Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 2)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Có được cái nhìn tổng quan về chương trình để từ đó có được phương

pháp học tập hiệu quả đối với bộ môn Ngữ văn.

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm và tóm tắt ý chính trong bài, tìm và phân tích dẫn

chứng cho các ý

3. Thái độ, phẩm chất

- Yêu thích bộ môn Ngữ văn

- Ý thức tự giác, chủ động học tập

- Giáo dục học sinh thái độ trân trọng đối với Văn học dân gian, di sản

văn hóa của dân tộc

4. Năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực hợp tác: hoạt động nhóm

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

pdf 50 trang linhnguyen 18/10/2022 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 2)

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 2)
bóng quân thù, chàng bỏ lại áo giáp 
sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Chàng trở 
về với nơi bất diệt, bất tử. Chàng 
không còn là một nhân vật trong truyền 
thuyết nữa mà đã trở thành một người 
anh hùng bất tử, sống mãi trong lòng 
nhân dân. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
18 
dẫn trên). GV chữa cụ thể trong vở, 
cho điểm một vài học sinh. 
GV trình chiếu đoạn văn mẫu, cho 
học sinh đọc đoạn văn 
TIẾT 3 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ 
TRÒ 
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
Bài tập 4 
? Hãy hóa thân vào một nhân vật 
trong ba truyền thuyết mà em thích, 
kể lại câu chuyện đó bằng lời kể của 
em? 
- GV hướng dẫn hs chọn một trong ba 
truyền thuyết. 
- Chọn một nhân vật sẽ hóa thân, kể 
lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất. 
- Bố cục 3 phần, đảm bảo những sự 
việc chính của truyện. Lời kể sáng 
tạo, hay, hấp dẫn. 
Hs làm việc cá nhân → trình bày → 
hs khác nhận xét→ gv nhận xét. 
GV cho HS đọc bài tham khảo. 
Bài tập 4: 
Bài làm tham khảo 
CON RỒNG CHÁU TIÊN 
Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu 
Tiên. 
Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn 
còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con 
người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị 
thần tiên cai quản, trông nom. Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được 
thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là 
Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực 
vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. 
Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên 
trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, 
chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang 
sống dưới thủy cung. Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
19 
quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh 
đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói 
vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến 
thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước 
nguyện cùng chung sống trọn đời. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến 
ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm 
con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ 
chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ. Sống ở trần 
thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng, ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc 
không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng 
tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập 
quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là 
tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói: 
- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn 
cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó 
mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta 
sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản 
các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ. 
Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, 
da diết. 
Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư 
lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu 
là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, 
truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. 
Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không 
phai. Hơn thế, nghĩa "đồng bào" trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi 
thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, 
nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà. 
BÁNH CHƯNG BÁNH GIÀY 
Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu kể cho mọi người nghe về sự ra đời của 
hai loại bánh: bánh chưng, bánh giầy. Em hãy ghi lại lời kể ấy. 
Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều 
chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan 
văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu 
liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường 
bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà. 
Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và các lang muốn biết vì 
sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng 
chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
20 
anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được 
sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu 
mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. 
Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói: 
- Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối 
ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày 
một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha. Nói xong, 
chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy. Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu 
chuyện: 
“Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao 
động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc 
vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây 
chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng 
hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không 
biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua 
cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng 
thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý giá nhất là gạo, 
hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó 
và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm 
nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật 
ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở 
vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc 
bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra 
như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một 
vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành 
những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, 
đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn 
rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng 
thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người 
nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên 
tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi 
vị. Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh 
dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan 
niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật 
tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên 
nhiên, muông 
thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy 
nhau” 
Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. 
Lang Liêu tiếp: “Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân 
chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
21 
dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những 
dịp lễ tết lớn của dân tộc, nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên 
và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống 
quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát 
triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hóa của dân 
tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể 
quên được hương vị đặc trưng của quê nhà". 
Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý 
nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh 
chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa 
ý nghĩa. 
Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là 
thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở 
nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hóa độc đáo 
quý báu của dân tộc. 
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học: khái niệm truyền thuyết, 
nội dung , ý nghĩa của 3 truyền thuyết; cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất. 
- Giao bài tập về nhà: 
1. Nêu ý nghĩa của hình ảnh bọc trăm trứng trong truyền thyết CRCT? 
2. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Viết 
thành một đoạn văn ngắn (7-8 câu) thể hiện ý nghĩa của tiếng nói đầu tiên 
đó. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
22 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
BUỔI 3: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Nắm được khái niệm từ và cấu tạo từ tiếng Việt. 
- Các kiểu cấu tạo từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy 
2. Kĩ năng: 
- Kỹ năng nhận biết và sử dụng từ tiếng Việt. 
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý khi nói , viết 
- Vận dụng làm được bài tập và biết cách sử dụng từ cho chính xác, tránh 
nhầm lẫn. 
3. Thái độ, phẩm chất 
- Chăm chỉ, luôn có tinh thần học hỏi, tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng 
Việt 
- Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
 4. Năng lực 
Rèn cho học sinh 
- Năng lực tự học: Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham 
khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của 
GV theo các kiến thức đã học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến Từ và cấu tạo từ tiếng Việt. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói 
- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm. 
- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động 
trong việc chiếm lĩnh kiến thức. 
B. Tiến trình lên lớp 
Tiết 1: 
A. Hệ thống hóa lại kiến thức đã học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: học sinh nhớ lại từ và cấu 
tạo từ Tiếng Việt 
- Phương pháp: vấn đáp, tái hiện 
