Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 11, 12
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I- Mục tiêu:
- HS được ôn tập và thực hành kì năng giữa học kì I.
- HS nắm được kiến thức ôn.
- HS hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng:
- GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập( hoặc phiếu ghi câu hỏi)
- HS: Vở bài tập
III- Các hoạt động dạy học:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 11, 12

Tuần:11 Môn: đạo đức Bài: ôn tập và thực hành kĩ năng giữa học kì I I- Mục tiêu: - HS được ôn tập và thực hành kì năng giữa học kì I. - HS nắm được kiến thức ôn. - HS hứng thú với môn học. II. Đồ dùng: - GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập( hoặc phiếu ghi câu hỏi) - HS: Vở bài tập III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 1’ (?) Chúng ta đã học được những bài đạo đức nào? - HS nêu B. Bài mới: 37’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2. Các hoạt động: 36’ - GV cho hs ôn và thực hành theo hệ thống câu hỏi: (?) Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? - làm theo năm điều của Bác (?) Đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? - HS đọc (?) Nêu một vài biểu hiện cụ thể của 5 điều Bác Hồ dạy? - HS nêu (?) Thế nào là giữ lời hứa? - Làm đúng những điều mình đã hứa. (?) Vì sao phải giữ lời hứa? - Vì giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. (?) Thế nào là tự làm lấy việc của mình? - Là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. (?) Trẻ em phải có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em của mình? - quan tâm, yêu thương, chăm sóc. (?) Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? - vì họ là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. - GV nhận xét, đánh giá (?) Liên hệ bản thân? - HS tự liên hệ - GV nhận xét, đánh giá C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu Dặn dò: 2’ * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần:12 Môn: đạo đức Bài: tích cực tham gia việc lớp, việc trường I- Mục tiêu: 1, HS hiểu:- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. 2, HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. 3, HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến lớp và tập thể. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp. - Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Dự án. - Bài viết nửa trang. - Thảo luận. - Đóng vai xử lí tình huống. IV. Đồ dùng: - GV: VBT, tranh(HĐ 1) - HS: Vở bài tập V. Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Khởi động: 2’ B. Bài mới: 36’ - HS hát “ Em yêu trường em” của Hoàng Vân. 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2. Các hoạt động: 36’ * Hoạt động 1: Phân tích tình huống. + Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường. + Cách tiến hành: - GV treo tranh - HS quan sát (?) Bức tranh vẽ cảnh gì? - Các bạn hs đang lao động. - Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: Bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao? - HS nêu cách giải quyết GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính: (ghi bảng) a, Huyền đồng ý đi chơi với bạn. b, Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình. c, Huyền dọa sẽ mách cô giáo . d, Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi. (?) Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a? b? c? d? Hãy thảo luận cặp đôi để chọn cách giải quyết, đóng vai, giải thích vì sao chọn cách giải quyết đó ? - GV kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm. - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét mặt hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết. * Hoạt động 2: Đánh giá hành vi + Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường. + Cách tiến hành: (?) Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi hình ở bài tập 2 VBT(tr 20)? - GV: Việc làm của các bạn trong hình 3, 4 là đúng; hình 1, 2 là sai. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến + Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. + Cách tiến hành: - GV lần lượt đọc các ý kiến trong bài tập 3 VBT(tr 20) - H1: Cả lớp đang bàn việc tổ chức 20/11 mà bạn nam bỏ ra ngoài chơi như vậy là sai. - H2: Cả lớp đang lao động mà 2 bạn lại bỏ ra một góc chơi đá cầu là sai. - H3: 2 bạn đang rủ nhau mua những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn nữ nhân trong lớp nhân ngày 8/3 là việc làm đúng. - H4: Một bạn xung phong giúp đỡ một bạn học yếu trong lớp. Đó là việc làm đúng. - HS giơ thẻ biểu lộ ý kiến. - GV kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng; ý kiến c là sai. C. Củng cố- Dặn dò: 2’ (?) Những bạn nào trong lớp đã (chưa) tích cực tham gia việc lớp, việc trường? - GV nhắc nhở, khen ngợi. * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:
File đính kèm:
giao_an_dao_duc_3_tuan_11_12.doc