Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình cả năm

I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ:

Trong chương trình Công nghệ 10, có những nội dung liên quan về vấn đề giống cây trồng, cụ thể:

+ ND 1: Bài mở đầu - khảo nghiệm giống cây trồng

+ ND 2: Sản xuất giống cây trồng

+ ND 3: Thực hành: xác định sức sống của hạt

+ ND 4: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông – lâm ngư nghiệp

Từ những nội dung trên chủ đề “Giống cây trồng” được xây dựng nhằm kết nối các kiến thức về bảo quản nông ngư nghiệp ở các bài 2 -6 với nhau cho hợp logic. Đồng thời tạo điều kiện cho HS được hoạt động nhiều hơn, tự học nhiều hơn và vận dụng được kiến thức đã học nhiều hơn; GV có quỹ thời gian nhiều hơn để vận dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.

II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Căn cứ vào nội dung chương trình và SGK Công nghệ 10, chuyên đề này được cấu trúc lại nội dung với các nội dung chính:

1. Mục đích, ý nghĩa, các loại thí nghiệm của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

2. Mục đích, quy trình sản xuất giống cây trồng.

3. Khái niệm, cơ sở khoa học, quy trình công nghệ nhân giống nuôi cấy mô tế bào.

4. Quy trình xác định sức sống của hạt giống.

III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ

 1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng và sản xuất giống cây trồng.

- Nêu được khái niệm, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Trình bày được các loại thí nghiệm của công tác khảo nghiệm giống cây trồng, quy trình sản xuất giống cây trồng, quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp

-Vận dụng kiến thức đã học để chọn được giống đủ tiêu chuẩn trước khi gieo trồng

 3. Thái độ:

- Hứng thú tìm hiểu về giống cây trồng.

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên.

 4. Định hướng các năng lực được hình thành:

Thông qua việc học tập chuyên đề này sẽ góp phần hình thành cho học sinh các năng lực sau:

- Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực lựa chọn

 

doc 100 trang linhnguyen 12/10/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình cả năm

