Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Truyện Kiều

1. Thời đại :

- Nguyễn Du sống ở thế kỉ XVIII – XIX, là thời kì khủng hoảng trầm trọng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam với những sự kiện lịch sử trọng đại:

+ vua quan tranh giành quyền lợi chiếm giết lẫn nhau.

+ những cuộc nổi dậy đòi quyền sống của các phong trào nông dân

+ nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền, cũng như tư tưởng phóng khoáng của tầng lớp thị dân

Ông đã sống qua ba thời đại: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn, đã trải qua những cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn phong kiến và các cuộc khởi nghĩa đòi quyền sống của tầng lớp nông dân. Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh đời dâu bể, cảnh sống xa hoa, đồi trụy cũng như sự thống trị dã man, tàn ác của giai cấp phong kiến, cảnh đau khổ vì nghèo đói, cảnh đày đọa và những áp bức bất công của đại đa số quần chúng nhân dân

2. Quê hương, gia đình :

- Nguyễn Du sinh ngày 23/11/ Ất Dậu tức ngày 03/11/1766, trong một gia đình đại quý tộc sa sút, nổi tiếng về đường khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to. Ở vùng Hồng Lĩnh ( quê Nguyễn Du) dân gian thường truyền tụng câu ca dao:

Bao giờ Ngàn Hống hết cây

Sông Rum hết nước họ này hết quan

 Gia đình Nguyễn Du có bề dày về lịch sử truyển thống văn học nghệ thuật. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của ông. Cha là Nguyễn Nghiễm, quê ở Hà Tĩnh, một sử gia, một nhà thơ đồng thời là quan tể tướng của Triều Lê nên Nguyễn Du có ảnh hưởng ít nhiều từ thân phụ. Mẹ là Trần Thị Tần, người xứ Kinh Bắc, một vùng quê hát quan họ nổi tiếng nên từ nhỏ ông đã được đắm mình trong chiếc nôi của làn điệu dân ca phía Bắc, đó là một ảnh hưởng không nhỏ đến những âm điệu trong sáng tác của ông. Do mồ côi cha mẹ sớm nên ông phải đến ở cùng người anh khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản nổi tiếng phong lưu một thời, và rất mê hát xứng, chính những điều đó đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng văn học của ông,và có thể do đó mà hình ảnh người ca nhi, kĩ nữ luôn được phát họa đậm nét trong các tác phẩm của ông. Không những thế những người cháu của Nguyễn Du cũng đều là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.

 

doc 26 trang linhnguyen 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Truyện Kiều

