Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Ôn tập "Lắng nghe lịch sử nước mình"

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản truyện truyền thuyết: một số yếu tố hình

thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường.), nội dung (đề tài, chủ đề, ý

nghĩa, thái độ người kể,.) của truyện truyền thuyết.

- Ôn tập từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) và sử dụng từ đơn, từ phức trong hoạt

động đọc, viết, nói và nghe.

- Ôn tập cách kể lại một truyền thuyết đã học (hoặc đã đọc, đã nghe)

- Biết cách tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ.

- Biết cách thức tiến hành thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp

thống nhất.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:2

Trang 2

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo

vệ đất nước.

- Bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn qua tìm hiểu các lễ hội truyền thống dân tộc.

- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

pdf 72 trang linhnguyen 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Ôn tập "Lắng nghe lịch sử nước mình"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Ôn tập "Lắng nghe lịch sử nước mình"

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Ôn tập "Lắng nghe lịch sử nước mình"
à thời 
gian diễn ra hội thi: “Ở xã Đồng Tháp huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng 
sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng nghề cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. 
30 
Trang 30 
Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát 
chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa 
cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian. Người dự thi được tuyển chọn từ 
các xóm trong làng”. Chỉ với mấy câu giới thiệu ở phần đầu văn bản, tác giả Minh 
Nhương đã khiến người đọc vô cùng tò mò, mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về hội 
thi. 
 Lễ hội thường bắt đầu bằng một sự tích có ý nghĩa. Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn 
cũng vậy - nó bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên sông 
Đáy ngày xưa nên mang nét đẹp truyền thống. 
 Phần tiếp theo của văn bản, tác giả trình bày lại quy trình và thể lệ của hội 
thi một cách cụ thể, chi tiết và sinh động, truyền đến cho người đọc không khí tươi 
vui, nhộn nhịp, sôi nổi của hội thi. Người chơi chia làm bốn đội. Quy trình nấu cơm 
đòi hỏi sự khoẻ mạnh của các chàng trai và sự khéo léo của các cô gái khi phải trải qua 
nhiều công đoạn khó khăn, từ việc dâng hương - lấy lửa - châm đuốc - giã thóc, sàng, 
giần thành gạo - lấy nước - bắt đầu thổi cơm - cách thổi đặc biệt. Không chỉ các thành 
viên của mỗi đội thổi cơm thi phải phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau mà các đội tham 
gia cũng phải phối hợp nhau để tạo nên sự hài hoà của hội thi. Những thử thách khiến 
hội thi vang lên những trận cười hồn nhiên, sảng khoái sau những ngày lao động mệt 
nhọc của cả người chơi và người xem. 
 Sau khoảng một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. 
Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có 
cơm cháy. Giải thưởng cho Hội thổi cơm thi là phần thưởng cho đội đã chứng tỏ được 
sự khéo léo, phối hợp ăn ý với nhau. Do đó, việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó 
có gì sánh nổi. 
 Hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Đó là sự 
khéo léo và nhanh nhẹn, sáng tạo. Hội thi như một cách thư giãn tinh thần, rèn luyện 
sức khỏe nhằm nâng cao ý nghĩa cuộc sống, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, ý 
thức cộng đồng. Hội thi giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của 
cha ông ta được lưu truyền qua nhiều thế hệ, qua đó tôn vinh những nét đẹp của văn hoá 
dân tộc, của nghề trồng lúa nước. Tái hiện lại Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả 
không chỉ thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế của mình mà còn bộc lộ niềm trân 
trọng, mến yêu với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. 
31 
Trang 31 
 Như vậy, bằng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động, văn bản “Hội 
thổi cơm thi ở Đồng Vân” (Minh Nhương) đã cung cấp cho chúng ta hiểu biết về nguồn 