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình cả năm
u cơ vi sinh. B. Nitragin. 	C. Photphobacterin. 	D. Azogin.
Câu 120: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân: 
A. Azogin. 	B. Nitragin. 	C. Photphobacterin. 	D. Lân hữu cơ vi sinh.
Câu 121: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì? 
A. Chuyển hóa lân hữu cơ → lân vô cơ 	B. Phân giải chất hữu cơ → chất khoáng đơn giản. 
C. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan 	D.Chuyển hóa N2 → đạm
Câu 122: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần: A. Bón phân hữu cơ. 	 B. Làm đất, tưới tiêu hợp lí. 
C. Bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí. 	D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ. 
Câu 123: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm. 
B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp. 	C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp. 	 D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
Câu 124: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh: A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối. 
B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp. 	C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp. 	D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.
Câu 125: Nguồn sâu bệnh hại: A. Sâu non. B. Trứng, bào tử. C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn. D.Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.
Câu 126: Bệnh hại cây trồng do: A. Nấm B. Vi khuẩn C. Vi rút D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.
Câu 127: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Làm mất nơi cư trú. 	B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại. 
C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển. 	D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...
Câu 128: Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Gió. 	B. Nhiệt độ. 	C. Độ ẩm, lượng mưa. D. Nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa. 
Câu 129: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?
A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng
Câu 130: Ổ dịch là: A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng. 
B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại. C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại. D. Có sẵn trên đồng ruộng. 
Câu 131: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?
A. Đất thiếu dinh dưỡng B. Đất thừa dinh dưỡng C. Đất chua D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng 
Câu 132: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh? 
 A. Làm bộ lá phát triển. B. Thừa chất dinh dưỡng. C. Làm đất có độ pH thấp. D. Là nguồn thức ăn của côn trùng.
VI. Rút kinh nghiệm
Tuần : 	Tiết CT : ......................
Ngày soạn :	Ngày dạy :.
Chủ đề 6 : Phòng trừ dịch hại cây trồng.
ND 1: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức
* Biết: Thế nào là phương pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại.
* Hiểu: Các biện pháp ngăn ngừa. 
* Vận dụng: Sử dụng trong công tác phòng trừ dịch hại.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
	3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người khi sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây trồng, đặc biệt là biện pháp hoá học.
4. Định hướng các NL được hình thành	
- NL gqvđ
- NL tự học
- NL giao tiếp
- NL khoa học: quan sát, định nghĩa, 
II. Nội dung trọng tâm:
Các phương pháp phòng trừ tổng hợp cây trồng.
III.Phương pháp trọng tâm
-Trực quan- tìm tòi
-Dạy học nhóm
-Vấn đáp –tìm tòi.
IV. Phương tiện , cơ sở vật chất.
1. Chuẩn bị của GV: Sưu tầm tranh ảnh sâu hại, bệnh hại.	
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tranh / ảnh.
- Đọc SGK.
V. Tiến trình hoạt động.
*Kiểm tra bài cũ:
A. Hoạt động khởi động:
Tổn thất do sâu hại, bệnh hại hàng năm tới 20 -25 % tổng sản lượng trên toàn thế giới. Vậy làm gì để hạn chế sự mất mát đó? Phải tìm giải pháp hạn chế, phòng trừ dịch hại ® bắt đầu bằng việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Khái niệm và nguyên lý cơ bản về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
Nội dung
- Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
- Vì sao phải áp dụng phòng trừ tổng hợp?
- Thế nào là cây khoẻ?
- Thiên địch là gì ? VD?
- Tại sao cần bồi dưỡng để nông dân phải trở thành chuyên gia?
- Nghiên cứu SGK mục I.1 trả lời các câu hỏi.
- Không sâu bệnh...
I. Khái niệm - nguyên lý cơ bản về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:
 1. Khái niệm:
- là phương pháp sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lý để phát huy hết ưu điểm & khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp.
 2. Nguyên lý cơ bản:
- Trồng cây khoẻ.	
- Bảo tồn thiên địch.
- Thường xuyên thăm đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh ® kịp thời có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của chúng.