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Truyện Kiều
rất coi trọng việc giữ gìn danh dự và nhân phẩm :
Khi biết mình rơi vào lầu xanh, K đã rút dao để quyên sinh.Sự sống có ý nghĩa gì đâu nếu tấm thân đã đến hồi ô nhục như thế ?
Đến bước đường cùng phải nhắm mắt đưa chân vào chốn ô nhục, trong đoạn đời tăm tối ấy, K vẫn luôn hướng tới ánh sáng, và luôn khao khát thoát khỏi kiếp sống đoạn trường. Liên tiếp mắc lừa SK, chịu làm vợ lẽ TS, nhanh chóng kết duyên với Th , đó cũng vì 1 nguyên nhân sâu xa là nàng muốn thoát khỏi lầu xanh.
Dẫn chứng 2 : Trong Truyện Kiều, Từ Hải là 1 nhân vật chính diện trung tâm, cũng là quan niệm của Nguyễn Du về cuộc sống. Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là người anh hùng lí tưởng, tướng mạo tất là phi thường. Chàng có khí phách : Đội trời đạp đấtCó phong thái : Gương đàn nửa gánh.. Có uy thế : Chọc trời khuấy nước Có sự nghiệp : Triều đình  rõ ràng là một vị anh hùng vũ dũng hiên ngang, cho đến ngôn ngữ, cho đến ngôn ngữ, tính tình cũng tỏ ra là người anh hùng chân chính. Kể cả khi Th chết đứng giữa trời thì cái chết của chàng là cái thất thế đầy yêng hùng:
Trơ như đá, vững như đồng
Ai rung chẳng chuyển, ai lay chẳng dời
Dẫn chứng 3 : Kim Trọng được ca ngợi như thế nào về tài năng, về lòng chung thuỷ. Đặc biệt cái nhìn tiến bộ của chàng về phẩm hạnh của người con gái :
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?
 Hoa tàn mà lại thêm tươi, 
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Biểu hiện 2: Truyện Kiều , Nguyễn Du đã mơ cho con người những giấc mơ đẹp . Đó là giấc mơ về tình yêu tự do, trong sáng, thuỷ chung dưới chế độ phong kiến. 
Dẫn chứng 1: Nhà thơ đã vượt lên trên những quy tắc lễ giáo về quyền định đoạt của cha me, sự cách biệt nam nữ để nâng niu những biểu hiện tình yêu trong trắng, chân thành. Nguyễn Du ngợi ca tinh thần chủ động của nàng Kiều – Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình khi đến với Kim Trọng. 
Còn Kim Trọng, sau khi hộ tang trở về thấy Kiều đã bán mình thì đau đớn vô cùng và khi còn một tia hi vọng mong manh, chàng toan treo ấn từ quan để đi tìm người yêu. Tình yêu trong tác phẩm được đặt lên trên quyền chức, hôn nhân và cả sự sống.Cảm vì mối tình son sắt nên Nguyễn Du đã dành cho mối tình lãng mạn của K - K 1/8 tổng số câu thơ của toàn bộ Truyện Kiều. Một tỉ lệ rất có ý nghĩa vì tác phẩm kể về chặng đường lưu lạc dài 15 năm K, trong khi mối tình này chỉ diễn ra trong khoảng hai tháng.
Dẫn chứng 2: Truyện Kiều là giấc mơ về tự do và công lí. Từ Hải là cái mộng lớn nhất trong cuộc đời của Nguyễn Du – cái mộng anh hùng. Từ Hải là hiện thân của công bằng, chính nghĩa. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là lừa đảo, phản trắc, là cậy thế lấy thịt đè người, thì Từ Hải là hiện thân của chung thuỷ, của nhân ái, của sự tôn trọng phẩm giá con người. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là chật hẹp, gò bó, con người quay bên nào cũng thấy vướng mắc, sẩy chân khỏi nhà là roi vào nhà chứa, chốn khỏi nhà chứa là rơi vào cửa quan, vào lâu đài của bọn quý tộc sang trọng nhưng giết người, thì Từ hải là hiện thực của tung hoành ngang dọc, của con người tự do, không một sức mạnh nào ràng buộc nổi. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là bóng tối thì Từ Hải là ánh sáng. Như vậy, qua nhân vật Từ Hải, một anh hùng xuất chúng, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, khinh bỉ những phường giá áo túi cơm, vào luồn ra cúi trong xã hội bất công, tù túng.
Mặc dù xh trong Truyện Kiều là một xh vạn ác, đời K là một bể khổ nhưng không vì thế mà Nguyễn Du ngừng tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của con người.