- Kĩ thuật: động não, trình bày 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
23 
- Hình thức: hoạt động cá nhân 
- Thời gian: 15p 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS nhắc lại khái niệm: Từ là gì? 
- Từ khái niệm, em hãy chỉ ra các đặc 
điểm của từ về chức năng và cấu trúc 
- Các đơn vị được gọi là tiếng và từ 
có gì khác nhau? 
- Xét theo cấu tạo, từ được phân chia 
thành mấy loại? đó là những loại 
nào? 
- Nêu khái niệm và lấy ví dụ cho 
từng loại. 
- Từ phức lại được phân chia như thế 
nào? 
B2,3: HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và 
trả lời. 
B4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, 
chốt ý chính. 
GV lưu ý: 
- Tiếng Việt có một số từ không nằm 
trong nhóm từ ghép và từ láy mặc dù 
cũng gồm hai tiếng trở lên những 
giữa các tiếng không có quan hệ về 
nghĩa, đồng thời cũng không có quan 
hệ ngữ âm với nhau. Ta gọi những từ 
1.Từ là gì? 
 a, Khái niệm 
 Từ: là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu 
b. Đặc điểm của từ 
+ Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng 
để đặt câu 
+ Đặc điểm cấu trúc: Trong số các đơn vị 
dùng để đặt câu , từ là đơn vị nhỏ nhất . 
c. Phân biệt tiếng và từ 
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ 
+ Từ là đơn vị cấu tạo nên câu 
+ Tiếng được coi là một từ khi nó có thể trực 
tiếp để tạo nên câu 
2. Phân loại từ xét theo cấu tạo: 
 Hai loại: Từ đơn và từ phức 
a. Từ đơn 
* Khái niệm 
 Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng có nghĩa tạo 
thành 
* Ví dụ: sách, vở, bút, thước.... 
b. Từ phức 
* Khái niệm 
Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên tạo thành 
* Ví dụ: bà ngoại, mênh mông 
* Phân loại: 2 loại 
+ Từ ghép: là những từ được tạo ra bằng 
cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau: xe 
đạp, học hành, xinh đẹp 
+ Từ láy là những từ được tạo ra từ phép láy 
âm: long lanh, xanh xanh 
c. Lưu ý: 
- Có 1 số ngoại lệ : các tiếng không có quan 
hệ ngữ nghĩa mà cũng không có quan hệ láy 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
24 
này là những từ nhiều tiếng có cấu 
tạo đặc biệt. 
Ví dụ: bồ nông, bồ hóng, bù nhìn, cà 
phê...( chủ yếu là phiên âm của tiếng 
nước ngoài.) 
- Ranh giới giữa từ ghép và cụm từ 
trong tiếng Việt có nhiều khi khó 
phân định. Khi đó, để nhận biết ta có 
thể dựa vào các dậu hiệu sau: Nghĩa 
của tổ hợp ấy có tính thành ngữ và 
cấu tạo chặt chẽ thì đó là từ ghép. 
(không thể chen thêm một tiếng nào 
vào giữa). 
âm 
 - Ranh giới giữa từ ghép và cụm từ trong 
tiếng Việt có nhiều khi khó phân định. 
B. Luyện tập 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành 
kiến thức đã học 
- Hình thức: hoạt động cá nhân 
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết 
trình, thảo luận nhóm 
- Kĩ thuật: động não, trình bày 1p 
- Thời gian: 25p 
Bài tập 1: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Xác định số lượng tiếng của mỗi từ 
và số lượng từ trong câu sau: 
“ Em đi xem vô tuyến tryền hình tại 
câu lạc bộ nhà máy giấy” 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 2: 
- Hình thức tổ chức : cá nhân 
- HS thực hiện 
Bài tập 1 
+ Từ chỉ có 1 tiếng : em, đi, xem, tại, giấy 
+ Từ có 2 tiếng : nhà máy 
+ Từ có 3 tiếng : câu lạc bộ 
+ Từ có 4 tiếng : vô tuyến truyền hình 
Nhận xét : câu có 8 từ, 14 tiếng 
Bài tập 2: 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
25 
Trong các tiếng: nước, thủy 
a, Tiếng nào có thể được dùng như 
từ? Đặt câu có chứa tiếng đó. 
b, Tiếng nào không dùng được như 
từ? Tìm một số từ ghép có chứa 
tiếng đó. 
c, Hãy nhận xét sự khác nhau giữa 
từ và tiếng. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 3: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn 
văn sau: 
 Mùa xuân đã đến. Những buổi 
chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ 
dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng 
trên những bến đò, đuổi nhau xập xè 
quanh những mái nhà cao thấp. 
Những ngày mưa phùn, người ta thấy 
trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa 
sông, những con giang , con sếu coa 
gần bằng người, theo nhau lững 
thững bước thấp thoáng trong bụi 
mưa trắng xoá... 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
a, Tiếng được dùng như từ: nước 
 Đặt câu: Nước ở vùng này rất trong và mát. 
b, Tiếng không dùng được như từ: thủy 
 Từ ghép: thủy điện, thủy triều, thủy thủ, 
thủy sản,... 
c, Sự khác nhau giữa tiếng và từ: Từ có thể 
dùng độc lập, đóng vai trò là một thành 
phần trong câu để cấu tạo nên câu, tiếng 
không thể dùng độc lập. 
Bài tập 3: 
*Đáp án : Từ phức : Mùa xuân, buổi chiều, 
hửng ấm, chim én, đằng xa, lượn vòng, bến 
đò, đuổi nhau, xập xè, mái nhà, mưa phùn, 
người ta, bãi soi, nổi lên, theo nhau, lững 
thững, thấp thoáng, bụi mưa, trắng xoá. 
Tiết 2: Luyện tập (tiếp theo) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
- Mục tiêu:tiếp tục củng cố, khắc sâu 
kiến thức đã học 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
26 
- Hình thức: hoạt động cá nhân, 
nhóm 