- Nông dân phải trở thành chuyên gia.
*Sản phẩm mong đợi:
-HS nêu nguyên lý phòng trừ sâu bệnh.
Hoạt động 2: Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
Nội dung
- PTDHTH bao gồm những biện pháp nào?
* Thảo luận nhóm:
- Chia 4 nhóm
- Thời gian 7 phút.
Nội dung
Nội dung
Ưu- nhược điểm.
Bp kĩ thuật
Bp sinh học
Bp Sử dụng cây trồng chống chịu sâu bệnh:
Bp hóa học
Bp cơ giới, vật lí.
- Hs báo cáo. 
- Các nhóm nhận xét và bổ sung. 
à GV chốt ý và ghi bài. 
- HS trả lời.
- Hs thảo luận. 
II. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:
 1. Biện pháp kỹ thuật: chủ yếu nhất.
- Cày bừa, làm đất : diệt trừ sâu hại, bệnh hại tồn tại trong đất.
- Vệ sinh đồng ruộng : nhằm phá huỷ nơi ẩn nấp của sâu bệnh.
- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên: kịp thời phát hiện sâu bệnh.
- Bón phân hợp lý & gieo trồng với mật độ thích hợp.
- Luân canh, gieo trồng đúng thời vụ.
 2. Biện pháp sinh học: tiên tiến nhất.
- Sử dụng VSV có ích & sản phẩm ( chất tiết) cuả chúng để khống chế sự phát triển của sâu bệnh.
+ ĐV có ích: sâu ăn sâu, sâu đẻ trứng vào sâu hại; chgim ăn sâu...
+ TV: gây bệnh cho sâu..
 3. Sử dụng cây trồng chống chịu sâu bệnh:
- Cây trồng mang gen chống chịu / hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
VD: Lúa N203; P6; CH5; LVN4...
 4. Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc hoá học.
 5. Biện pháp cơ giới vật lý:
- Bẫy ánh sáng / Bã chua ngọt/ bắt bằng vợt.
 6. Biện pháp điều hoà:
- Giữ cho dịch hại phát triển ở mức độ nhất định ® 
giữ cân bằng sinh thái.
* Sản phẩm mong đợi:
Nêu được tên các biện pháp kỹ thuật và nội dung từng biện pháp 
	C. Hoạt động luyện tập:
- Nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
- Biện pháp sinh học ? Cho VD về việc sử dụng biện pháp sinh học ?
- Chọn câu đúng / sai:
+ Làm sạch cỏ, đốt rơm rạ trên đồng cỏ.
+ Gieo trồng đúng thời vụ.
+ Phun thuốc hoá học trừ sâu cho cây giống trước khi gieo trồng.
+ Bắt và tiêu diệt hết các loại sâu bọ gặp trên đồng ruộng.
+ Tưới tiêu và bón phân hợp lý.
+ Sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh.	
	D. Hoạt động vận dụng :
- Ở địa phương em sử dụng các biện pháp nào để phòng trừ dịch hại cây trồng? Ưu , nhược điểm của các biện pháp trên?
	E. Hoạt động tìm tòi kiến thức
- Tìm hiểu tìm hiểu tình hình dịch hại ở địa phương.
	F. Dặn dò
- Đọc trước bài 18 và chuẩn bị những dụng cụ sau:
	+ Que tre hoặc que gỗ to bằng ngón tay, dài 30 – 40 cm: 1 cái/nhóm.
	+ Vôi tôi dạng bột: 50 gam/nhóm.
	+ Chậu men hoặc chậu nhựa nhỏ: 1 cái/nhóm.
VI. Rút kinh nghiệm
Tuần : 	Tiết CT : ......................
Ngày soạn :	Ngày dạy :.
ND 2: Thực hành
PHA CHẾ DUNG DỊCH BOOC ĐÔ
PHÒNG TRỪ NẤM HẠI
I. Mục tiêu bài học
	Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được quy trình và pha chế được dung dịch Booc đô phòng trừ nấm hại
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, phương pháp làm việc khoa học đảm bảo vệ sinh môi trường
- Áp dụng được kiến thức, kỹ năng vào chăm sóc và bảo vệ cây trồng tại gia đình và địa phương
II. Phương pháp
 Làm việc theo nhóm
III.Phương tiện: 
- Dụng cụ: Đũa thủy tinh, cốc chia độ dung tích 100mlm chậu men (nhựa), cân điện tử, giấy quỳ...
- Nguyên vật liệu: CuSO4.5H2O, nước sạch và vôi tôi (bột)
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 
	Kiểm tra nguyên vật liệu; Chia học sinh trong lớp thành 4 – 6 nhóm
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Vào bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giáo viên hướng phân tích kỹ thuật và làm thí nghiệm mẫu – 10’
- Nêu quy trình pha chế dung dịch Booc đô?
- Giáo viên làm thí nghiệm mẫu, học sinh chú ý quan sát
I. Quy trình kỹ thuật pha chế dung dịch Booc đô 
1. Cân 10g CuSO4.5H2O và 15g vôi tôi (7 – 10g vôi bột)
2. Hòa tan vôi đã cân với 200ml nước sạch, loại bỏ cặn sau đó đổ vào chậu men
3. Hòa tan 10g CuSO4.5H2O vào 800ml nước sạch
4. Đổ từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch nước vôi , vừa đổ vừa khuấy đều
5. Kiểm tra chất lượng dung dịch: Dùng que sắt và dùng giấy quỳ (máy đo pH)
Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm – 20’
- Yêu cầu các nhóm học sinh làm thí nghiệm đúng quy trình 
- GV lưu ý: 
+ Khi hòa hai dung dịch CuSO4 với nước vôi thì phải làm đúng quy trình mà không được làm ngược lại
+ Khi kiểm tra chất lượng dung dịch, dung dịch có pH > 7 là được và đinh sắt khi bị nhúng vào dung dịch khi nhấc lên không có đồng bám trên que sắt
4. Củng cố 
- HS các nhóm báo cáo kết quả thực hành
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và ý thức, thái độ của các nhóm học sinh
- Rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau
- Nhắc học sinh thu dọn, vệ sinh phòng thực hành
5. Dặn dò: 
	- Áp dụng kiến thức, kỹ năng vào pha chế dung dịch Booc đô phòng trừ nấm hại
