Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Mục tiêu bài dạy:

 HS Trung bình HS Khá

1 Kiến thức - Củng cố, khắc sâu kiến thức về đặc điểm, tác dụng kiến thức tiếng Việt, các biện pháp tu từ. - Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức về đặc điểm, tác dụng kiến thức tiếng Việt, các biện pháp tu từ.

2 Kĩ năng - Nhận diện được các kiến thức Tiếng Việt cơ bản - Nhận diện được các kiến thức Tiếng Việt cơ bản

- Viết đoạn văn tích hợp cảm thụ, yêu cầu tiếng Việt.

3 Thái độ - Tự giác, tích cực ôn tập

- Sử dụng các biện pháp tu từ thích hợp trong giao tiếp hằng ngày.

4 Năng lực - Năng lực đọc – hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.

- HS: SGK, vở ghi bài.

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não

D. Tiến trình dạy - học:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 170 trang linhnguyen 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
iểm nên đặt ở đầu đoạn, các câu văn sau triển khai luận điểm này. Để lập luận chặt chẽ, có đủ sức thyết phục, cần chú ý tính liên kết giữa các câu văn, đồng thời phải có dẫn chứng minh họa kèm theo.
Bài tập 3: 
Gợi ý: 
 Câu nào mang ý khái quát nhất là câu chủ đề (chứa luận điểm). Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề, sẽ xác định được đó là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp.
 - Câu chủ đề: 
Thuở xưa chưa có lịch chung, mỗi nơi tính thời gian mỗi khác.
 - Là đoạn diễn dịch.
 - Mối quan hệ giữa luận điểm với các luận cứ trong đoạn.
Các luận cứ trong đoạn : cách tính lịch của người phương Đông và người phương Tây giải thích làm sáng tỏ luận điểm mỗi nơi tính thời gian mỗi khác.
Bài tập 4: 
a. Tìm hiểu đề.
- Kiểu bài: nghị luận xã hội.
- Vấn đề nghị luận: Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định: Mỗi người trong quá trình học phải tự mình học là chính, lấy tự học làm cốt.
b. Các luận điểm:
 - tự học là gì?
 - Tại sao trong cách học phải lấy tự học làm cốt?
 - Cần tự học như thế nào để đem lại hiệu quả?
 - Những tấm gương thành công của những người thành đạt nổi tiếng nhờ tự học, những người khắc phục hoàn cảnh nhờ tự học. 
Bài tập 5: 
Gợi ý: 
Có thể đặt luận điểm ở đầu hoặc cuối đoạn.
Dẫn chứng có thể lấy thực tế bản thân. 
III. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
   Đáp án:
- Giáo dục luôn luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Giáo dục càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.
- Giáo dục trực tiếp đào tạo những chủ nhân của xã hội tương lai.
- Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỷ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh tháiđem lại sự công bằng, dân chủ, văn minh...
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung chính cần nhớ.
 5.Dặn dò: Hướng dẫn bài tập về nhà 
Tuần 27 - Tiết 3
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TLV SỐ 6
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 * Đối với HS Khá.
- HS biết cách làm và cấu tạo một bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
- Biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
 * Đối với HS TB
 - HS biết cách làm và cấu tạo một bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh
 - Biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm tạo lập văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
- Rèn kĩ năng biết nhận xét, phát hiện và sửa lỗi.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương, yêu thiên nhiên đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp; Năng lực tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và tạo lập văn bản; Năng lực thuyết trình; Năng lực phân tích, hợp tác.	
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: - SGK + SGV, Ngữ văn 8 nâng cao
 - Tài liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 2. HS: - Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ nội dung bài học.
 - Sưu tầm tài liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
III. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 1. ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: HD nhắc lại kiến thức cơ bản của văn nghị luận
 + Các yêu cầu của bài văn nghị luận
 + Dàn bài của bài văn văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
- GV chốt và ghi bảng.
HĐ 2: HD làm các bài tập .
- GV cho cả lớp ghi đề 
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung đề
- Yêu cầu HS dùng bút gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài
- GV cho HS hoạt động nhóm 4HS/nhóm yêu cầu lập dàn ý
- GV yêu cầu HS trình bày dàn ý
- GV chốt dàn ý (bảng phụ)
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài văn
- GV yêu cầu HS trình bày
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
- GV chốt, giới thiệu bài văn hoàn chỉnh.
- GV cho HS chữa bài lẫn nhau
- HS trả lời
- HS nghe, quan sát và ghi bài vào vở
- HS đọc
- HS gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề
- HS hoạt động theo nhóm, ghi kết quả trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- HS quan sát
- HS làm bài vào vở
- 1 HS trình bày bài viết, cả lớp quan sát, lắng nghe, 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đổi chéo vở với bạn cùng bàn, nhận xét bài làm của bạn, giúp nhau sửa bài.
I. Kiến thức cần nhớ:
- Để viết được bài văn nghị luận cần:
 + Xác định được hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận;
 + Lời văn chân thực, rõ ràng, lập luận chặt ché...
- Bố cục:.
 + Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
 + Thân bài: Trình bày ý kiến, quan điểm: có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp; Các ý kiến, quan điểm phải khách quan...
 + Kết luận: Khẳng định lại vấn đề.
II. Luyện tập
Đề bài: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
Dàn bài (Bảng phụ)
a. Mở bài: Khái quát về văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và liên hệ đến vấn đề học và hành.
b. Thân bài: 
 - Tóm tắt những luận điểm trong bài bàn về phép học của Nguyễn Thiếp: 
 + Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
 + Phê phán những quan điểm lệch lạc trong học tập: lối học hình thức, mục đính là để cầu danh lợi. 
 + Khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp đúng đắn: học cơ bản trước, học tuần tự từ thấp tới cao .
 - Giải thích mối quan hệ giữa học và hành:
 + Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
 + Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.
 - Tại sao học và hành phải đi đôi với nhau?
 + Học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: Trăm hay không bằng hay quen thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
 + Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy để ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
 + Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối, vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
 + Kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên học và hành không thể tách rời nhau. Ý thức được điều này, ông cha ta cũng đã thường xuyên học hành, học hỏi, học tập.
 +Học, hỏi, hiểu, hành là phương châm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.
 - Tác dụng: 
 + Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
 + Học để đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
 + Là học sinh, mỗi chúng ta phải biết áp dụng tốt phương châm này để việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với một số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khuôn theo lý thuyết.
 c. Kết bài: Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên.
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại kiến thức chung của bài.
 5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Thuế máu
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
___________________________________________
Tuần 28 - Tiết 1, 2: 
CẢM THỤ VĂN BẢN BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- HS biết các kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận trung đại.
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS vận dụng hoàn thành bài tập tái hiện kiến thưc, đọc hiểu văn bản hoàn chỉnh.