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết 
trình, thảo luận nhóm 
- Kĩ thuật: động não, trình bày 1p 
Bài tập 1: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Tìm các từ ghép theo kiểu cấu tạo : 
thơm lừng (thơm + x), trắng tinh 
(trắng + x ). 
? Nhận xét cấu tạo của các từ trên ? 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 2: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Cho các tiếng sau: xanh, xinh, sạch. 
Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với 
chúng. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 3: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Cho các tiếng sau: xe, hoa, chim, 
cây. 
Hãy tạo ra các từ ghép. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 1 
- Các từ ghép cấu tạo (thơm+ x): thơm lừng, 
thơm ngát, thơm nức, thơm phức 
- Các từ ghép cấu tạo (trắng+ x): trắng tinh, 
trắng ngần, trắng trẻo, trắng lóa 
- Nhận xét : cấu tạo của các từ trên đều do 1 
tiếng chính có nghĩa và 1 tiếng phụ được 
ghép với tiếng chính; nghĩa của từ là nghĩa 
của tiếng chính được phân loại theo nghĩa 
tiếng phụ (nghĩa phân loại) 
Bài tập 2: 
- Từ láy chứa tiếng « xinh »: xinh xắn, xinh 
xẻo, xinh xinh,... 
 + Đặt câu: Bạn nữ này trông rất xinh xắn. 
 - Từ láy chứa tiếng « sạch » : sạch sẽ,... 
 + Đặt câu: Căn nhà này tuy nhỏ nhưng rất 
sạch sẽ. 
Bài tập 3: 
- Từ ghép có tiếng « hoa »: hoa hồng, hoa 
cúc, hoa mai, hoa lan, hoa cỏ,... 
 - Từ ghép có tiếng « chim »: chim bồ câu, 
chim vành khuyên, chim sẻ, chim ưng,... 
 - Từ ghép có tiếng « cây »: cây cỏ, cây h 
oa, cây bàng, cây mai, cây đào, cây táo,... 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
27 
Bài tập 4: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Trong các từ dưới đây, từ nào là từ 
ghép, từ nào là từ láy ? 
hỏi han, che chở, mát mẻ, lớn lên, 
mai một, mải miết, trăm trứng, sắm 
sửa, học hành, thút thít , mỏi mệt, le 
lói, ngào ngạt 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 5 : 
- Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm 
nhỏ 
- HS thực hiện 
Trò chơi: “Cặp đôi hoàn hảo” 
Luật chơi: Gồm 2 bạn, một bạn gợi ý, 
một bạn trả lời. Bạn gợi ý có thể 
dùng hành động hoặc lời nói để điễn 
tả làm sao bạn trả lời có thể ghi được 
đáp án lên bảng. 
 Lưu ý: Bạn gơi ý khi diễn tả không 
được dùng từ gợi ý trùng với đáp án. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
Bài tập 4: 
- Từ ghép: sắm sửa, học hành, mỏi mệt, che 
chở, lớn lên, trăm trứng 
- Từ láy: hỏi han, mát mẻ, mai một, mải miết, 
thút thít, ngào ngạt 
Tiết 3: Luyện tập (tiếp theo) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
- Mục tiêu: tiếp tục củng cố, khắc sâu 
kiến thức đã học 
- Hình thức: hoạt động cá nhân, 
nhóm 
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết 
trình, thảo luận nhóm 
Bài tập 1: 
a) Tạo 5 từ ghép có tiếng “nhỏ”: nhỏ bé, nhỏ 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
28 
- Kĩ thuật: động não, trình bày 1p 
Bài tập 1: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ. 
b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 2: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Hãy cho biết tổ hợp hoa hồng nào 
trong các câu sau là từ ghép 
(1) Ở vườn nhà em, hoa có rất nhiều 
màu: hoa vàng, hoa tím, hoa hồng, 
hoa trắng,... 
(2) Nhưng nhà em chưa có giống 
hoa hồng để trồng. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 3: 
- Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm 
- HS thực hiện 
Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu 
cầu ở dưới: 
Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng 
nhẹ, nhỏ tí, nhỏ xíu, nhỏ xinh. 
b) Tạo 5 từ láy có tiếng “nhỏ”: nhỏ nhắn, 
nhỏ nhặt, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nho nhỏ. 
Bài tập 2 
 Hoa hồng trong câu (2) là từ ghép. 
Bài tập 3 
a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các 
nhóm: 
- Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội, lệch, 
mồm, huýt, sáo, vang, như, con, nhảy, trên, 
đường, vàng. 
-Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, 
nghênh nghênh. 
-Từ ghép: chú bé, ca lô, chim chích. 
b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong 
đoạn thơ: góp phần làm cho cách diễn đạt 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
29 
(Tố Hữu, Lượm) 
a) Phân loại các từ trong đoạn thơ 
theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ 
ghép. 
b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ 
láy trong đoạn thơ. 
c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy 
nào gợi tả hình dáng con người? 
d) Tìm thêm những từ láy khác miêu 
tả hình dáng của con ngưòi. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
Bài tập 4: 
- Hình thức tổ chức: cá nhân 
- HS thực hiện 
Viết đoạn văn (tối đa 10 dòng) nêu ý 
nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, 
bánh giầy. Sau đó, phân loại các từ 
theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý 
chính. 
sinh động, tăng sức gợi hình, gợi c

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_boi_duong_ngu_van_lop_6_bo_2.pdf