	- Đọc trước nội dung bài 19: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
V.Rút kinh nghiệm:
.
Tuần : 	Tiết CT : ......................
Ngày soạn :	Ngày dạy :.
ND 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
 	1. Kiến thức:
 - Trình bày được những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường	
	- Xác định được các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
 	2. Kỹ năng:
 Rèn năng lực tư duy, phân tích
	 3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng cách để phát huy mặt có lợi, hạn chế mặt có hại của nó.
- Tuyên truyền vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
4. Định hướng các NL được hình thành	
- NL gqvđ
- NL tự học
- NL giao tiếp
- NL khoa học: quan sát, định nghĩa, 
II. Nội dung trọng tâm:
- Ảnh hưởng cuốc hóa học BVTV đến QTSV và MT.
- Các biện pháp hạn chế.
III.Phương pháp trọng tâm
-Trực quan- tìm tòi
-Dạy học nhóm
-Vấn đáp –tìm tòi.
IV. Phương tiện , cơ sở vật chất.
- Sử dụng bao bì, nhãn mác có ghi thành phần và cách sử dụng 1 số loại thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
- Sử dụng phiếu học tập
 V. Tiến trình hoạt động.
*Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
 - PTDHTH bao gồm những biện pháp nào?
 	 - Kể tên một số loài thiên địch mà em biết?
A. Hoạt động khởi động:
- Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể thực vật
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể thực vật
- Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao làm cháy, táp láảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản
- Diệt trừ cả sinh vật có ích làm phá vỡ cân bằng sinh thái
- Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc
- GV hỏi:
 Sử dụng thuốc hoá học có ảnh hưởng gì đến cây trồng, sinh vật và con người không?
- GV hỏi:
Vì sao sử dụng thuốc hoá học BVTV có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?
- GV hỏi:
 Hãy nêu những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật?
 + Tác động đến mô tế bào
 + Năng suất, chất lượng nông sản
 + Diệt trừ sinh vật có ích
 + Làm xuất hiện quần thể sâu hại kháng thuốc
-HS:
 Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, gây hại cho thiên địch
- HS:
Có phổ độc rộng nên sử dụng rất linh động. Thường được sử dụng với nồng độ hoặc tổng liều lượng cao 
 *Sản phẩm mong đợi: 
- Hs nêu được ảnh hưởng xấu của thuốc HHBVTV đến QTSV. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến môi trường
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
II. Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến môi trường
Hậu quả xấu	Nguyên nhân
- Gây ô nhiễm môi trường (đất, nước)
- Gây ô nhiễm nông sản
- Gây ngộ độc hoặc gây bệnh hiểm nghèo cho người
- Do người sử dụng phun với liều lượng cao, phun nhiều lần ® nước mưa, nước tưới rửa trôi, ngấm vào nguồn nước
- Khi lượng thuốc hoá học nhiều, thời gian cách li ngắn, thuốc sẽ tồn lưu trong nông sản
- Thuốc hoá học tồn lưu trong đất, nước ® động vật thuỷ sinh, rau cỏ ® động vật nuôi, người
- GV cho HS xem sơ đồ và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
- HS Xem sơ đồ và hoàn thành phiếu học tập
*Sản phẩm mong đợi:
- Hs nêu được ảnh hưởng xấu của thuốc HHBVTV đến QTSV. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
III. Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV
- Chỉ dùng thuốc hoá học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây hại
- Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng
- Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường
- GV hỏi:
 Hãy tóm tắt các nguyên tắc hạn chế ảnh hưởng xấu của thuôc hoá học?
- GV hỏi:
 Em hãy nêu các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho người phun thuốc hó học BVTV?
- HS:
Nêu tóm tắt 4 nguyên tắc hạn chế
- HS:
Người phun dứng ở đầu luồng gió, hướng vòi phun về phía cuối luồng, đeo khẩu trang, đi ủng găng tay
	* Sản phẩm mong đợi:
- Hs nêu được các biện pháp hạn chế
	C. Hoạt động luyện tập.
	D. Hoạt động vận dụng:
- Vì sao có hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc? Khi sâu bệnh hại cây trồng trở nên kháng thuốc ta cần phải làm gì?
	à Trong quần thể sâu bệnh luôn phát sinh dạng đột biến, khi sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau trong thời gian dài với liều lượng thấp, các dạng đột biến còn sống sót sẽ sinh sản à quần thể kháng thuốc.
	à Biện pháp:
	+ Ngừng sử dụng loại thuốc mà sâu bệnh đã có khả năng kháng.
	+ Áp dụng các biện pháp diệt trừ khác.
	 + Sử dụng loại thuốc khác có tính năng diệt trừ mạnh hơn.
	- Những nguyên nhân nào làm cho con người bị ngộ độc thuốc hoá học bảo vệ thực vật?
	à + Do ăn phải những loại lương thực, thực phẩm có dư lượng lớn thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
	 + Do quá trình sử dụng, bảo quản không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