 Cô Kiều của Nguyễn Du, vì thế định mệnh không đè bẹp nổi. Sau 15 năm hoặc rơi vào nhà thổ biến người ra ma, hoặc rơi vào nhà chùa biến người ra bụt, cô vẫn là người. Đạm Tiên ghi tên cô vào sổ đoạn trường, lại rút tên cô ra khỏi sổ. Kiều trở về cái sống, Nguyễn Du đã đưa cô về xh có 1 chàng Kim.
Vì ước mơ tha thiết cho tình yêu và công lí nên những trang viết về hạnh phúc của Kiều là những trang vui tươi nhất. 
Biểu hiện 3: Mộng Liên Đường chủ nhân có một nhận xét rất hay về Truyện Kiều : lời văn tả ra như có máu ở trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên trang sách. Tế Hanh thì thấy : Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều. Quả thật, lật giở mỗi trang Truyện Kiều , chúng ta đều thấy thấm đẫm nước mắt đọng trong mỗi con chữ. Đó là tiếng khóc đứt ruột của Nguyễn Du dành cho số phận con người . 
Truyện Kiều là tiếng khóc đau đớn nhất cho số phận con người, khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ. Đó là mối tình đầu đẹp đẽ của Thuý Kiều và kim trọng, là tình yêu mặn nồng, đắng cay của thuý Kiều và Thúc sinh, là mối tình tri kỉ của Thuý Kiều và Từ Hải. 
Dẫn chứng 1: Truyện Kiều khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan. Suốt 15 năm lưu lạc không khi nào kiều nguôi lòng nhớ thương cha mẹ và các em:
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hoè đôi chút thơ ngây,
Trâm cam ai kẻ đỡ thay việc mình ?
Dẫn chứng 2: Truyện Kiều khóc cho nhân phẩm bị chà đạp. Nguyễn Du đã dành những lời ai oán đau đớn nhất để nói về cảnh Kiều bị bán mình. Hay đó là nỗi cay cực, bẽ bàng của 1 người phụ nữ trong ngọc trắng ngà mà bị rơi vào lầu xanh, phải nghiến răng mà nguyền rủa số phận :
Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Sự khốn cùng của trang tuyệt thế giai nhân, tài sắc nghiêng nước nghiêng thành phải chấp nhận thân phận tôi đòi đứa ở đến 2 lần :
Ở nhà Hoạn Bà : Hoa Nô truyền dạy đổi tên
Buồng the dậy ép vào phiên thị tì
Ra vào tóc rối da trì quản bao
Ở nhà Hoạn Thư :
Tiểu thư bên ấy thiếu người
Cho về bên ấy theo đòi lầu trang
Lĩnh lời nàng mới theo sang
Biết đâu địa ngục thiên đàng là đây
Nỗi cùng cực của người con gái mắc lừa HTH khiến chồng bị giết mà mình thì lại mang tiếng ghiết chồng :
Thân sao thân đến thế này
Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi
Đã không biết sống là vui
Tâm thân nào biết thiệt thòi là thương
 Dẫn chứng 3: Truyện Kiều khóc cho thân xác con người bị đày đoạ. Tác giả kể lại biết bao nhiêu lần con người vô tội bị đánh đập tàn nhẫn một cách oan uổng. 
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữ đường
Mặt sao dày gió rạn sương
Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân
Tiếng khóc trong Truyện Kiều vừa là tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân con người trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện tấm lòng nhà thơ hiểu thấu mọi cung bậc của nỗi đau nhân thế, khẳng định các giá trị đích thực của nhân sinh.
Tiếng khóc của Nguyễn Du có khi còn được bộc lộ một cách trực tiếp, đầy mãnh liệt :
Khi Kiều được họ Mã đón đi :
Đoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe ghập ghềnh
Khi K tự tử lần 1 :
Thương ôi tài sắc bậc này,
Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần
K buộc phải tiếp khách :
Thương thay thân phận lạc loài
Giàu sang cũng ở tay người biết sao
K bị Hoạn Bà đánh đập :
Xót thay đào lí một canh
Một phen mưa gió tan tành một phen
K gieo mình xuống sông Tiền Đường :
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài mà chi
Những là oan khổ lưu li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân
Nguyễn Du cảm nhận nỗi đau của truyện Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc như là nỗi đau, số kiếp, vận mệnh của chính mình vậy :
K ra mắt MGS : Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
K trao duyên cho em: Cậy em,, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Cuộc chia li giữa K và gđ để nàng đi theo MGS : 