- Hiểu mục đích của việc học không phải để cầu danh lợi cho bản thân mà để làm người tốt có ích cho đất nước.
- Biết tấm lòng tha thiết với đạo học, tha thiết với sự hưng thịnh của đất nước ở nhà nho Nguyễn Thiếp.
- Nắm được đặc điểm của thể tấu: trình bày kiến nghị bằng quan điểm rõ ràng, kết hợp lý lẽ với cảm xúc, kết hợp hình thức văn xuôi với văn biền ngẫu
- HS vận dụng hoàn thành bài tập tái hiện kiến thưc, đọc hiểu văn bản hoàn chỉnh.
2
Kĩ năng
- Luyện viết đoạn cảm thụ văn học.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tái hiện kiến thức, đọc hiểu và tạo lập văn bản;
- Luyện viết đoạn cảm thụ văn học.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tái hiện kiến thức, đọc hiểu và tạo lập văn bản;
- Rèn kĩ năng biết nhận xét, phát hiện và sửa lỗi.
3
Thái độ
- Có ý thức học tập, học kết hợp với hành;
4
Năng lực
- Năng lực giao tiếp; năng lực cảm thụ thẩm mĩ; 
- Năng lực thuyết trình;Năng lực phân tích, hợp tác.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não 
D. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ1: HD nhắc lại kiến thức cơ bản của văn bản
- GV nêu câu hỏi: Hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả và văn bản?
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo bàn và trả lời.
- GV chốt, ghi bảng.
HĐ2: HD làm các bài tập theo các dạng bài
- GV phát phiếu BT cho cả lớp
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập trên phiếu
- Yêu cầu HS dùng bút gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài
- HS lắng nghe
- HS trao đổi theo bàn, đại diện HS trả lời, cả lớp lắng nghe, nhận xét
- HS nghe, quan sát và ghi bài vào vở
- HS nhận phiếu
- HS đọc
- HS gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề
I. Các kiến thức cơ bản
1. Tác giả: Nguyễn Thiếp là người đức trọng, tài cao.
2. Văn bản: 
a. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời: 
- VB thuộc phần 3 của Luận học pháp, viết năm 1791, khi ông vào Huế học bàn việc chính sự; 
- TP gồm 3 phần: Quân đức (đức của vua); Dân tâm (lòng dân) và Học pháp (Phép học)
b. Thể loại: Tấu 
c. Nội dung: Mục đích của việc học là học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải là để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
d. Nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục.
II. Bài tập cảm thụ
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 1: Theo Nguyễn Thiếp mục đích chân chính của việc học là gì?. Theo em, học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần phải học những gì và học như thế nào?
Bài 2: Nêu nội dung phép học của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp?
Bài 3: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết một đoạn văn TPH khoảng 10 câu nêu lên mối quan hệ giữa học và hành. Gạch chân, chỉ rõ một câu nghi vấn và một câu phủ định.
Đối tượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Nhóm Khá + TB
HĐ2: HD làm bài tái hiện kiến thức:
* Tổ chức cho HS trả lời bài 1; 
- GV cho HS xác định yêu cầu:
 + Mục đích chân chính của việc học à gì?
 + Trong xã hội ngày nay cần phải học thêm gì nữa
- GV bổ sung, chốt
HĐ3: HD làm bài tập đọc hiểu và tạo lập văn bản
* Tổ chức cho HS trả lời bài 2
 - GV cho HS xác định yêu cầu:
 + Nội dung phép học của Nguyễn Thiếp?
- GV bổ sung, chốt
- HS trả lời
- HS ghi bài vào vở
- HS trả lời
- HS ghi bài vào vở
Bài 1
- Mục đích chân chính của việc học là học để làm người có đạo đức. Đó là quan niệm đúng đắn.
- Trong thời đại ngày nay, học để làm người bao gồm rất nhiều mặt: Tri thức cơ bản về tự nhiên và xã hội; năng lực tư duy sáng tạo; kĩ năng sống và kĩ năng hoạt động giao tiếp. Còn học như thế nào thì điều cơ bản là học phải kết hợp đi đôi với hành, vận dụng tri thức đã học vào hoạt động thực tiễn.
Bài 2:
- Lúc đầu học để bồi lấy gốc, sau học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài
- Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để thực hành)
- Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ với lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân cho nước.