gốc, diễn biến và giá trị văn hoá lịch sử của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Qua đó, văn 
bản ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam, tôn vinh những nét đẹp truyền thống của văn 
hóa dân tộc. Văn bản cũng giúp chúng ta thêm tự hào về vẻ đẹp con người Việt Nam, 
yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 
III. LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
* GV hướng dẫn HS thực hành đề đọc hiểu văn bản đọc kết nối chủ điểm: Hội thổi cơm 
thi ở Đồng Vân (Minh Nhương) 
Đề bài: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
 “Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang 
nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu 
dân, độ quốc. 
 Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa 
dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã 
bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên, Có người phải bỏ cuộc, người khác lại 
leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. 
 Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào 
hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa 
bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi 
nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm 
nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng 
uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội 
thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem 
hội”. 
 (SGK Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tao, trang 28). 
Câu 1. Theo văn bản, mục đích của việc các đội hình thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ 
dâng hương trước cửa đình để làm gì? 
Câu 2. Chỉ ra các chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp 
nhịp nhàng ăn ý với nhau. 
Câu 3. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, 
em có nhận xét gì vẻ đẹp của con người Việt Nam? 
32 
Trang 32 
Câu 4a. Em hãy kể tên những lễ hội của nước ta mà em biết (Tối thiểu 03 lễ hội). Theo 
em, việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có những ý 
nghĩa gì? 
Câu 4b. Theo em, chúng ta cần có cách ứng xử (thái độ, hành vi, lời nói) như thế nào 
khi tham gia các lễ hội? 
(GV chọn một trong hai câu hỏi) 
 Gợi ý làm bài 
Câu 1. Theo văn bản, mục đích của việc các đội hình thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ 
dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ 
quốc. 
 Câu 2. Các chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp 
nhàng ăn ý với nhau: rong lúc một thành viên của đội làm nhiệm vụ lấy lửa thì các thành 
viên khác, mỗi người làm một việc: người vót những thanh tre già thành những chiếc đũa 
bông, người thì giã thóc, người thì giần sàng thành gạo, người thì lấy nước nấu cơm, các 
đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem. 
Câu 3. Vẻ đẹp của con người Việt Nam: khỏe mạnh và khéo léo, nhanh nhẹn và sáng 
tạo; đoàn kết, phối hợp trong nhóm; có ý thức tập thể. 
Câu 4a. 
* Một số lễ hội của Việt Nam được tổ chức hằng năm: 
Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), hội Lim (Bắc Ninh), Lễ hội Thổ Hà 
(Bắc Giang), Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang),, Lễ hội Kiếp Bạc (Hải 
Dương), Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa (Khánh 
Hòa), Lễ hội Gầu Tào (Lào Cai, Hà Giang), Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), 
Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang (Khánh Hòa), Lễ hội Lồng Tông của người Tày 
(Tuyên Quang), Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Lễ 
hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và Lễ hội Nghinh 
Ông, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh,hội làng Đồng Kị(Bắc Ninh), 
*HS nêu ý nghĩa của việc tổ chức các lễ hội truyền thống hằng năm. 
Có thể nêu : 
Lễ hội truyền thống là một phần quan trọng với đời sống tinh thần của người Việt. Do 
đó, việc giữ gìn và tổ chức các lễ hội truyền thống hằng năm có ý nghĩa vô cùng quan 
trọng: 
+ Các lễ hội truyền thống là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là hình thức giáo dục, 
chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được công lao tổ tiên, tỏ lòng tri ân công đức của 
các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có công dựng nước, giữ nước và đấu tranh 
giải phóng dân tộc. 
33 
Trang 33 
+ Giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những 
giá trị đạo đức truyền thống quý báu cũng như phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; 
góp phần xây dựng hình ảnh một dân tộc Việt Nam với bản sắc văn hóa tinh hoa, lâu 
đời. 
+ Việc tổ chức lễ hội truyền thống còn góp phần tích cực trong giao lưu với các nền văn 
hóa thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho văn hoá Việt Nam có sức mạnh chống lại sự 
ảnh hưởng không tích cực của văn hoá ngoại lai. 
Câu 4b. 
Mỗi người khi tham gia các lễ hội cần có lỗi ứng xử có văn hoá, biểu hiện cụ thể như: 
- Thái độ: Tôn trọng giá trị văn hoá truyền thống, tôn trọng sự khác biệt văn hoá vùng 
miền, tôn trọng nội quy ban tổ chức, 
- Hành vi, lời nói: Có hành vi và lời nói đúng chuẩn mực , đúng pháp luật, đúng chuẩn 
mực đạo đúc xã hội; không có những những hành vi phản cảm (như không ăn mặc 
quần áo quá ngắn khi đến chùa chiền; không nói tục chửi bậy nơi lễ hội; không chen 
chúc, dẫm đạp lên nhau để đi hội; không dẫm đạp, phá hỏng các công trình, cỏ cây, hoa 
lá trong khuôn viên diễn ra lễ hội...) ; tích cực quảng bá hình ảnh đẹp về con người Việt 
Nam và giá trị văn hoá VN cho bạn bè thế giới biết đến, 
Ôn tập đọc mở rộng thể loại: Bánh chưng, bánh giầy 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Thể loại: Truyền thuyết 
2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
3. Tóm tắt 
 Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm trong số hai mươi người con trai của 
mình một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con 
trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau 
sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, 
chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như 
những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy 
gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng 
lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh 
ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là 
bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. 
4. Bố cục: 
34 
Trang 34 
- P1: Từ đầu đến. chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi 
- P2: Tiếp đến .hình tròn: Lang Liêu được thần giúp đỡ 
- P3: Còn lại: Lang Liêu được chọn nối ngôi 
5. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy 
5.1. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy. 
Đặc điểm Chi tiết biểu hiện 
a. Thường xoay quanh công 
trạng, kì tích của NV mà 
cộng đồng truyền tụng, tôn 
thờ 
- Lang Liêu làm ra bánh trưng (nguyên liệu lấy từ nông 
sản do nhân dân làm ra) được Vua cha lựa chọn dâng 
lên lễ Tiên Vương. 
b. Thường sử dụng yếu tố kì 
ảo nhằm thể hiện tài năng, 
sức mạnh khác thường của 
NV. 
- Lang Liêu nằm mộng được thần mách bảo những 
nguyên liệu làm bánh. 
c. Cuối truyện thường gợi 
nhắc các dấu tích xưa còn lưu 
lại đến “ ngày nay”. 
- Hàng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán nhân dân ta có 
tục làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất 
và tổ tiên. 
5.2. Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy. 
Đặc điểm Chi tiết biểu hiện 
a. Thường có những điểm 
khác lạ về lai lịch, phẩm 
chất, tài năng, sức mạnh, 
- Lang Liêu mồ côi mẹ, là chàng trai hiền hậu, chăm 
chỉ, rất mực hiếu thảo. 
b. Thường gắn với sự kiện 
lịch sử và có công lớn đối với 
cộng đồng 
- Lang Liêu làm ra bánh trưng (nguyên liệu lấy từ nông 
sản do nhân dân làm ra) được Vua cha lựa chọn dâng 
lên lễ Tiên Vương. 
c. Được cộng đồng truyền 
tụng, tôn thờ. 
- Hàng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán nhân dân ta có 
tục làm bánh chưng, bánh giầy để tưởng nhớ tổ tiên và 
người đã sáng tạo ra 2 thứ bánh này. 
6. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 
a. Nghệ thuật: sử dụng các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, cách kể chuyện dân gian, 
35 
Trang 35 
b. Nội dung: Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của 
bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu 
dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính 
Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. 
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH 
 1. Dàn ý: 
1.1. Nêu vấn đề: 
- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, khái quát đặc trưng thể 
