Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 28 đến tuần 33
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I- Mục tiêu:
1. HS hiểu:
- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến kiệm và nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 28 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 28 đến tuần 33

Tuần: 28 P Môn: đạo đức Bài: tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước I- Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. 2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. 3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. - Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến kiệm và nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Dự án. - Thảo luận. IV. Đồ dùng: - GV: VBT - HS: Vở bài tập, giấy A4, bút chì, màu vẽ V. Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ (?) Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? (?) Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? - là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn bảo quản khi sử dụng. - HS trả lời. B. Bài mới: 35’ 1. Khám phá: 1’ GV giới thiệu 2.Kết nối: 34’ a. Hoạt động 1: Vẽ tranh 12’ *Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. * Cách tiến hành: - GV: Hãy vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày. - HS vẽ theo nhóm 4 (?) Hãy lựa chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất, không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn? (?) Nếu không có nước thì cuộc - Đại diện nhóm nêu. - HS trả lời. sống sẽ như thế nào? * Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 12’ * Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước. * Cách tiến hành: - GV hỏi thêm: (?) Vì sao là sai? Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì? - Kết luận: Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm. - HS thảo luận bài tập 2 trang 43 trong cặp đôi. - Đại diện nhóm trả lời(mỗi nhóm một tranh) c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 10’ * Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. * Cách tiến hành: (?) Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? (?) Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm? (?) ở nơi em đang sống, mọi người sử dụng nước như thế nào?(tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay ô nhiễm nước?) - HS thảo luận bài tập 3 trang 44 theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trả lời. - GV tổng kết, khen các HS biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống. (?) Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? - HS nêu bài học. C. Vận dụng: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: P Tuần: 29 Môn: đạo đức Bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước(Tiếp theo) I- Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. 2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. 3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. - Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến kiệm và nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Dự án. - Thảo luận. IV. Đồ dùng: - GV: VBT, bảng nhóm(HĐ3) - HS: Vở bài tập, bảng nhóm(HĐ3) V- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ (?) Nước dùng để làm gì? (?) Chúng ta phải làm gì với nguồn nước sạch? - HS trả lời. - Tiết kiệm và bảo vệ. B. Bài mới: 35’ 1. Khám phá: 1’ GV giới thiệu 2.Kết nối: 34’ a. Hoạt động 1: Xác định các biện pháp 12’ *Mục tiêu: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. * Cách tiến hành: - Các nhóm đưa ra kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - GV khen các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của trái đất. - Các nhóm nhận xét và bổ sung. - Lớp bình chọn biện pháp hay nhất. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 12’ * Mục tiêu: HS đưa ra ý kiến đúng, sai. * Cách tiến hành: - HS nêu yêu cầu bài tập 4(trang 44). - HS thảo luận và làm cặp đôi. - Đại diện nhóm trả lời và giải thích lí do. c. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 10’ * Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. * Cách tiến hành: Bảng nhóm - GV nêu cách chơi: Trong 5 phút các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra bảng nhóm. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng. - GV nhận xét, đánh giá. - GV nêu ghi nhớ. - HS làm việc theo nhóm - HS gắn bảng, trình bày kết quả. - HS đọc C. Vận dụng: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: P Tuần: 30 Môn: đạo đức Bài: chăm sóc cây trồng vật nuôi I- Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện. - Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân. 2. HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường. 3. HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. - Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. - Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng ở nhà và ở trường. - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc ở nhà và ở trường. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Dự án. - Thảo luận. II. Đồ dùng: - GV: VBT, tranh ảnh - HS: Vở bài tập III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ (?) Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? - HS trả lời mục bài học. B. Bài mới: 35’ 1. Khám phá: 1’ GV giới thiệu 2.Kết nối: 34’ a. Hoạt động 1: Trò chơi “Ai đoán đúng” 12’ *Mục tiêu: HS hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người. * Cách tiến hành: - HS điểm số 1- 2 để tìm HS có số chẵn và HS có số lẻ. - GV yêu cầu HS số chẵn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói rõ lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. HS số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm của một cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó? - GV giới thiệu thêm (nếu có tranh ảnh) 1 số HS lên trình bày. * Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho đời sống và mang lại niềm vui cho con người. b. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh 12’ * Mục tiêu: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách tiến hành: - Kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng. - HS đọc yêu cầu bài tập 2 trang 46(1HS hỏi- 1HS trả lời) c. Hoạt động 3: Đóng vai 10’ * Mục tiêu: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 4, chọn một con vật nuôi hoặc một cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất(Ví dụ: 1 nhóm là chủ trại gà, một nhóm là chủ vườn hoa cây cảnh, một nhóm chủ vườn cây, một nhóm chủ ao cá). Thảo luận tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. - Từng nhóm trình bày dự án SX - Nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. - GV khen các nhóm có dự án trang trại tốt chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền được tham gia của mình. C. Vận dụng: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu (?) Gia đình em có vườn cây không? (?) Em đã tham gia làm những việc gì để chăm sóc vườn cây nhà mình? (?) Gia đình em có nuôi con vật gì không? Em chăm sóc con vật đó như thế nào? - HS hát “Nhà em có con gà trống” * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần: 31 Môn: đạo đức Bài: chăm sóc cây trồng vật nuôi(Tiếp) I- Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện. - Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân. 2. HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường. 3. HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. - Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. - Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng ở nhà và ở trường. - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc ở nhà và ở trường. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Dự án. - Thảo luận. II. Đồ dùng: - GV: VBT, bảng ghi câu hỏi hoạt động 1 - HS: Vở bài tập, bảng nhóm III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ (?) Vì sao mọi người cần tham gia chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi? (?) Nêu một số việc cần làm để bảo vệ cây trồng, vật nuôi? - HS trả lời mục bài học. - HS nêu B. Bài mới: 35’ 1. Khám phá: 1’ GV giới thiệu 2.Kết nối: 34’ a. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra. 10’ *Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách tiến hành: - HS điểm số 1- 2 để tìm HS có số chẵn và HS có số lẻ. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau: (?) Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết? (?) Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào? (?) Hãy kể tên các con vật nuôi mà em biết? - HS hoạt động nhóm 4, thảo luận theo các câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày. (?) Các con vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào? (?) Em đã tham gia vào hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào? - GV khen những HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương. b. Hoạt động 2: Đóng vai 10’ * Mục tiêu: HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến được tham gia của trẻ em. c. Hoạt động 3: HS vẽ tranh, hát, đọc thơ,k.chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi 7’ d. Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng 7’ * Cách tiến hành: - GV chia lớp làm các nhóm 4, mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống. - GV nhận xét. * Cách tiến hành: * Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách tiến hành: Bảng nhóm - GV chia HS thành các nhóm 4 và phổ biến luật chơi: Trong 3’ các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để CS và BV cây trồng, vật nuôi vào bảng nhóm. Mỗi việc đúng được tính 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi Việc không nên làm đối với cây trồng Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi Việc không nên làm đối với vật nuôi - GV nhận xét, đánh giá. * Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy em cần biết B.vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - HS đọc yêu cầu bài tập 3 trang 47 - HS thảo luận, đóng vai trong nhóm 4. - Đóng vai trước lớp. - HS vẽ tranh, hát về chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Các nhóm HS thực hiện trò chơi - Gắn bảng, nêu kết quả. C. áp dụng: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu - HS hát các bài hát nói về con vật... Tuần: 32 P Môn: đạo đức Bài: nếp sống văn minh nơi công cộng I- Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - HS hiểu nếp sống văn minh ở nơi công cộng là như thế nào? - HS biết những hành vi nào thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. - HS có ý thức thực hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng. II. Đồ dùng: - GV: sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuyện thể hiện nội dung trên, bảng nhóm(HĐ 1), phiếu bài tập(HĐ 2) - HS: sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuyện thể hiện nội dung trên, bảng nhóm(HĐ 1), phiếu bài tập(HĐ 2) III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ - HS hát “Con chim vành khuyên” B. Bài mới: 35’ 1. GTB: 1’ (?) Bài hát nói về điều gì? - GV giới thiệu bài. - HS nêu 2.Các hoạt động 34’ a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 12’ *Mục tiêu: HS quan sát tranh để thấy được nếp sống văn minh ở nơi công cộng. * Cách tiến hành: - GV treo tranh, bảng nhóm - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời. (?) Hãy nêu nội dung của tranh? (?) Những việc làm đó thể hiện điều gì? (?) Hãy kể những việc làm thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng? - GV hỏi cả lớp: (?) Em đã làm gì để thể hiện mình là HS biết thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng? - GV chốt ý - HS nêu - văn minh(không văn minh) - HS kể - HS nêu b. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập 12’ * Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thể hiện quan điểm trước những hành vi, việc làm thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. * Cách tiến hành: - HS làm cặp đôi. - Đại diện nhóm nêu kết quả. c. Hoạt động 3: Trò chơi “Phóng viên”10’ * Mục tiêu: Giúp HS có hiểu biết rộng và có thói quen giữ nếp sống văn minh. * Cách tiến hành: - HS đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn. - GV nhận xét, đánh giá C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu Dặn dò: 2’ (?) Tìm câu tục ngữ thể hiện sự văn minh, lịch sự nơi công cộng. - HS nêu. - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Họ và tên:. Phiếu bài tập Lớp: 3A Môn: Đạo đức Bài: Nếp sống văn minh nơi công cộng Đánh dấu x vào ô trống vào những hành vi, việc làm thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng: Đánh, chửi nhau ở trường. Nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ khi đi xe buýt. Chỉ đường giúp người nước ngoài. Đi đại, tiểu tiện bừa bãi. Chào hỏi khi gặp người quen. Trèo leo lên cây ở công viên. Chơi bóng trên hè phố. Giúp chú thương binh sang đường. Tuần: 33 P Môn: đạo đức Bài: nếp sống văn minh nơi công cộng(Tiếp) I- Mục tiêu: Giúp HS - Trên cơ sở hiểu biết như thế nào là nếp sống văn minh nơi công cộng, HS thực hiện tốt những nếp sống đó. - HS có thái độ đối với những hành vi đúng hay không đúng trong việc thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. - HS tôn trọng nếp sống văn minh nơi công cộng. II. Đồ dùng: - GV: Bảng nhóm, phiếu ghi 3 tình huống bài tập 2 - HS: Thẻ biểu lộ ý kiến III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ (?) Hãy kể những việc làm thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng? - HS kể. B. Bài mới: 35’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2.Các hoạt động 34’ a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 12’ - GV yêu cầu HS giơ thẻ biểu lộ ý kiến các câu sau trên bảng nhóm: + Trẻ em có quyền được mọi người nhường chỗ trên xe ô tô, ghế ngồi nơi công cộng. + Khi đến rạp xem chiếu phim trẻ em được nói thoải mái, không cần giữ trật tự. + Vứt rác vào thùng rác nơi công cộng. + Nói chuyện oang oang khi đi xe buýt. - ở mỗi ý GV hỏi HS vì sao tán thành(không tán thành) ý kiến đó? - tán thành - không tán thành - tán thành - không tán thành - GV: Việc làm 1, 3 thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. Còn việc làm 2, 4 chưa thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. (?) Hãy nêu một số việc làm khác thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng? (?) Em đã làm được những việc gì để thể hiện nếp sống văn minh nơi - HS nêu - HS nêu b. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai 12’ công cộng? + Tình huống 1: Lan, Huệ, Hồng đi học về, gặp một cụ già đang muốn sang đường nhưng chưa sang được vì đông người qua lại. Ba bạn cứ bình thản đi qua. Nếu là em, em sẽ làm gì lúc đó? + Tình huống 2: Lên xe buýt, Hải gặp một bạn cũ. Hai đứa cứ oang oang nói chuyện. Nếu em cùng đi với Hải em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Đi thăm quan, bạ chỗ nào Thanh và Hoa cũng ăn quà và vứt rác bừa bãi. Nhìn thấy em sẽ làm gì? - HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm 1 tình huống. - Các nhóm lên đóng vai. - GV nhận xét, đánh giá. C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu Dặn dò: 2’ (?) - HS nêu. * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tình huống 1: Lan, Huệ, Hồng đi học về, gặp một cụ già đang muốn sang đường nhưng chưa sang được vì đông người qua lại. Ba bạn cứ bình thản đi qua. Nếu là em, em sẽ làm gì lúc đó? Tình huống 2: Lên xe buýt, Hải gặp một bạn cũ. Hai đứa cứ oang oang nói chuyện. Nếu em cùng đi với Hải em sẽ làm gì? Tình huống 3: Đi thăm quan, bạ chỗ nào Thanh và Hoa cũng ăn quà và vứt rác bừa bãi. Nhìn thấy, em sẽ làm gì?
File đính kèm:
giao_an_dao_duc_3_tuan_28_den_tuan_33.doc