Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 1)
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Sự tiếp nối với chương trình Tiếng Việt 5 trong các phân môn của môn
Ngữ văn 6.
- Hệ thống những nội dung sẽ học trong chương trình Ngữ văn 6
- Sơ lược về văn học dân gian.
2. Kỹ năng
- Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu, thể loại của văn học dân gian.
3. Thái độ, phẩm chất
- Có niềm say mê đối với việc học Văn
- Có tình yêu quê hương đất nước, rèn luyện đạo đức qua các tác phẩm văn
học dân gian.
4. Năng lực
- Năng lực Đọc hiểu văn bản
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản bản thân.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 (Bộ 1)
tập về nhà Hoàn thành “Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6”- phần văn bản “ Thánh Gióng”. ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 3: TỪ VÀ CẤU TAO TỪ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ TV, cụ thể: + Khái niệm của từ. + Đơn vị cấu tạo của từ (tiếng). + Các kiểu cấu tạo từ (đơn/phức, ghép/láy). 2. Kỹ năng: - Nhận diện, phân biệt từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo của từ. - Rèn kỹ năng dùng từ để đặt câu và tạo văn bản. Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 23 3.Thái độ: - Có ý thức tự tìm hiểu làm phong phú vốn từ cho các em. - Biết yêu quí, gữi gìn sự trong sáng của vốn từ TV. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. II. Tiến hành lên lớp Tiết 1: A. Hệ thống lại kiến thức đã học (10-15 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - Thế nào được gọi là tiếng, từ? Hs trả lời Gv chốt Tiếng Từ - Âm thanh được phát ra (có nghĩa hoặc không). - Tiếng có nghĩa - Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất tạo thành câu. Ví dụ: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/, chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. (Trích Con Rồng cháu Tiên) - Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho vd HS trả lời. Gv chốt. - Từ phức có mấy loại, phân biệt các loại đó? HS trả lời GV chốt Ví dụ: “Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, I. Từ là gì? - Tiếng là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất cấu tạo từ. + Khi nói: 1 tiếng được phát âm thành 1 hơi + Khi viết: 1 tiếng được viết thành 1 chữ, giữa các chữ có 1 khoảng trống. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. II. Từ đơn và từ phức - Đơn vị cấu tạo nên từ Tv là tiếng. - Từ chỉ 1 tiếng là từ đơn. Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức. - Từ phức gồm từ láy và từ ghép. - Sự giống và khác nhau của từ ghép và từ láy. + Giống nhau về cách cấu tạo: Chúng đều là từ phức gồm 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tạo thành Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 24 bánh giầy.” (Bánh chưng, bành giầy – Truyền thuyết) Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm Từ phức Từ ghép chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Từ láy trồng trọt + Khác nhau: Từ láy được tạo ra bằng các tiếng có sự hòa phối âm thanh Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. B. LUYỆN TẬP HĐ CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hs làm việc theo nhóm 2 - GV PHÁT PHIẾU BÀI TẬP, hs thảo luận hoàn thành vào phiếu trong vòng 10'. Bài tập 1: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên có những từ nào là từ láy? Bài tập 2: Tìm các từ ghép theo kiểu thơm lừng (thơm + x), trắng tinh (trắng + x). Bài tập 3: Lập danh mục các từ ghép có cùng kiểu từ có cấu tạo: danh+ danh hoặc động + động trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”. Bài tập 1: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên có những láy: Hồng hào, đẹp đẽ. Bài tập 2: - Xanh nhạt, xanh đậm, xanh nõn chuối, xanh lơ, xanh da trời, xanh lục, xanh biếc, xanh thẳm, xanh thẫm, xanh lét, xanh lam... - Đỏ thẫm, đỏ au, đỏ ối, đỏ tía, đỏ tươi, đỏ choét... Bài tập 3: Lập danh mục các từ ghép có cùng kiểu từ có cấu tạo: danh+ danh hoặc động + động trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”. - Danh+ danh: miền đất, vị thần, nòi rồng, con trai, mình rồng, sức khỏe, ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh, thủy cung, dòng họ, vợ chồng, mặt mũi, tháng ngày, nòi rồng, dòng tiên, miền núi, miền biển, tướng văn, tướng võ, con trai, con gái, con trưởng, sự tích, nguồn gốc. - Động+ động: diệt trừ, chăn nuôi, ăn ở, bú mớm, chờ mong, buồn tủi, than thở, giúp đỡ. Tiết 2 HĐ CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 25 HS làm việc cá nhân Bài tập 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy có những từ nào là từ láy? Bài tập 2: Tìm các từ ghép đồng nghĩa với giống nòi, chăn nuôi? Bài tập 3: Tìm một số từ ghép có tiếng “đi” và một số từ ghép có tiếng “học” Bài tập 4: Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ láy và 1 từ ghép. Bài tập 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy có những từ láy: thiệt thòi, tấm tắc, trồng trọt. Bài tập 2: Tìm các từ ghép đồng nghĩa với giống nòi, chăn nuôi? Từ đồng nghĩa với giống nòi: nguồn gốc, cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống, gốc rễ... - Chăn nuôi: nuôi trồng. Bài tập 3: Tìm một số từ ghép có tiếng “đi” và một số từ ghép có tiếng “học” - Từ ghép có tiếng “đi”: đi đứng, đi lại, đi chơi, đi ngủ - Từ ghép có tiếng “học”: học hành, học tập, học hỏi, học vẹt, học lỏm, học tủ, học lệch Bài tập 4: Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ láy và 1 từ ghép. Đoạn văn tham khảo: Cánh đồng quê tôi vào mùa lúa chín thật đẹp! Nhìn từ xa, cánh đồng như khoác lên mình bộ cánh màu vàng trông thật thích mắt. Những cơn gió thổi qua làm cho cánh đồng lúa như gợn lên từng cơn sóng ở biển cả, nhưng nó không dữ dội như sóng biển mà vô cùng mềm mại và thướt tha. Bông lúa nặng trĩu và chi chít những hạt, hạt nối tiếp nhau cong cong trĩu xuống. Hương thơm của lúa ngào ngạt tỏa ra khắp nơi như đó là hương thơm của sự sống làm mọi vật trở nên nhẹ nhàng, tươi tỉnh hơn. Tôi bỗng nhiên nghĩ về bức tranh sơn dầu với hai nửa gam màu nóng, màu cam của vòm trời, màu vàng của cánh đồng. Bức tranh ấy đẹp lắm. Vẻ đẹp kết tụ từ mưa nắng của đất trời, từ mồ hôi, nhọc nhằn của những người nông dân. - Từ láy: dữ dội, mềm mại, thướt tha, chi chít, cong cong, ngào ngạt, nhẹ Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 26 nhàng, nhọc nhằn. - Từ ghép: cánh đồng, bộ cánh, màu vàng, cơn gió, cơn sóng, sóng biển, bông lúa, hương thơm, tươi tỉnh, bức tranh, sơn dầu, màu nóng, màu cam, vòm trời, màu vàng, kết tụ, mưa nắng, đất trời. Tiết 3 HĐ CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HS làm việc cá nhân Bài tập 1: Cho các từ sau, hãy xác định từ láy. Non nước, chiều chuộng, vuông vắn, ruộng rẫy, cây cỏ, cười cợt, ôm ấp, líu lo, trong trắng, cây cối. Bài tập 2: Phân loại từ ở đoạn thơ sau: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những/ hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. Bài tập 3: Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được. Bài tập 4: Tìm 4 từ ghép có tiếng Bài tập 1: - Các từ láy: vuông vắn, cười cợt, líu lo Bài tập 2: Phân loại từ: Quê hương/ tôi/ có/ con sông/ xanh biếc Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre Tâm hồn/ tôi/ là/ một/ buổi/ trưa hè Tỏa/ nắng/ xuống/ lòng sông/ lấp loáng. Bài tập 3: Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được. - 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người: dò dẫm, lon ton, lom khom, lúi húi, khật khưỡng. - Đặt câu với mỗi từ tìm được: + Tôi và nó dò dẫm trong bóng tối mất hơn một giờ mới tìm được đường ra phố chợ. + Con bé lon ton chạy về phía sau nhà. + Bà lom khom đi bên cháu. + Cô ấy lúi húi dọn cỏ vườn. + Ông Năm khật khưỡng trở về từ quán rượu. Bài tập 4: Tìm 4 từ ghép có tiếng “thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 27 “thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm khác nhau của hoa. Phân biệt