Dành riêng cho HS KHÁ
* Tổ chức cho HS trả lời bài 3
- GV cho HS trao đổi theo nhóm, xây dựng dàn ý (nhóm 4HS)
- GV chốt dàn ý (bảng phụ)
- GV yêu cầu HS hoàn thành đoạn văn
- GV yêu cầu HS trình bày
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
- GV chốt, giới thiệu đoạn văn hoàn chỉnh
- GV cho HS chữa bài lẫn nhau
- HS hoạt động theo nhóm, ghi kết quả trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- HS quan sát
- HS làm bài vào vở
- 1 HS trình bày bài viết, cả lớp quan sát,lắng nghe, 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đổi chéo vở với bạn cùng bàn, nhận xét bài làm của bạn, giúp nhau sửa bài.
Bài 3:
* Hình thức: 
- Đúng kiểu đoạn (TPH)
- Đủ số câu (10 câu)
* Ngữ pháp: Sử dụng phù hợp câu nghi vấn, câu phủ định
* Nội dung: 
- Học: Hoạt động tích luỹ, tiếp nhận, nắm bắt kiến thức lí thuyết. 
 - Hành: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc làm thực tế.
 - Giữa học và hành có mối quan hệ chặt chẽ: Nắm được lí thuyết tốt thì thực hành sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn và ngược lại, thực hành giúp củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã học, giúp nhớ lâu hơn. Giữa học và hành cần có sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại kiến thức chung của bài.
 5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết bài văn nghị luận
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
___________________________________________
Tuần 28 - Tiết 3: 
LUYỆN TẬP VỀ HÀNH ĐỘNG NÓI 
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- Biết các kiến thức cơ bản về hành động nói;
- Biết vận dụng hành động nói và nói và viết;
- Hiểu rõ các kiến thức cơ bản và nâng cao về hành động nói;
- Biết vận dụng hành động nói và nói và viết;
2
Kĩ năng
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện hành động nói 
- Sử dụng HDN phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Rèn kĩ năng biết nhận xét, phát hiện và sửa lỗi.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện hành động nói 
- Sử dụng HDN phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
- Rèn kĩ năng biết nhận xét, phát hiện và sửa lỗi.
3
Thái độ
- Có ý thức vận dụng hành động nói vào cuộc sống.
4
Năng lực
- Năng lực giao tiếp; năng lực hiểu tiếng Việt; 
- Năng lực thuyết trình; Năng lực phân tích, hợp tác.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não 
D. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: HD nhắc lại kiến thức cơ bản .
- GV cho HS nhắc lại ngắn gọn các kiến thức cơ bản bề hành động nói;
- GV mở rộng, chốt như tiết trước.
HĐ 2: HD làm các bài tập theo các dạng bài
- GV phát phiếu BT cho cả lớp
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập trên phiếu
- Yêu cầu HS dùng bút gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài
- HS lắng nghe
- 1 HS trả lời
- HS nhận phiếu
- HS đọc
- HS gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề
I. Lý thuyết
 - Như tiết trước
II. Luyện tập:
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 1. Các h/đ nói thường được thực hiện bằng các cách nào?
Bài 2. Những câu sau đây được dùng để thực hiện hành động nói nào? Chỉ ra các thực hiện h/đ nói của chúng?
a. Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật.
b. Kính chào nữ hoàng.1 Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?2
c. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một luc, ông tha cho!
d. Cảm ơn cụ. (nhà cháu đã tỉnh táo như thường.)
Bài 3. Cho các câu sau:
a. Tôi mời lão hút trước. (Nhưng lão không nghe)
b. Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này.
 Câu a thực hiện h/đ ” mời”, câu b thực hiện h/đ ”cảnh cáo” có đúng ko? Tại sao? H/đ của mỗi câu?
Bài 4. Các hành động nói ở những câu sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?
a.(Thằng kia!)1 Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?2 Nộp tiền sưu!3Mau!