	E. Hoạt động tìm tòi kiến thức.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc hóa học BVTV ở địa phương?
	F. Dặn dò
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Tìm hiểu về các loại thuốc hoá học bảo vệ thực vật đang bày bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở địa phương.
	- Tìm hiểu về triệu trứng của những người bị ngộ độc thuốc hoá học bảo vệ thực vật và biện pháp cấp cứu.
	- Phát động phong trào thu lượm các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc hoá học bảo vệ thực vật đã sử dụng được bỏ lại tại các bờ ruộng, kênh mương...
	- Đọc trước bài 20 và tìm hiểu về các loại thuốc trừ sâu sinh học có bán trên thị trường.
VI. Rút kinh nghiệm
	.
Tuần : 	Tiết CT : ......................
Ngày soạn :	Ngày dạy :.
ND 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG
SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.
- Nắm được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, virut và nấm trừ sâu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, làm việc với SGK.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất nông, lâm nghiệp.
4. Định hướng các NL được hình thành	
- NL gqvđ
- NL tự học
- NL giao tiếp
- NL khoa học: quan sát, định nghĩa, 
II. Nội dung trọng tâm:
- Các loại chế phẩm vi sinh
III.Phương pháp trọng tâm
-Trực quan- tìm tòi
-Dạy học nhóm
-Vấn đáp –tìm tòi.
IV. Phương tiện , cơ sở vật chất.
- Sử dụng tranh phóng to các hình 20.1, 20.2 và 20.3 SGK.
- Sử dụng bao bì, nhãn mác có ghi thành phần và cách sử dụng 1 số loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.	
V. Tiến trình hoạt động.
*Kiểm tra bài cũ:
 	- Câu 1: Nêu ảnh hưởng của thuốc HHBVTV đến QTSV và MT?
	- Câu 2: Nêu các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc HHByVTV?
A. Hoạt động khởi động:
- Hs nêu ưu , nhược điểm của phân hóa học à Hiện nay việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, gọi tắt là thuốc trừ sâu sinh học được coi là một biện pháp tiên tiến vừa diệt trừ được sâu bệnh hại cây trồng, vừa không gây độc cho con người và môi trường. Vậy thế nào là thuốc trừ sâu sinh học? Quy trình sản xuất các loại thuốc trừ sâu sinh học được tiến hành như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời cho các câu hỏi này.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại thuốc trừ sâu sinh học
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: Thế nào là thuốc trừ sâu sinh học?
- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.
- GV tb: Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu sinh học hiện có bán trên thị trường gồm có các nhóm sau (tham khảo thông tin bổ sung trong SGV):
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
I. Khái niệm, phân loại thuốc trừ sâu sinh học.
1. Khái niệm.
Là những chế phẩm diệt trừ sâu, bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ sinh vật không gây độc cho con người và môi trường.
2. Phân loại.
- Hooc môn chống lột xác. 
- Chất dẫn dụ sinh dục. 
- Thuốc trừ sâu vi sinh. 
	*Sản phẩm mong đợi:
- HS biết chế phẩm vi sinh là gì?
HĐ2: Tìm hiểu về các loại chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng.
* Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tư duy khoa học thông qua giải quyết câu hỏi, bài tập tình huống
*Cách thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV nvđ: Trên cơ sở những ứng dụng của công nghệ vi sinh, con người đã sản xuất ra được một số loại chế phẩm trừ sâu vi sinh như: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm Virut trừ sâu, Chế phẩm Nấm trừ sâu. Chúng ta chuyển sang phần II để tìm hiểu về các loại chế phẩm này.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và cho biết: Thành phần chính của chế phẩm Vi khuẩn trừ sâu là gì?
- GV nhận xét, chính xác hoá và ghi lên bảng.
- GV hỏi tiếp: Tinh thể prôtêin độc của những vi khuẩn này có đặc điểm gì?
- GV nvđ: Với những đặc điểm của tinh thể prôtêin độc vừa nêu, hãy cho biết: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu sẽ diệt trừ sâu theo phương thức như thế nào?
- GV nhận xét, chính xác hoá và ghi bảng.
- GV nvđ: Từ loài Baccillus thuringiensis người ta đã sản xuất ra chế phẩm Bt. Vậy chế phẩm Bt được sản xuất theo quy trình như thế nào và chế phẩm này có thể diệt trừ được những loài sâu hại gì?c
- GV treo sơ đồ phóng to H20.1 lên bảng và giảng giải cho HS hiểu về quy trình sản xuất chế phẩm Bt.
- GV hỏi: Chế phẩm Bt được sử dụng để diệt trừ những đối tượng sâu hại nào?
- GV nhận xét và ghi bảng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và cho biết: Thành phần chính của chế phẩm virut trừ sâu là gì?
- GV nhận xét, chính xác hoá và ghi lên bảng.
- GV tb: Hiện nay người ta đã phát hiện hơn 250 bệnh virut ở 200 loài sâu bọ. Trong số đó thì những loài

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_chuong_trinh_ca_nam.doc