nghĩa của các từ này. khác nhau của hoa, Phân biệt nghĩa của các từ này. - Thơm lừng: Mùi thơm toả ra mạnh và rộng. - Thơm ngát: Mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa. - Thơm nức: Thơm sực lên, toả hương nồng khắp mọi nơi. - Thơm thoang thoảng: Thoảng nhẹ qua, chỉ đủ cảm nhận được III. Củng cố, dặn dò + Học bài, hoàn thiện bài tập. + BTVN: BT1: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. a. Tạo từ phức. b. Chỉ ra các từ láy trong những từ phức tìm được... Đáp án: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. a. Tạo từ phức: mượt mà, mượt óng, bóng mượt, hồng hào, hồng hồng, vàng vọt, vàng chóe, trắng trẻo, trắng nõn. b. Từ láy: mượt mà, hồng hào, hồng hồng, vàng vọt, trắng trẻo. BT2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật trong truyện cổ tích, đoạn văn sử dụng từ láy, từ ghép. Đoạn văn tham khảo: Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn về mình. Em rất yêu quý Thạch Sanh. - Từ láy: khó khăn, thật thà, - Từ ghép: tốt bụng, dũng cảm, tài năng, cao thượng, yêu chuộng, hòa bình, yêu quý. ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: BUỔI 4: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Ôn tập kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 2. Kỹ năng Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 28 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng nhận diện được từ nhiều nghĩa, sử dụng từ nhiều nghĩa trong quá trình giao tiếp. 3. Thái độ, phẩm chất - Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt. - Chăm học. 4. Năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ. II. Tiến trình lên lớp Tiết 1 A. Hệ thống lại kiến thức đã học Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Hình thức tổ chức: gv tổ chức cho hs thực hiện kĩ thuật ổ bi Giáo viên tổ chức cho hs ôn lại kiến thức đã học bằng kĩ thuật ổ bi. (học sinh lần lượt hỏi và trả lời về các kiến thức liên quan đến từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Vd: ? Từ chỉ có một nghĩa có đúng không? ? Bạn có nhận xét gì về nghĩa của từ? ? Lấy ví dụ về từ chỉ có 1 nghĩa? ? Từ “mũi” có phải là từ nhiều nghĩa không? Vì sao? ? Lấy ví dụ về một từ nhiều nghĩa? ? Thế nào là chuyển nghĩa? ? Thế nào là nghĩa gốc? ? Thế nào là nghĩa chuyển? ? Bạn hãy kể ra những nét nghĩa chuyển của từ “xuân”? ................................ - Hs dưới lớp quan sát, nhận xét. - Gv nhận xét, chốt I. Từ nhiều nghĩa - Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa. II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa - Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu ngay khi từ mới xuất hiện và làm cơ sở nảy sinh ra những loại nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. B. Luyện tập Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt - Hình thức tổ chức: Gv tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi QUẢ BÓNG TUYẾT - Hs Thực hiện trò chơi (viết 10 từ chỉ có 1 nghĩa (không viết những từ đã học), vo tròn thành bóng tuyết, ném lên vị trí trống trong lớp theo yêu cầu của giáo viên; nhặt bóng 1. Bài tập 1 - xe đạp, ô tô, sách, vở, com- pa, kiềng, xoong, tivi, núi, pháo, thước, tẩy, gan, thận, ... Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 29 tuyết theo hiệu lệnh của giáo viên, đọc và nhận xét khi được yêu cầu). - Nhận xét, tranh luận, phản biện. - Gv nhận xét, chốt - Hình thức tổ chức: hoạt động chung cả lớp (cá nhân) ? Tìm nghĩa chuyển của các từ: nhà, ăn, đi - Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp để gọi học sinh trả lời. - Hs trả lời, nhận xét - Gv nhận xét, chốt. - Hình thức tổ chức: hoạt động chung cả lớp ? Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. - Hs làm việc cá nhân, trả lời, nhận xét, phản biện - Gv nhận xét, chốt. - Hình thức tổ chức: hoạt động chung cả lớp ? Trong Tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó. - Hs làm việc cá nhân, trả lời, nhận xét, phản biện - Gv nhận xét, chốt. - Hình thức tổ chức: Gv tổ chức trò chơi: ĐỐI MẶT 2. Bài tập 2 a) Từ nhà - Nơi ở, sinh hoạt của con người (nghĩa gốc) - Người vợ, người chồng (nghĩa chuyển): bà nhà, ông nhà b) Đi - Di chuyển từ nơi này sang nơi khác với tốc độ bình thường (nghĩa gốc). - Không còn nữa (nghĩa chuyển). c) Ăn - Quá trình chuyển hoá thức ăn vào cơ thể (nghĩa gốc). - Được lợi một cái gì đó (nghĩa chuyển). 3. Bài tập 3 - Tay: tay chơi, tay côn đồ, tay cầm xe đạp - Chân: chân bàn, chân ghế, chân trời - Đầu: đầu tàu, đầu sỏ, đầu đàn - Mắt: mắt na, mắt lưới, mắt võng, mắt thần 4. Bài tập 4: - Lá: lá phổi, lá gan, lá nách - Trái: trái tim - Quả: quả thận 5. Bài tập 5 Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 30 - Hình thức: cả lớp chia làm 2 đội (số lượng 2 đội bằng nhau, nếu có dư, bạn dư sẽ làm trọng tài cùng với gv) - Luật chơi: 2 đội sẽ bắt thăm để xem đội nào được quyền đưa ra ví dụ trước. - Luật chơi: đội chơi lần lượt đưa ra ví dụ về hiện tượng chuyển nghĩa: chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị (đội 1 đưa ra 1 ví dụ rồi đến đội 2, tiếp lại đội 1,....) đến khi đội nào không đưa ra được ví dụ thì đội đó thua cuộc. - Lưu ý các ví dụ đưa ra không được trùng với ví dụ trước và ví dụ của đội bạn. - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi, nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc - Hình thức tổ chức: hoạt động cặp đôi Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Nghĩa của từ "Bụng" Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng, ... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày". Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng, ... thì sao ? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa : suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi, ... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung". (Theo Hoàng Dĩ Đình) a) Tác giả đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng ? Đó là những nghĩa nào ? Em có đồng ý với tác giả không ? b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì : 6. Bài tập 6 a. Tác giả nêu lên 2 nghĩa của từ bụng. Đó là những nghĩa sau: - Là bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày. - Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung. - Em đồng ý với ý kiến của tác giả. Đây là những nghĩa khác nhau của cùng 1 từ. Nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc, nghĩa sau là nghĩa chuyển. b) - Ăn cho ấm bụng: Từ bụng trong câu này chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày - Anh ấy tốt bụng: Từ bụng trong câu này là biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, với việc - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: Từ bụng trong câu này ý Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 31 - Ăn cho ấm bụng - Anh ấy tốt bụng - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc - Hs hoạt động cặp đôi, thảo luận, thống nhất, trình bày, tranh luận, phản biện - Gv nhận xét, chốt. chỉ phần phình to ra ở một số vật. Tiết 2 Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt - Hình thức tổ chức: hoạt động chung cả lớp ? Xác định và giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ mũi trong những câu sau: a) Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. b) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. c) Quân ta chia làm hai mũi tấn công. d) Tôi đã đi tiêm phòng ba mũi. - Hs làm việc cá nhân, trả lời, nhận xét, phản biện - Gv nhận xét, chốt. - Hình thức tổ chức: hoạt động chung cả lớp ? Từ xuân trong những câu sau có mấy nghĩa đó là những nghĩa nào? a. Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. b. Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non - Hs làm việc cá nhân, trả lời, nhận xét, phản biện - Gv nhận xét, chốt. 7. Bài tập 7 a. Nghĩa gốc: mũi của con chó b. Nghĩa chuyển: phần nhô ra của con thuyền (mũi thuyền) và phần nhô ra so với địa hình tổ quốc (mũi cà mau) c. Nghĩa chuyển: bộ phận (lực lượng) có nhiệm vụ tiến công theo một hướng nhất định. d. Nghĩa chuyển: mũi kim tiêm trong y tế chỉ liều thuốc (vắc-xin). 