b.1Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.2 Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... 3 Thày giáo mới ngày mai sẽ đến. 4 Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. 5 Thầy mong các con hết sức chú ý.
Bài 5. Đặt câu nghi vấn để thực hiện:
a. Một hành động thuộc nhóm điều khiển (Bạn có thể mua hộ tớ quyển sách được không?)
b. Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc. (Đẹp làm sao!)
Bài 6. Cho luận điểm: Bác Hồ sống rất giản dị.
a. Trình bày thành 1 đoạn văn diễn dịch.
b. Sau đó biến đổi thành đoạn qui nạp.
* Đối với lớp TB: làm bài tập 1+2+3+4+5
Đối tượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Nhóm Khá + TB
HĐ2: HD HS luyện tập
* Tổ chức cho HS trả lời bài 1;
- GV cho HS chỉ rõ các hành động nói thường được thực hiện bằng các cách nào?
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
* Tổ chức cho HS trả lời bài 2
 - GV cho HS chỉ các hành động nói, cách thực hiện hành động nói đó?
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
* Tổ chức cho HS trả lời bài 3
- GV cho HS giải thích lí do
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
* Tổ chức cho HS trả lời bài 4
- GV cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài.
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
* Tổ chức cho HS trả lời bài 5
- GV cho học sinh đặt câu;
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
- GV cho HS chữa bà vào vở
- HS trả lời
- HS ghi bài vào vở;
HS suy nghĩ, trả lời
- HS kiểm tra chéo vở, giúp sửa sai
HS suy nghĩ, trả lời
- HS chữa bài vào vở
HS suy nghĩ, trả lời
- HS chữa bài vào vở
HS tự đặt câu
Bài 1: 
- Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểut hị h/đ nói như: hỏi, y/c, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo...
- Dùng các kiểu câu phân loại theo mđ nói theo đúng mđ thực của chúng.
- Dùng các kiểu câu phân loại theo mđ nói không theo đúng mđ thực của chúng (cách dùng gián tiếp)
 VD: Bạn có thể mua hộ tớ quyển sách được không? (Câu nghi vấn-để điều khiển)
Bài 2: Gợi ý:
H/đ nói
Cách thực hiện
a
Hứa h
n (cam đoan)
Dùng câu trần thuật có động từ chỉ h/đ nói
b1
Bộc lộ cảm xúc (chào)
Dùng câu trần thuật có động từ chỉ h/đ nói
b2
Hỏi
Dùng câu nghi vấn trực tiếp
c
điều khiển(van)
Dùng câu trần thuật có động từ chỉ h/đ nói
d
Bộc lộ cảm xúc(cảm ơn)
Dùng câu trần thuật có động từ chỉ h/đ nói
Bài 3: 
- Không đúng mặc dù các câu đã cho đều chứa các ĐT chỉ h/đ nói: mời, cảnh cáo nhưng đều ko đáp ứng đủ các điều kiện: Dùng kiểu câu cầu khiến
- Hđ nói của cả 2 câu này là kể (trình bày)
Bài 4: 
HĐ nói
Cách thực hiện
a1
Trình bày
Dùng câu nghi vấn gián tiếp
a2
điều khiển
Dùng câu cầu khiến trực tiếp
a3
điều khiển
Dùng câu cầu khiến trực tiếp
b1
Trình bày
Dùng câu trần thuật trực tiếp
b2
Trình bày
Dùng câu trần thuật trực tiếp
b3
Trình bày
Dùng câu trần thuật trực tiếp
b4
Trình bày
Dùng câu trần thuật trực tiếp
b5
điều khiển
Dùng câu trần thuật gián tiếp
Bài 5: HS tự đặt câu
* BÀI TẬP DÀNH RIÊNG CHO HS KHÁ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ2: HD HS luyện tập
* Tổ chức cho HS trả lời bài 6
- GV cho HS hoạt động nhóm 4HS/nhóm yêu cầu lập dàn ý
- GV yêu cầu HS trình bày dàn ý
- GV chốt dàn ý 
- GV yêu cầu HS hoàn thành đoạn văn
- GV cho HS chữa bài lẫn nhau
- HS hoạt động theo nhóm, ghi kết quả trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- HS quan sát
- HS làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở với bạn cùng bàn, nhận xét bài làm của bạn, giúp nhau sửa bài.
Bài 6
* Hình thức: 
- Một đoạn hội thoại;
* Ngữ pháp: có hành động nói
* Nội dung: 
- Bác Hồ sống rất giản dị
4. Củng cố: 
- Nhắc lại kiến thức chung của bài.
 5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
...
___________________________________________
Tuần 29 - Tiết 1: 
CẢM THỤ VĂN BẢN THUẾ MÁU
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- HS biết các kiến thức cơ bản về văn bản trung đại;
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS vận dụng hoàn thành bài tập tái hiện kiến thưc, đọc hiểu văn bản hoàn chỉnh.
- HS b

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc