Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 13, 14, 15

MÔN: ĐẠO ĐỨC

BÀI: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG(Tiếp)

I- Mục tiêu:

1, HS hiểu:

- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

- Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.

2, HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.

3, HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến lớp và tập thể.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.

 

doc 7 trang linhnguyen 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 13, 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 13, 14, 15

Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 13, 14, 15
Tuần:13
Môn: đạo đức
Bài: tích cực tham gia việc lớp, việc trường(tiếp)
I- Mục tiêu: 
1, HS hiểu:
- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
2, HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
3, HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến lớp và tập thể.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Dự án.
- Thảo luận.
- Bài viết nửa trang.
- Đóng vai xử lí tình huống.
IV. Đồ dùng:
- GV: VBT, tranh(HĐ 1)
- HS: Vở bài tập
V. Các hoạt động dạy học:
Nội dung- thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC:3’
B. Bài mới: 35’
(?) Như thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
(?) Tham gia việc lớp, việc trường mang lại cho em điều gì?
-  là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng. 
-  mang lại niềm vui cho em.
1.Khám phá: 1’
GV giới thiệu
2. Kết nối: 34’ 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
+ Cách tiến hành: GV chia nhóm 4 giao cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 4 VBT (tr 21)
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên trình bày(hoặc đóng vai)
- HS nhận xét
 GV kết luận: 
a, Là bạn của Tuấn em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
b, Em nên xung phong giúp các bạn học.
c, Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
d, Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
* Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường.
+ Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường
+ Cách tiến hành: GV nêu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
- GV sắp xếp theo các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó.
* Kết luận chung: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
- HS tự ghi vào giấy, bỏ vào hộp chung của tổ.
- Mỗi tổ cử một đại diện lên đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe.
- Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
* HS đọc ghi nhớ
C. áp dụng: 2’
(?) Những bạn nào trong lớp đã (chưa) tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
- GV nhắc nhở, khen ngợi.
* Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:	
Tuần: 14
Môn: đạo đức
Bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
I- Mục tiêu: 
 1. HS hiểu:
- Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày.
3. HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận.
- Trình bày 1 phút.
- Đóng vai.
IV. Đồ dùng:
- GV: VBT, tranh
- HS: Vở bài tập
V. Các hoạt động dạy học:
Nội dung- thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: 1’
(?) Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
(?) Tích cực tham gia việc lớp, việc trường mang lại cho em điều gì?
1 HS nêu
1 HS nêu
B. Bài mới: 37’
1.Khám phá: 1’
GV giới thiệu
2. Kết nối: 36’ 
a. Hoạt động 1:
Phân tích truyện Chị Thuỷ của em
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện(tranh)
- HS đọc lại chuyện
(?) Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Thuỷ, bé Viên, mẹ của bé Viên
(?) Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
- Vì mẹ Viên đi làm ngoài đồng, không có ai trông nom em.
(?) Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
- Vì Thuỷ đã giúp cô trông bé Viên
(?) Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Cần phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
(?) Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? 
- Vì ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh.
- GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ 
hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
b. Hoạt động 2:
Đặt tên tranh
* Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- HS hoạt động theo 4 tổ, mỗi tổ quan sát và đặt tên cho một bức tranh trong bài tập 2( VBT- tr23).
- Đại diện từng nhóm trình bày
(?) Tranh nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Tranh 1,3,4
- GV kết luận: Việc làm của những bạn nhỏ trong tranh1,3,4 là quan tâm Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.
c. Hoạt động 3:
Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận bài tập 3(VBT) trong cặp đôi.
- Đại diện trình bày.
- GV kết luận: Các ý a,c,d là đúng, ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS đọc ghi nhớ(VBT- tr25)
C. áp dụng: 2’
(?) Nêu nội dung bài?
- HS nêu
(?) Em đã bao giờ quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng chưa? Hãy kể một việc làm cụ thể?
- HS nêu
* Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:	
Tuần:15
Môn: đạo đức
Bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng(tiếp)
I- Mục tiêu: 
 1. HS hiểu:
- Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày.
3. HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận.
- Trình bày 1 phút.
- Đóng vai.
IV. Đồ dùng:
- GV: VBT
- HS: Vở bài tập
V. Các hoạt động dạy học:
Nội dung- thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: 1’
(?) Để hàng xóm láng giềng gần gũi với gia đình mình em cần làm gì?
- Quan tâm, giúp đỡ
B. Bài mới: 37’
1.Khám phá: 1’
GV giới thiệu
2. Kết nối: 36’ 
a. Hoạt động 1:
Đánh giá hành vi
12’
* Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. 
* Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu bài tập 4 VBT tr24
- GV cho HS liên hệ theo các việc làm trên. 
- GV kết luận: Các việc a,d e,g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm; các việc b,c,d là những việc không nên làm.
- HS nêu lại yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
b. Hoạt động 2:
Xử lý tình huống và đống vai: 14’
* Mục tiêu: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập 5 VBT tr 25 và các tình huống.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 
và giao cho mỗi nhóm một tình huống nêu trong bài tập để thảo luận, xử lí và đóng vai.
- HS thảo luận
- Các nhóm lần lượt đọc tình huống, đưa ra cách giải quyết và lên đóng vai.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai.
+ Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
+ Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
+ Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
Các con cần phải biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Người xưa đã nói: “Người xưa đã nói người thân”.(ghi nhớ)
c. Hoạt động 3:
Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học 10’
* Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm.
* Cách tiến hành:
- HS trưng bày tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ các em sưu tầm được theo tổ.
- Đại diện tổ lên trình bày trước lớp
- Lớp chất vấn hoặc bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá
C. áp dụng: 2’
(?) Nêu nội dung bài?
- HS nêu
(?) Em đã bao giờ quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng chưa? Hãy kể một việc làm cụ thể?
- HS nêu
* Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:	

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_3_tuan_13_14_15.doc