8. Bài tập 8 a) Từ nhà - Nơi ở, sinh hoạt của con người (nghĩa gốc) - Người vợ, người chồng (nghĩa chuyển): bà nhà, ông nhà b) Đi - Di chuyển từ nơi này sang nơi khác với tốc độ bình thường (nghĩa gốc). - Không còn nữa (nghĩa chuyển). c) Ăn - Quá trình chuyển hoá thức ăn vào cơ thể (nghĩa gốc). - Được lợi một cái gì đó (nghĩa chuyển). 9. Bài tập 9 Dựa vào quan hệ giữa từ đường Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 32 - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm ? Trong đoạn trích sau đây từ đường có những nghĩa nào ? Hãy giải thích nghĩa của các từ đường có trong đoạn thơ : Nghìn năm nửa lạ nửa quen Đường xuôi về biển đường lên núi rừng. Bàn chân đặt lại bàn chân Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may Lưới đường chằng chịt trên tay Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao Từ nơi vầng trán thanh cao Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường Bây giờ tóc đã thành sương Tìm đâu thấy lại nẻo đường tuổi thơ Ước mơ chỉ để mà mơ Bến bờ cũng chỉ bến bờ xa xăm Con đường lên dạo cung trăng Xưa là hư ảo nay gần tấc gang Sao đường ở giữa thế gian Người không mở được lối sang với người. (Lê Quốc Hán - Lời khấn nguyện) - Hs hoạt động nhóm lớn, trao đổi, thảo luận, thống nhất, trình bày, tranh luận, phản biện - Gv nhận xét, chốt - Hình thức tổ chức: hoạt động cặp đôi Hai em học sinh tranh luận với nhau. Một em nói : - Từ cày chỉ có một nghĩa là chiếc cày thôi. Một em khác nói: - Không phải đâu, từ cày còn có nghĩa là với các từ trong câu và nghĩa của cả câu, học sinh tìm xem câu nào có một trong các nghĩa sau * Nghĩa gốc: lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai nơi. Nghĩa này có trong câu: “Đường xuôi về biển, đường lên núi rừng” * Các nghĩa chuyển : - Chỉ vết hằn bẩm sinh trong lòng bàn tay của người: “Lưới đường chằng chịt trên tay - Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao” - Chỉ nếp nhăn ở trán của người khi về già: “Từ nơi vầng trán thanh cao - Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường” - Chỉ khoảng thời gian lúc còn nhỏ tuổi: “ Bây giờ tóc đã thành sương - Tìm đâu thấy lại nẻo đường tuổi thơ” - Chỉ khoảng cách giữa sự sống và cái chết: “Con đường lên dạo cung trăng - Xưa là hư ảo nay gần tấc gang” - Chỉ quan hệ thân thiện giữa người với người trong xã hội: “Sao đường ở giữa thế gian - Người không mở được lối sang với người” 10. Bài tập 10 Đây là loại từ mà việc xem xét bản chất từ loại rất khó. Do đặc điểm của tiếng Việt, từ cày cũng như các từ cuốc, mưa, nắng chỉ khi đứng trong câu mới bộc lộ bản tính từ loại của nó. Từ cày có thể bộc lộ bản Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 33 chỉ hoạt động cày ruộng. Vậy là từ cày có hai nghĩa cơ. ? Theo em, hai bạn nói đã đúng chưa ? Từ cày còn có nghĩa nào nữa không ? - Hs hoạt động cặp đôi, trao đổi, thảo luận, thống nhất, trình bày, tranh luận, phản biện - Gv nhận xét, chốt - Hình thức tổ chức: Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: AI NHANH HƠN. Chọn 3 đội chơi, mỗi đội gồm 4 thành viên - Luật chơi: trong thời gian 3 phút các thành viên của đội chơi lần lượt tìm và lấy ví dụ về các nét nghĩa của từ thu. Đội nào tìm được nhiều hơn và lấy được ví dụ chính xác thì của đội đó thắng cuộc. - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi, nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc tính từ loại trong các trường hợp sau đây : - Tôi đang cày ruộng. -> cày là động từ. (lật xới đất lên bằng cái cày) - Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. -> cày là danh từ. - Học sinh có thể làm một số ví dụ khác để rút ra kết luận: hai bạn nói chưa đúng. Từ cày còn có nghĩa: xới đất lên và làm cho mặt đất nham nhở (vd: Mặt đất bị bom cày nát). 11. Bài tập 11 1. Thu - tên một mùa trong năm, thời tiết dịu mát: mùa th
File đính kèm:
- giao_an_boi_duong_ngu_van_lop_6_buoi_1_6.pdf