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
K khi phải tiếp khách lầu xanh :
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Biểu hiện 4: Nói như HT thì Nguyễn Du đã yêu thương là yêu thương đến mực, căm giân là căm giận đến điều. Thế nên, cũng vì yêu thương hết mực, xót xa hết mực mà Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói đanh thép để tố cáo xã hội. 
Dẫn chứng 1: Vạch trần bộ mặt của lũ bất lương buôn thịt bán người : MGS, TB, BB, Bạc hạnhVới chúng tiền là mục đích cao nhất, người chỉ là món hàng nên chúng hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau khổ của con người, chúng giăng bẫy, lợi dụng tình thế để lừa lọc Kiều.
Dẫn chứng 2: Vạch trần chế độ quan lại thối nát, tàn hại dân lành. Bọn sai nha ở cửa quan sẵn sàng làm tan nát cửa nhà của người lương thiện. Cuộc khám xét nhà Vương ngoại chẳng khác gì hành động của kẻ cướp ngày :
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Vợ và con gái của quan lại bộ có thể vô cớ bắt người, đốt nhà, làm điều bất lương thoả mãn sự ghen tức trong lòng :
Đầy sân gươm tuốt sáng loà
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao
Thuốc mê đâu đã tưới vào
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì
Năm mươi sáu năm trời lăn lộn cười khóc với đời, cuộc sống đã khắc hoạ những đường nét vô hình nhưng sâu sắc trong trái tim nhạy cảm và khối óc của con người tài hoa. Thác lũ dòng đời đã đón lấy Nguyễn Du, nuôi dưỡng và tôi luyện Nguyễn Du, nâng tài năng của ông lên tột đỉnh. Đặc biệt hơn, chính những đau khổ, bất hạnh trong cuộc đời riêng đã mở rộng biên độ cho trái tim của nhà thơ để nó có đủ độ rộng mà yêu thương khắp mọi kiếp người. Không chỉ thương người Vn, Nguyễn Du còn thương người TQ. Không chỉ thương người phụ nữ mà còn thương người cùng khổ. Không chỉ thương người đang sống mà còn đối với người đã chết. Trái tim yêu thương bao la ấy đã làm nên một nhà nghệ sĩ chân chính, một danh nhân văn hoá : Nguyễn Du.
3.2. Giá trị nghệ thuật :
A, Thành công về thể loại :
Làm sáng tỏ nhận định về giá trị nghệ thuật Truyện Kiều trong SGK Ngữ văn 9 tập 1 :
Nhận định về truyện Kiều , sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 có viết : " Với truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người. "
Biểu hiện 1 : Cốt truyện và ngôi kể :
A, Cốt truyện :
Đối với tác phẩm tự sự thì cốt truyện chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định và chi phối đối với các yếu tố cấu thành của thể loại.
So với thể loại truyền thống, mô hình bố cục truyện Kiều có khác :Mở đầu truyện Kiều không giản đơn là gặp gỡ mà là sự giằng co giữa hạnh phúc và định mệnh. 
Phần ly tán cũng không chỉ là ly tán, mà là lưu lạc, khổ đau, nhục nhã.
B, Ngôi kể :
Ngôn ngữ kể chuyện trong Truyện Kiều đã có cả ba hình thức: 
 - Trực tiếp: lời của nhân vật :
Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
 - Gián tiếp: lời của tác giả :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
 - Nửa trực tiếp: lời của tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật : Dẫn chứng 8 câu cuối trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích
Biểu hiện 2 : Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên :
Trong truyện trung đại, thiên nhiên thường vắng bóng, nếu có thì chỉ thông báo thời gian, không gian xảy ra sự việc. Trong TK có 222 câu thơ tả cảnh thiên nhiên vào loại hay nhất trong nền vh nước nhà. Thiên nhiên cũng như một nhân vật, lặng lẽ, kín đáo nhưng không bao giờ vắng mặt.
- Có hai cách miêu tả cảnh, cách thứ nhất là miêu tả thực :
 Thiên nhiên được miêu tả trực tiếp: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình. Đó là những bức tranh sinh động, được đan xen trong truyện làm cho câu chuyện thực hơn, sinh động hấp dẫn hơn, hoặc để chuyển ý, chuyển cảnh :
