sách. 
d. Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ. 
Bài tập 3: 
- Các câu đều vi phạm PC cách 
thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ. 
a. Đêm hôm qua, cầu bị gãy. 
b. Họp xong, bạn nhớ đi bằng 
cửa trước. 
c. Lớp tớ, hai ngườì mỗi người 
mua năm quyển sách. 
d. Người ta định cắt lương của 
tôi anh ạ. 
Bài tập 4: Trong giao tiếp, phép tu từ nào 
thường được sử dụng để đảm bảo phương châm 
lịch sự? Cho ví dụ và phân tích ví dụ. 
- Đó là phép tu từ nói giảm nói 
tránh, nói quá. 
VD: Bác đi di chúc giục lòng ta. 
+ Phép ẩn dụ: 
Đêm trăng thanh anh mới hỏi 
30 
nàng 
Tre non đủ lá đan sàng nên 
chăng? 
-> Lời tỏ tình kín đáo tế nhị và 
lịch sự. 
Bài tập 5: Cách trả lời của người bán hàng đã vi 
phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao? 
 Một khách mua hàng hỏi người bán: 
 - Hàng này có tốt không anh? 
 - Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ. 
Bài tập 5: 
-> Vi phạm PCCT đó là cách nói 
nửa vời, mục đích để bán hàng. 
Bài tập 6: Tìm nhưng câu thành ngữ, tục ngữ 
liên quan đến việc vi phạm phương châm cách 
thức? 
Bài tập 6: 
Dây cà ra dây muống 
Đồng quang sang đồng rậm 
Nói ấm a ấm ở 
Nói cây cà sang cây kê 
Bài tập 7: 
Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ 
qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc 
xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới 
nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị 
dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn 
dáo dác một lúc rồi kêu lên: 
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại 
nói trống. 
Tôi lên tiếng mở đường cho nó: 
- Cháu phải gọi "ba chắt nước giúp con", phải 
nói như vậy. 
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại 
kêu lên: 
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! 
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) 
a. Xác định câu nói vi phạm phương châm hội 
thoại và cho biết câu đó vi phạm phương châm 
HT nào? 
b. Những câu "nói trống" của bé Thu thể hiện 
thái độ gì? Tại sao bé Thu có thái độ như vậy. 
Bài tập 7: 
a. Câu nói "Cơm sôi rồi, chắt 
nước giùm cái!" đã vi phạm 
phương châm hội thoại lịch sự. 
b. Những câu "nói trống" của bé 
Thu đã thể hiện rõ thái độ không 
thiện cảm với ông Sáu. Bé Thu 
có thái độ như vậy vì không tin 
ông Sáu là cha mình. 
Tiết 3: 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
Bài tập 1: Chuyển các lời dẫn trực tiếp 
trong các trường hợp sau sang lời dẫn 
gián tiếp: 
a. Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão 
Bài tập 1: 
a. Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão 
Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai 
31 
Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai 
của lão Hạc rằng: “Đây là cái vườn ông 
cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh 
trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán 
đi một sào”. 
b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: 
“Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền 
gửi cho con”. 
c. Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: 
“Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà 
Rồng”. 
của lão Hạc rằng đây là cái vườn ông cụ 
thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh 
trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu 
bán đi một sào. 
b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi 
là mình phải cố chạy cho đủ tiền gửi 
cho con trong hôm nay. 
c. Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột 
rằng tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến 
Nhà Rồng. 
Bài tập 2: Chuyển các lời dẫn trực tiếp 
sau đây thành lời dẫn gián tiếp có thay 
đổi cấu trúc ngữ pháp nhưng nội dung cơ 
bản và nghĩa biểu hiện vẫn không thay 
đổi. 
a. Trong báo cáo chính trị tại Đại Hội đại 
biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ 
Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ 
công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì 
các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh 
hùng”. 
b. Ở bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn 
khẳng định : “Từ xưa các bậc trung thần 
nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không 
có!”. 
Bài tập 2: 
a.Chúng ta phải ghi nhớ công lao của 
các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là 
tiêu biểu của một dân tộc anh hùng, đó 
là lời chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong 
báo cáo chính trị tại Đại Hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ II của Đảng. 
b. Ở bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc 
Tuấn khẳng định rằng từ xưa các bậc 
trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời 
nào không có!. 
Bài tập 3: Viết một đoạn văn khoảng 8-
12 câu có sử dụng câu “Sách là người bạn 
tốt của con người” làm lời dẫn trực tiếp. 
- Viết đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch, 
đúng số câu quy định. 
- Đoạn văn đảm bảo một số nội dung 
sau: 
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân 
loại. 
+ Đọc sách sẽ mang đến cho con người 
những hiểu biết cần thiết về mọi mặt đời 
sống. 
+ Đọc sách là một hình thức giải trí, thư 
giãn tuyệt vời. 
+ Đọc sách làm giàu thêm đời sống tâm 
hồn con người  
+ Sách sẽ là người bạn đồng hành chung 
thuỷ của con người. 
- Sử dụng câu đã cho làm lời dẫn gián 
tiếp: 
32 
+ Ví dụ: Để nhấn mạnh tầm quan trọng 
của sách đối với con người, có ý kiến 
cho rằng sách là người bạn tốt và thân 
thiết nhất của con người. Thật vậy,  
III. Củng cố - Dặn dò 
- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học 
GV chiếu sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung kiến thức vừa học về Các phương châm 
hội thoại; xưng hô trong hội thoại; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 
Bài tập về nhà: 
 Viết một đoạn văn khoảng 8-12 câu với chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn có sử 
dụng cách dẫn trực tiếp. 
33 
Ngày soạn: / / 2020 Ngày dạy: / / 2020 
BUỔI 4: 
ÔN TẬP VĂN B

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_day_them_ngu_van_lop_9_bo_2.pdf