Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Cảnh ngày xuân"

1.Tác giả-tác phẩm

- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm rất đồ sộ trong đó nổi bật nhất là kiệt tác ”Truyện Kiều”.

- Tác phẩm đã phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị chà đạp lên quyền sống của con người, phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đ.biệt là người phụ nữ.

- Qua đó, tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở điêu đứng. Đồng thời, tác giả cũng trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người.

- Với “Truyện Kiều”, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. nghệ thuật tự sự đã có sự phát triển vượt bậc.

2. Vị trí đoạn trích+bố cục

* Vị trí đoạn trích:

- Đoạn trích nằm ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh,chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều.

*Bố cục: 3 phần

- Bốn câu thơ đầu: gợi tả cảnh đẹp ngày xuân

- Tám câu tiếp theo: gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

- Sáu câu cuối: cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trở về.

 Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.

 

docx 5 trang linhnguyen 17/10/2022 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Cảnh ngày xuân"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Cảnh ngày xuân"

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Cảnh ngày xuân"
CẢNH NGÀY XUÂN
I/KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Tác giả-tác phẩm
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm rất đồ sộ trong đó nổi bật nhất là kiệt tác ”Truyện Kiều”. 
Tác phẩm đã phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị chà đạp lên quyền sống của con người, phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đ.biệt là người phụ nữ.
Qua đó, tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở điêu đứng. Đồng thời, tác giả cũng trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người.
Với “Truyện Kiều”, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. nghệ thuật tự sự đã có sự phát triển vượt bậc.
.
2. Vị trí đoạn trích+bố cục
* Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh,chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều.
*Bố cục: 3 phần
- Bốn câu thơ đầu: gợi tả cảnh đẹp ngày xuân
- Tám câu tiếp theo: gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Sáu câu cuối: cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trở về.
Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
II/PHÂN TÍCH
1.Bốn câu đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
a.Hai câu đầu
Bằng bút pháp chấm phá kết hợp với gợi tả, hai câu thơ đầu vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. 
 “ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Trước hết “con én đưa thoi” là một hình ảnh tả thực, trong tháng ba- tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng chao đi chao lại giữa bầu trời trong sáng.
Tiếp đó là hình ảnh là “thiều quang”, gợi lên cái màu tươi sáng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời. Hình ảnh này cho thấy mùa xuân như đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất. 
Chỉ bằng 2 nét vẽ cảnh sắc đặc trưng, tiêu biểu là chim én và ánh nắng, bức tranh xuân đã bừng lên tươi tắn. 
Bên cảnh hình ảnh, màu sắc, đường nét là cảm xúc. Cảm xúc được kín đáo thể hiện qua ý niệm về thời gian. 
Hình ảnh “con én đưa thoi” không chỉ mở ra một không gian cao rộng của bầu trời mùa xuân mà còn gợi sự trôi chảy của thời gian – thời gian “thấm thoắt thoi đưa”. Câu thành ngữ “Thời gian thấm thoắt thoi đưa/ Như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu” đã “nhập” vào hồn thơ Tố Như tự bao giờ?
Ở câu thơ thứ hai những từ xác định về lượng “chín chục”, “ngoài sáu mươi” và phó từ “đã” chỉ thời gian quá khứ đã cho thấymùa xuân có chín mươi ngày, mới đó thôi mà giờ đã sang tháng ba. Vì thế lời thơ hình như còn bộc lộ sự tiếc nuối khôn nguôi của con người trước bước đi vội vã của thời gian. 
b.Hai câu sau
Thiên nhiên mùa xuân càng đẹp hơn bởi sắc “xanh” của cỏ non, sắc ” trắng” của một vài bông hoa” lác đác. Đây mới thực sự là bức tranh tuyệt mĩ. 
” Cỏ non  xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Hình ảnh này gợi tả những thảm cỏ xanh non đang lan ra, phủ khắp, nối liền mặt đất với chân mây. Lời thơ mở ra một bức tranh rộng lớn, bát ngát, không giới hạn. 
Ở đó có sự lan tỏa của sắc xanh: xanh cỏ, xanh trời. Tất cả cho thấy sức sống của mùa xuân đang tuôn trào mãnh liệt. 
Trên cái nền xanh của cỏ xuân và trời xuân trong sáng ấy, nhà thơ điểm xuyết những bông hoa lê trắng muốt như những trang sức quý giá tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. 
Nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm” trong câu thơ này vừa tạo ra sự đối ứng của hình ảnh, màu sắc “cỏ non xanh – cành lê trắng” vừa nhấn tả trạng thái đang mở ra của bông hoa.
Cách phối màu xanh – trắng hài hòa ấy gợi cảm giác nhẹ nhàng, thanh khiết, trong sáng, trẻ trung, căng tràn sức sống. Vì thế, cảnh rộng lớn mênh mông mà không đìu hiu, quạnh vắng; sinh động, có hồn chứ không hề tĩnh tại. Cái thần tình của ngòi bút Nguyễn Du là ở chỗ đó.
Có thể nói bốn câu thơ tả cảnh thiên nhiên mùa xuân của Nguyễn Du quả là điêu luyện! Ngòi bút của ông thật tài hoa, giàu chất tạo hình, kết hợp giữa tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người vui tươi phấn chấn, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. 
Điều này chứng tỏ phải là người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên lắm, tác giả mới có thể viết được những câu thơ hay như vậy.