+ Người đọc người nghe cảm nhận được bức tranh thiên nhiên mùa xuân thanh khiết, tràn trề sức sống, trang nhã mà hết sức diễm lệ qua 2 câu thơ :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Bức tranh ấy kế thừa tinh hoa của vh cổ, mang vẻ đẹp của chiều sâu trí tuệ uyên bác đồng thời lại có những nét sáng tạo rất riêng của ngòi bút NTDD trong sắc trắng của cành hoa lê tinh khiết.
+ Mùa hè với đầy đủ những sắc màu rực rỡ cũng được tái hiện sinh động qua 2 câu thơ :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Đó là mùa hè trong đêm trăng lai láng, tràn trề với tiếng cuốc kêu rộn rã với những bông lựu lập loè sắc đỏ. 
+ Bức tranh mùa thu mang lại cho người đọc, người nghe một vẻ đẹp lung linh, huyền diệu :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Không gian mùa thu mở ra thăm thẳm, vời vợi, mênh mông, có độ cao rộng của bầu trời, có chiều sâu của đáy nước long lanh. Nước mùa thu trong xanh, bầu trời in bóng xuống mặt hồ khiến cho không gian càng cao, càng sâu, càng rộng. Trong khoảng không gian cao, sâu, rộng vời vợi ấy là sắc vàng của nắng hay sắc vàng của lá trùm phủ lên đỉnh núi và một chút sương thu như khói biếc mơ hồ. Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa thu giàu màu sắc và đường nét. Ngôn ngữ của ND trong 2 câu thơ này quả thật đẹp như là pha lê, như là ánh sáng vậy.
- Cách thứ hai là tả cảnh ngụ tình : Thiên nhiên trong Truyện Kiều là những bức tranh tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du miêu tả cảnh để khắc họa tâm trạng nhân vật nên thiên nhiên trong TK trở thành “một nhân vật vẫn thường kín đáo lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn thấm đượm tình người”, thiên nhiên đã nói hộ, nói đúng tâm trạng của con người khi buồn, vui, hạnh phúc, khổ đau(Dẫn chứng: Sáu câu kết Cảnh ngày xuân, tám câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích,).
ví dụ về hình ảnh cỏ
Ngay sau đó một chút thôi, trước nấm mồ Đạm Tiên thì Kiều đã nhìn thấy một sắc cỏ hoàn toàn khác biệt :
Xè xè nấm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Phải chăng sắc cỏ trên nấm mồ ĐT ngay trong tiết thanh minh là bởi cỏ không vô tình, cỏ nhuốm nỗi buồn cô đơn, hiu vắng, quạnh quẽ của một người ca kĩ chết trẻ nơi đất khách quê người. Cỏ thấm đẫm cái lạnh lẽo của một nấm mồ vô chủ.
+ Đến khi K bị giam hãm, bị khoá xuân ở lầu NB thì tương lai trước mắt nàng trở nên mịt mờ vô vọng. Nàng không thể có được cái yên thân của kiếp vợ lẽ, một kẻ lỗ mãng, vô học như MGS cho nên nội cỏ trải dưới ánh nhìn của nàng là một nội cỏ dàu dàu, cả chân mây mặt đất đều ảm đạm trong một sắc xanh mịt mờ, vô vọng. Niềm vui sống dường như đã tắt lịm trong tâm hồn :
Buồn trông nội cỏ
Biểu hiện 3 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật của truyện Nôm, thì nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi những khuôn mẫu của nhân vật truyện cổ tích, tức là khắc hoạ nhân vật theo hai tuyến đối lập nhau : thiện và ác.Trong đó, những nhân vật chính diện vẫn mang những phẩm chất tốt đẹp chung( gái xinh đẹp, tiết hạnh, trai tài giỏi, thuỷ chung trong tình yêu), hầu như ai cũng có và người nào cũng đạt tới mức thánh thiện, không một thiếu xót. Do vậy mà thế giới nhân vật của truyện Nôm có tính chất lý tưởng hoá, công thức hoá hơn là hiện thực. 
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập mà chú ý xây dựng nhân vật hình tượng nhân vật đạt đến mức tiêu biểu, điển hình cho một loại người hay một loại tính cách. Chính vì vậy mà các nhân vật trong truyện bước ra ngoài trang sách, sống mãi với thời gian, hậu thế. VD : văn nhân tài tử như KT, anh hùng hảo hán như TH, trung hiếu tiết nghĩa như Thuý Kiều.Phe phản diện
- Về nghệ thuật khắc hoạ ngoại hình nhân vật đạt được thành tựu rực rỡ, với nhiều nét đặc sắc riêng biệt. Ở phương diện ngoại hình, ông sử dụng bút pháp ước lệ và tả thực để khắc hoạ nhân vật :
