Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Ôn lại kiến thức về văn tự sự: khái niệm, nhân vật và sự việc, ngôi kể . trong văn tự sự.
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự.
- Chủ động ôn tập kiến thức.
- Bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, con người.
- Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học.
- Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu.
- Học sinh: Sách, vở ghi, ôn tập kiến thức.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: ổn định lớp học.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở ghi của HS và nội dung của buổi học trước.
3. Bài mới:
3. Bài mới:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
thẩm mĩ. Như vậy, dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích. 8. Bài 8: Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. - Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. => Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. 9. Bài 9: * Đặt câu chủ đề đã cho ở đầu đoạn. * Các ý cần triển khai: - Thánh Gióng dùng gậy tre đánh giặc Ân. - Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương, lập nên nước Vạn Xuân. - Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định. - Bà Triệu đánh đuổi giặc Ngô. - Trần Quốc Toản bắt sống Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng. - Quang Trung tiêu diệt giặc Thanh, xây gò Đống Đa. - Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trong thời đại Hồ Chí Minh. 10. Bài 10: * câu chủ đề: Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.(1) * Các câu triển khai: - Học tập giúp chúng ta giàu có về mặt tri thức cả về tự nhiên và xã hội.(2) - Nó giúp ta tích tụ được nhiều kiến thức trong quá trình học tập.(3) - Học tập giúp chúng ta biết sống, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.(4) - Học tập giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt nhân cách.(5) -Học tập giúp chúng ta biết tuân thủ đúng luật, giúp chúng ta rèn luyện đạo đức tốt đẹp(6) * Chuyển sang đoạn qui nạp: Vì vậy, để có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn, điều quan trọng bay giờ là chúng ta phải học tập.(7) 4. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập và hoàn thành bài tập. - Xem lại các kiến thức tiếng Việt. ______________________________________ Ngày 19 tháng 10 năm 2020 Duyệt giáo án Lê Thị Quỳnh Nga Soạn: 27- 9- 2020 Buổi 6 Tiết 16.17.18: ÔN TẬP VÀ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ Ngày giảng 8A1: 8A2 Sĩ số A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Rèn kĩ năng viết văn tự sự. - Chủ động ôn tập kiến thức. - Bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, con người. - Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học. - Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu. - Học sinh: Sách, vở ghi, ôn tập kiến thức. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: ổn định lớp học. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra vở ghi của HS và nội dung của buổi học trước. 3. Bài mới: 3. Bài mới: GV: Nêu yêu cầu. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. HS: Viết mở bài, ý 2 thân bài (A1 viết mở bài, ý 1,2 thân bài) GV: Nêu yêu cầu. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. GV: Nêu yêu cầu. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. HS: Viết ý 2 thân bài (A1 viết mở bài, ý 1,2 thân bài) 1. Đề 1: Trong vai Giôn-xi, em hãy kể lại nội dung đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri (bài văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm). Gợi ý: * Giới thiệu nhân vật đóng vai và câu chuyện được kể. * Nhân vật đóng vai kể lại trình tự các sự việc được tham gia, chứng kiến, nghe kể: - Giôn-xi ốm nặng, nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân rụng, cô nghĩ khi đó mình sẽ chết. - Qua một đêm mưa gió phũ phàng, Giôn-xi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Cô thoát khỏi ý nghĩ về cái chết, niềm vui sống đã trở lại trong cô. - Xiu cho Giôn-xi biết cụ Bơ-men là người vẽ chiếc lá cuối cùng và cụ đã chết vì sưng phổi. * Cảm nghĩ của người kể. 2. Đề 2: Bà hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ cảnh chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng (“Tức nước vỡ bờ” - Ngô Tất Tố). Em hãy vào vai bà lão để kể lại câu chuyện đó. (Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm) Gợi ý: *Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc. * Thân bài: - Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. - Qúa trình tức nước: + Lời nói hành động tróc sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng + Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu (Chú ý cách xưng hô của chị với cai lệ và người nhà lí trưởng) - Qúa trình vỡ bờ: Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. + Thái độ của anh Dậu. + Lời nói của chị Dậu (Thay đổi cách xưng hô) *Kết bài: Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến toàn bộ câu chuyện trên. 3. Đề 3: Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm về một người (bạn, thầy cô, người thân...) sống mãi trong lòng em. Gợi ý: * MB: HS có thể chọn kể về bạn, thầy, người thân là ông, bà, cha, mẹVị trí, ý nghĩa của người đó với cuộc sống của mình * TB: Đảm bảo được một số ý chính: - Phác qua một vài nét nổi bật về hình dáng (tuổi tác, ăn mặc, tác phong, khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười) - Kể về kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ với người đó( Kể diễn biến sự việc: chú ý lời thoại các nhân vật; miêu tả cảm xúc, tâm trạng nhân vật tôi và các nhân vật quan trọng trong câu chuyện -> Bài học sâu sắc nào, kĩ năng sống nào có được từ câu chuyện) - Trong cuộc sống hàng ngày ( lối sống, sở thích, quan hệ với mọi người) * KB: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi về vai trò, ý nghĩa của người đó 4. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập và hoàn thành bài tập. - Xem lại truyện kí Việt Nam. ______________________________________ Ngày 28 tháng 9 năm 2020 Duyệt giáo án Lê Thị Quỳnh Nga Soạn: 22- 10- 2020 Buổi 7 Tiết 19.20.21: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Ngày giảng 8A1: 8A2 Sĩ số A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Khắc sâu kiến thức về: Trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Rèn kĩ năng nhận diện. - Vận dụng các đơn vị kiến thức vào làm bài tập. - Chủ động ôn tập kiến thức. - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết. - Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu. - Học sinh: Sách, vở ghi, ôn tập kiến thức. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: ổn định lớp học. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra vở ghi của HS và nội dung của buổi học trước. 3. Bài mới: GV: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ. GV: Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì? GV: Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? (nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi, suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,...). GV: Cho đoạn văn sau: Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. (Thanh Tịnh ) Hãy tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng: Người, Chim, Trường học. GV: Các từ gạch chân dưới đây thuộc trường từ vựng nào? Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp (Thanh Tịnh). GV: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi nhóm từ dưới đây: a. lá, cành, thân, rễ, hoa, nhụy,... b. cha, mẹ, ông, bà, cô, cậu, bác,... c. áo, quần, khăn, tất,... GV: Cho đoạn văn sau: Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm. (Châu Loan ) a. Các từ “ trầm bổng, quen thân” thuộc loại từ nào? b. Các từ “ tha thiết, ríu ran” thuộc loại từ nào? c. Câu “Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm” sử dụng các biện pháp tu từ nào? d. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “người”. Các từ đó được dùng theo phép tu từ nào? GV: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “phong cảnh đất nước” trong đoạn thơ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. ( Nguyễn Đình Thi ) GV: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ. GV: Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn văn sau: a. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận) b. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi (Thanh Tịnh) c. Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. d. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi trời. đ. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu. Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. GV: Cho các câu văn sau: - Chị Dậu run run: (...) - Chị Dậu vẫn thiết tha: (...) - Chị Dậu nghiến hai hàm răng: (...) Tìm các từ ngữ miêu tả cách nói năng của chị Dậu, từ đó chỉ ra sự thay đổi trạng thái tâm lí của chị. GV: Tìm các từ tượng thanh gợi tả: - Tiếng nước chảy. - Tiếng gió thổi. - Tiếng cười nói. - Tiếng mưa rơi. GV: Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình sau: “ Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!” GV: Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn, bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh. Gạch dưới các từ tượng hình và từ tượng thanh đó. (Dành cho lớp A1). GV: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Gạch dưới các từ tượng hình và từ tượng thanh đó. (Dành cho lớp A1). GV: Thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Cho ví dụ. GV: Chỉ ra từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong những câu sau? GV: Trong đoạn văn sau, có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội? GV: Thế nào là trợ từ? GV: Khi học về trợ từ cần chú ý điều gì? GV: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là trợ từ? a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (Nguyên Hồng ) b. Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. (Thanh Tịnh ) c. Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì. d. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh ) e. Nó đưa cho tôi mỗi 5000 đồng. g. Mỗi người nhận 5000 đồng. GV: Chọn từ những hay mỗi để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Tôi còn /..../ 5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp. b. Tôi còn /..../ 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được. Chỉ ra sự khác nhau giữa những và mỗi? GV: Cho các trợ từ: thực ra, chỉ là, chính, đến là. Hãy điền các trợ từ đó vào chỗ trống cho thích hợp. - Đó /.../ chuyện vặt. - /.../ tôi không có ý từ chối. - Lũ trẻ con xóm này /.../ nghịch. - /.../ tôi cũng không biết nó đi đâu. GV: Phân biệt ý nghĩa của trợ từ mà trong hai trường hợp sau: a. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. (Nguyên Hồng ) b. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Nguyên Hồng ) GV: Đặt 3 câu có dùng trợ từ chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó. GV: Thế nào là thán từ? GV: Thán từ có thể tách ra thành câu đặc biệt không? GV: Thán từ đứng ở vị trí nào trong câu? GV: Thán từ chia làm mấy loại chính? Đó là những loại nào? GV: Tìm thán từ trong những câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì? a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố ) b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! ( Ngô Tất Tố ) c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. ( Tô Hoài ) d. Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm ) GV: Đặt 3 câu dùng 3 thán từ: ôi, ừ, ơ. GV: Thế nào là tình thái từ? GV: Dựa vào chức năng, người ta chia tình thái từ ra làm mấy loại ( Kể tên )? GV: Xác định tình thái từ trong các câu sau: - Anh đi đi. - Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ? - Chị đã nói thế ư? GV: Cho một câu có thông tin sự kiện: Nam học bài. Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên? GV: Cho hai câu sau: a. Đi chơi nào! b. Nào, đi chơi! Chỉ ra trường hợp từ nào là tình thái từ. Từ nào trong trường hợp còn lại là gì? GV: Cho biết sự khác nhau giữa hai cách nói: a. Cháu chào bác. b. Cháu chào bác ạ. GV: Dùng các tình thái từ để biến đổi các câu trần thuật sau thành các câu nghi vấn. Đặt ra một tình huống giao tiếp có thể sử dụng câu nghi vấn đó. a. Mẹ về rồi. b. Nam đi bơi. c. Ngày mai là chủ nhật. d. Đây là quyển truyện của Nam. I. Trường từ vựng: 1. Lý thuyết: Trường từ vựng là tập hợp những từ có chung ít nhất một nét nghĩa. Ví dụ: xanh, đỏ, tím, vàng. *Lưu ý: Trường từ vựng có tính hệ thống. Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau Trường từ vựng có mối quan hệ với các biện pháp tu từ từ vựng. 2. Bài tập: 2.1. Bài 1: Các từ đều nằm trong trường từ vựng chỉ hoạt động của con người. Chia ra các trường từ vựng nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm, phân tích, tổng hợp, suy,... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... +Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... 2.2. Bài 2: Một số từ thuộc các trường từ vựng: - Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn,... - Chim: tổ, bay, nhìn,... - Trường học: học trò, lớp, thầy,... 