loại truyền thuyết) 
- Giới thiệu về truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” , khái quát giá trị nội dung và 
giá trị nghệ thuật 
a. Nhà vua ra quyết định truyền ngôi cho con 
- Hoàn cảnh truyền ngôi: giặc ngoài đã dẹp yên, vua đã già, muốn truyền ngôi 
- Người nối ngôi vua phải là người nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng 
- yếu tố thể hiện sự tiến bộ trong tư tưởng của vua Hùng (khác với quy định bao đời 
trước là chỉ truyền ngôi cho con trưởng) 
- Cách thức: một câu đố để thử tài – “ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho” 
→ Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử 
b. Các hoàng tử tìm kiếm và sửa soạn lễ vật. Riêng Lang Liêu được thần linh giúp 
đỡ 
- Các hoàng tử đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương, họ đi tìm của 
quý trên rừng xuống biển 
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, từ khi lớn lên, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa 
trồng khoai, trong nhà chỉ có khoai, lúa là nhiều. 
- Lang Liêu nằm mộng thấy thần, được thần mách bảo, Lang Liêu nghe lời thần làm lễ 
vật dâng vua cha: 
 Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm 
nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành bánh hình vuông, nấu một ngày một đêm 
thật nhừ. 
 Cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyền, nặn hình tròn 
36 
Trang 36 
- Ngoài ra, Lang Liêu còn được dạy về giá trị của hạt gạo - sản phẩm nông nghiệp 
chính của nước ta: 
 Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo 
 Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và không bao giờ chán 
 Lúa gạo tự mình có thể trồng được nhiều, đem lại no ấm cho người dân 
→ Thể hiện tư duy và lối sống của người dân Việt xưa gắn với nền văn minh lúa nước 
(gạo, nếp... là sản phẩm chính được sản xuất nhiều nhất, nuôi sống nhân dân ta) 
c. Lang Liêu được vua cha truyền ngôi 
- Bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất cùng Tiên vương 
- Sau khi lễ xong, vua cùng quần thần ăn bánh, ai cũng tấm tắc khen ngon 
- Lang Liêu là người hiểu ý nhà vua nên được truyền ngôi cho. 
d. Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy và tục lệ của người Việt 
- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy: 
 Bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho trời 
 Bánh chưng có hình vuông tượng trưng là đất, thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng 
cầm thú, cây cỏ, muôn loài. 
 Lá bọc ngoài, mĩ vị ở trong là ngụ ý đùm bọc nhau 
→ Chiếc bánh chứa đựng tư duy, quan niệm của ông cha ta (trời đất dung hòa, vạn vật 
sinh sôi nảy nở, mọi người yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với nhau) 
- Tục lệ của dân tộc ta: 
 Tập trung, chăm chỉ làm trồng trọt và chăn nuôi 
 Cứ đến dịp Tết lại làm bánh chưng, bánh giầy vừa để đặt lên mâm cơm thờ tổ tiên, 
vừa để mọi người cùng thưởng thức. 
→ Đây là những tục lệ, nếp sống có từ ngàn đời xưa đến nay vẫn được lưu truyền, vẫn 
ăn sâu trong cuộc sống của người dân Việt. 
1.3. Đánh giá khái quát 
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản; 
 + Nội dung: Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của 
bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu 
dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, 
Đất và tổ tiên của nhân dân ta 
 + Nghệ thuật: sử dụng các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, cách kể chuyện dân gian 
37 
Trang 37 
- Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết: hiểu hơn về nguồn gốc của một loài bánh, 
thêm tự hào về văn hoá dân tộc, 
2. Định hướng phân tích 
 Hàng năm mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền 
ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chuẩn bị lá 
dong, xay đỗ, giã gạo để gói bánh chưng. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết 
Bánh chưng, bánh giầy. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh 
giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca 
ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà 
bản sắc dân tộc. 
 Tác phẩm truyện truyền thuyết thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật 
mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Trong tác phẩm truyện “Bánh chưng, bánh giầy”, tác 