2. Tám câu thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Mở đầu cảnh lệ hội tác giả viết: “Thanh minh..đạp thanh”
Lời thơ trần thuật kết hợp với nghệ thuật tiểu đối và cách tách từ “lễ”, “hội” đãgiúp tác giả diễn tả hai hoạt động trong ngày tết thanh minh.
Lễ tảo mộ: viếng mộ, sửa sang, quét dọn, hương khói phần mộ của người thân.
Hội đạp thanh là cuộc vui chơi, du xuân trên đồng cỏ xanh.
Câu thơ gợi nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta tưởng nhớ về công ơn của những người đã mất. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân ta “Uống nước nhớ nguồn”.
Tiếp đó, không khí lễ hội được Nguyễn Du miêu tả sống động bằng cả một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt.
Những danh từ như: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân -> gợi tả lễ hội có rất nhiều người, mà chủ yếu là trai thanh gái lịch.
Những động từ, tính từ như: sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức -> gợi không khí rộn ràng, nào nhiệt của ngày hội, gợi tả tâm trạng háo hức, hào hứng của người đi hội.
Ở đây, Nguyễn Du còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh”. Hình ảnh này một mặt gợi đoàn người nhộn nhịp đi du xuân như đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Mặt khác gợi lên những tiếng xôn xao, những cuộc trò chuyện, gặp gỡ, làm quen của những đôi uyên ương trong lần đầu gặp gỡ. 
Không chỉ rộn ràng mà không gian còn vô cùng đông đúc: “Ngựa xe như nước, áo quân như nêm”. Đây là hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung trong lễ hội ngựa xe nối đuôi nhau như dòng nước bất tận, người dự hội mặc trang phục đẹp đi lại đông đúc, chật như nêm cối. 
Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh: “Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”. 
Qua tám câu thơ tiếp, thi nhân không chỉ khắc họa thành công nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà đằng sau đó còn là không gian tạo nên cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nàng Kiều tuyệt sắc giai nhân và chàng Kim nho nhã, phong lưu.
 Tám câu thơ tả cảnh lễ hội ngày thanh minh mà khắc họa được cả truyền thống văn hóa lễ hội xưa.
3. Sáu câu thơ cuối: Khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
”Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thần dan tay ra về
.............................................
 Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Buổi chiều, mặt trời từ từ (tà tà) ngả bóng về tây. Ngày lễ hội đông vui đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau ra về. 
Cảnh ở đây vẫn thơ mộng, hữu tình, vẫn mang cái thanh, cái nhẹ của mùa xuân. Mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời chầm chậm ngả bóng, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. 
Nhưng thời gian đã khác – một đằng là sáng xuân, một đằng là chiều tà; một đằng là lúc vào lễ hội, một đằng là lúc tan hội. 
Không khí cũng khác: không còn bát ngát, không còn đông vui, náo nhiệt như lúc lễ hội nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. 
Những từ láy “tà tà”, “’thơ thẩn”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn giàu giá trị biểu cảm. 
Từ “thơ thẩn“ có sức gợi lớn, nã kh«ng chØ gîi bíc ch©n ®i thong th¶, chËm r·i, nã cßn gîi t©m tr¹ng b©ng khu©ng, ng¬ ngÈn tiÕc nuèi, ch©n bíc ®i mµ t©m tr¹ng cßn vÊn v¬ng, cßn muèn nÝu kÐo kh«ng khÝ nhén nhÞp cña buæi lÔ héi.
Ấn tượng nhất là từ láy “nao nao” – tính từ chỉ tâm trạng con người được dùng để tả dòng nước trôi có vẻ chậm chạp, lững lờ, ngập ngừng, lãng đãng chứ không giống như khi gặp Kim Trọng
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Dáng vẻ “nao nao” ấy của dòng nước có lẽ cũng chính là tâm trạng nao nao trong lòng Kiều. Tâm trạng Kiều có gì đó luyến tiếc, bâng khuâng, xao xuyến về một cuộc du xuân đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nức đã chấm dứt và có linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra. 
Trên cái nền “nao nao” của tâm trạng con người, ta bắt gặp một dịp cầu “nho nhỏ” góp vào bức tranh thiên nhiên nhỏ bé, êm đềm. Tâm hồn con người như bỗng chuyển điệu cùng cảnh vật, cũng nhỏ bé đến nao nao trong buổi chiều tà. – 
Hai câu cuối: Nguyễn Du tả cảnh mà dự báo trước điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Quả nhiên, dòng nước “nao nao” đã dẫn bước chân Kiều đến với nấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên – một kĩ nữ với kiếp đời tài hoa, bạc mệnh: 
Sè sè nầm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh,
Kiều sẽ gặp chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng, sẽ khởi đầu giấc mộng Tiền Đường đeo đẳng suốt 15 năm sau, khởi đầu một cuộc tình dep nhung đầy dở dang tiếc nuối với Kim Trọng, khởi đầu những ngày tháng bạc mệnh.
Tả cảnh, tả tình như thế là rất khéo. Chuyển đoạn, chuyển ý như thế là rất tinh. Nguyễn Du bậc thầy tả cảnh là ở đó, thiên tài cũng là ở đó.
Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình- cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. 
III/Tổng kết
Tóm lại đoạn trích “Cảnh ngày xuân” có bố cục cân đối, hợp lí. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Ông đãsử dụng hệ thống từ ngữ giàu chất tạo hình, giàu sức biểu cảm.	Đây là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. 
Đồng thời, đoạn trích cũng thể hiện được tài năng của ND trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.	

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_mon_ngu_van_lop_9_van_ban_canh_ngay_xuan.docx