2.3. Bài 3: Các từ in đậm trong đoạn văn đã cho thuộc trường từ vựng: hoạt động của chân. 2.4. Bài 4: Tên các trường từ vựng: a. Bộ phận của cây. b. Người ruột thịt. c. Đồ mặc. 2.5. Bài 5: (Dành cho lớp A1). a. Từ ghép đẳng lập. b. Từ láy. c. Biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh d. Các từ ngữ thuộc trường từ vựng “người”: hoàn hồn, quay đầu lại, giương đôi mắt, lặng nhìn, tha thiết, gật đầu chào. Các từ đó được dùng theo phép tu từ nhân hoá. 2.6. Bài 6: Trường từ vựng “phong cảnh đất nước”: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông. II. Từ tượng hình, từ tượng thanh: 1. Lý thuyết: Từ tượng hình là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật hiện tượng. VD: run rẩy, liêu xiêu, chỏng quèo, thướt tha Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người. VD: ha hả, róc rách, lèo xèo, răng rắc, ù ù. 2. Bài tập: 2.1. Bài 1: a. líu lo. b. dịu dàng, nặng nề, từ từ, lưng lẻo, lưu luyến, nức nở, thút thít, ngập ngừng. c. Lom khom, lác đác. d. Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. đ. Ríu rít, chập chờn. 2.2. Bài 2: Các từ ngữ miêu tả cách nói năng của chị Dậu: + run run. + thiết tha. + nghiến hai hàm răng. Sự thay đổi trạng thái tâm lí: sợ hãi -> van nài -> căm phẫn. 2.3. Bài 3: Các từ tượng thanh gợi tả: - Tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào,... - Tiếng gió thổi: vi vu, xào xạc, ... - Tiếng cười nói: râm ran, the thé, ồm ồm, sang sảng,... - Tiếng mưa rơi: tí tách, lộp bộp,... 2.4. Bài 4: Từ tượng hình: +Gày guộc: gầy gò đến mức chỉ còn da bọc xương. +Mong manh: rất mỏng, gây cảm giác không đủ sức chịu đựng. -> Gợi đến sự mỏng manh, yếu ớt nhưng rất kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết của cây tre. Đó cũng chính là biểu tượng kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam. 2.5. Bài 5: Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,... (Thế Lữ ) 2.6. Bài 6: Tham khảo đoạn văn sau: Nửa đêm, bé chợt tỉnh giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm. (Trần Hoài Dương) III.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH 1. Lý thuyết: Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số địa phương nhất định. Biệt ngữ xã hội: là những từ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 2. Bài tập: 2.1. Bài 1: a. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm (mẹ) yêu nước cả đôi mẹ hiền b. Chuối đầu vườn đã lổ (trổ) Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng (sao) được c. Nó đẩy (bán) con xe với giá hời 2.2. Bài 2: - Lệch tủ (không trúng phần mình học) nên nó không làm được bài kiểm tra. - Con nín đi! Mợ (mẹ) đã về với các con rồi mà. - Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói: - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám. (Bánh chưng, bánh giầy) IV. Trợ từ: 1. Lý thuyết: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Lưu ý: Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Do đó, cần phân biệt hiện tượng đồng âm khác loại này. 2. Bài tập: 2.1. Bài 1: Các câu (a), (c), (e) có trợ từ. 2.2. Bài 2: Điền như sau: a. Tôi còn những 5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp. b. Tôi còn mỗi 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được. => Những biểu thị sự đánh giá nhiều về số lượng. Mỗi biểu thị sự đánh giá ít về số lượng. 2.3. Bài 3: Điền như sau: - Đó chỉ là chuyện vặt. - Thực ra tôi không có ý từ chối. - Lũ trẻ con xóm này đến là nghịch. - Chính tôi cũng không biết nó đi đâu. 2.4. Bài 4: (Dành cho lớp A1). Cả hai trường hợp, trợ từ mà đều có ý nghĩa nhấn mạnh sắc thái không bình thường của hành động trong câu. a. Trong “. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”, từ mà thể hiện ý giục giã, cần thiết. b. Trong “Mợ đã về với các con rồi mà”, từ mà có ý dỗ dành, an ủi. 2.5. Bài 5: Đặt câu: - Nói dối là tự làm hại chính mình. - Tôi đã gọi đích danh nó ra. - Bạn không tin ngay cả tôi nữa à? => Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi. V. Thán từ: 1. Lý thuyết: - Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi - đáp. - Thán từ có khi tách ra làm thành một câu đặc biệt. - Thán từ thường đứng ở đầu câu; nhưng có khi đứng ở giữa câu hoặc cuối câu. - Phân loại: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cam xức. + Thán từ gọi đáp 2. Bài tập: 2.1. Bài 1: a. Này: dùng để gọi. b. Khốn nạn: dùng để bộc lộ cảm xúc. c. Chao ôi: dùng để bộc lộ cảm xúc. d. Ha ha: dùng để bộc lộ cảm xúc. 2.2. Bài 2: Đặt câu: - Ôi! Buổi
File đính kèm:
- giao_an_day_them_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc.doc