giả dân gian đã ca ngợi công lao của Lang Liêu, người con thứ của vua Hùng thứ sáu, 
người đã có công sáng tạo ra hai loại bánh được lưu truyền đến ngày nay, nhờ đó mà được 
vua cha truyền cho ngôi báu. 
 Mở đầu truyện, tác giả dân gian đã kể lại sự kiện vua cha muốn chọn người 
nối ngôi báu. Ý muốn đó của vua cha xuất phát từ lí do giặc ngoài lúc bấy giờ đã yên, 
đất nước thái bình, nhân dân no ấm, hạnh phúc; hơn nữa vua tuổi đã cao, vì thế muốn 
truyền ngôi cho con. Nhưng vua cha không muốn theo tục lệ truyền ngôi cho con trưởng 
như bao đời nay, mà sẽ chọn người thực sự tài giỏi trong các con của Người. Người nối 
ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng. Hoàn cảnh đó chính là 
tình huống để câu chuyện xảy ra. Vua đã chọn người nối ngôi bằng hình thức thi tài. 
Trong truyện dân gian giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân 
vật, không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua 
chú trọng tài chí hơn trưởng thứ. Điều này chứng tỏ đây là một vị vua anh minh, công 
bằng, sáng suốt. 
 Vậy bánh chưng, bánh giầy ra đời như thế nào và liên quan gì đến việc Lang 
Liêu lại được truyền ngôi báu? Diễn biến truyện tiếp nối từ sau sự việc vua cha đưa ra 
thử thách thì các lang thi nhau nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Trong những người con 
của Vua Hùng, có Lang liêu, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là Lang nhưng từ khi 
lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai; thân tuy là con 
vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường. Nhưng may thay, Lang Liêu đã được thần 
báo mộng. Nhờ có lời thần mách bảo: “Vật trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, vì 
gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi không chán”, bằng trí tuệ của mình, Lang 
38 
Trang 38 
Liêu đã hiểu ý thần và sáng tạo ta hai thứ bánh từ những nguyên liệu tự nhiên do chính 
tay chàng trồng được để dâng lên vua cha. Đến ngày lễ Tiên vương, các lang khác chỉ 
biết mang tiến vua sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành 
các món ăn ấy thì con người không làm ra được; trong khi đó mâm cỗ của Lang Liêu 
chỉ bày toàn bánh chưng, bánh giầy. Tuy nhiên chồng bánh của Lang Liêu lại gây ngạc 
nhiên và thích thú cho vua cha. Sau lời giãi bày được thần báo mông, giải thích nguyên 
liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh, Vua cha đã nếm bánh thấy ngon, ý nghĩa và 
tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu. 
 Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế - đó là sự quý trọng hạt gạo, 
trọng nghề nông, vừa có ý nghĩa sâu xa - đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân 
dân ta. Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem 
cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên 
Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo. Chính vì vậy, 
chàng đã được vua cha chọn làm người nối ngôi. Câu nói của vua cha đã giải thích ý 
nghĩa của từng loại bánh từ hình thức đến các chất liệu tạo nên chúng. Sự gắn bó giữa 
những thức ấy với nhau để thành một thức ngon chính là sự gắn kết các cá thể thành một 
khối đoàn kết, đùm bọc nhau. Gạo nếp có từ nghề nông, lợn có nhờ chăn nuôi, bánh 
chưng, bánh giầy xuất hiện từ lễ tế Trời Đất, Tiên vương đã trở thành tập quán và tục lệ 
được chăm lo chu đáo kể từ ngày ấy. Bởi vậy, trong những ngày Tết, gia đình Việt Nam 
nào cũng có: 
Thịt mỡ, dưa lành, câu đối đỏ 
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. 
 Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy ngoài việc giải thích nguồn gốc hai loại bánh 
cổ truyền và phong tục làm bánh chưng, bánh giầy , tục thờ cúng tổ tiên của người Việt 
còn đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu - nhân vật chính, hiện lên như một 
người anh hùng văn hóa. Cho đến ngày nay, mỗi lần Tết đến – xuân về, người Việt chúng 
ta vẫn thường gói bánh chưng, bánh giầy như là một nét văn hóa đẹp để tưởng nhớ tiên 
tổ và là lời cảm tạ trời đất cho cái ăn, cái mặc, mùa màng bội thu. 
III. LUYỆN ĐỀ 
*Bài tập trắc nghiệm 
Câu 1. Lang Liêu là nhân vật gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời vua Hùng 
dựng

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_day_them_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1.pdf