+ ND sử dụng bút pháp ước lệ để khắc hoạ những nhân vật chính diện : những giai nhân tuyệt sắc, những đấng bậc anh hùng, tài tử văn nhân
Dẫn chứng chân dung Thúy Vân :
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nag
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang với những nét kiều diễm, sáng trong của trăng, hoa, ngọc, tuyết, toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chũng ta cũng dễ dàng cảm nhận được tất cả sự dịu dàng, đoan trang của một cô gái khuê các. 
Khi sử dụng bút pháp ước lệ truyền thống, Nguyễn Du đã sử dụng một cách có sáng tạo. Dự báo số phận nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình : phân tích qua nhân vật Thúy Kiều :
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi linh hồn vào câu thơ làm ý thơ thêm phần sống động và trước mắt ta hiện ra một nàng Kiều trẻ trung với tuổi xuân tràn đầy như hoa vừa đang độ nở, liễu đến kì xanh tươi. Thế nhưng đằng sau dung nhan tuyệt đỉnh,vượt lên trên tất cả ấy,ta thấy có điều gì đó bất an,lo sợ. Cũng câu thơ 8 chữ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Cũng cách sử dụng từ loại như thế mà sao câu thơ lục bát vốn hiền hòa mà đọc lên ta nghe như có phong ba,bão tố. Qua động từ khác về sắc thái biểu cảm, ND cho người đọc thấy vẻ đẹp của K đã vượt lên trên cái khuôn công dung ngôn hạnh để rơi vào một khôn khác nghiệt ngã hơn. Khuôn định mệnh.Với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” ấy, Kiều sẽ phải sống thế nào trong bể đời vốn “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”.
+ Đối với nhân vật phản diện ND sử dụng bút pháp tả thực để thể hiện ngoại hình:
+ Vd như những câu tả tên quan Hồ Tôn Hiến :
Cái gương mặt của hắn thì :
Trông lên mặt sắt đen sì
Đúng là nhìn quan lớn thì phải trông lên, nhưng cái gương mặt ấy thật vô cảm"mặt sắt" lại thêm tính từ miêu tả chỉ mức độ tuyệt đối "đen sì"thì đúng là gương mặt thật không có chút xúc cảm của con người. Có tính người làm sao được khi mà tráo trở đến thế.
+ Nhân vật khác như mã giám sinh:
Quá niên chạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Cách phục sức dụng công làm ra vẻ phong lưu lịch sự của tay buôn đó phảng phất tính chất giả tạo và có phần trai lơ đàng điếm.
+ Nhân vật Tú Bà:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao
Trước xe lơi lả hỏi chào
Chỉ mấy câu thôi mà tả rõ hình dung và thái độ của một mụ "trùm".
+ Nhân vật Sở Khanh: thì người còn trẻ, ra vẻ học trò, nhưng học trò mà "Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng", tất không phải là học trò hiệu.
- Về phương diện tính cách:
+ Nguyễn Du cũng khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động và ngôn ngữ:
Thể hiện qua hành động, việc làm : 
Ví dụ như qua hành động: Ghế trên ngòi tót sỗ sàng của Mã Giám Sinh khi đến vấn danh ở nhà Thúy Kiều. Một cử chỉ vội vàng và khiếm nhã không phù hợp với địa vị người đi hỏi vợ và không đúng với phẩm cách văn hoá của Mã Giám Sinh. Cử chỉ đó quá bất ngờ so với sự chờ đợi của mọi người, quá phi lí so với vai trò của Mã. Cái lốt nho sĩ đến đây không còn có thể che đậy nổi cái bản chất vô học nữa.
Hay hành động của MGS khi mua bán, mặc cả, nhìn ngắm TK:
Nhưng sự đề cao Kiều - ngọc đến lam Kiều, việc coi là chuyện cưới xin nghiêm chỉnh - sính nghi và thái độ nhũn nhặn - xin dạy bao nhiêu cho tường đã lập tức chấm dứt khi động chạm tới đồng tiền :
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Giá mua vàng ngoài bốn trăm là con số lớn, thế mà người mua còn cò kè bớt một thêm hai mất nhiều thì giờ ở con số đơn vị, thì ta thấy sự mua bán róng riết, chi li biết chừng nào! Câu Cò kè bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của mã, chứ không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền, chứ không đặt ở người.
Đến đây, hắn hoàn toàn bộc lộ bản chất, hiện nguyên hình là một tay buôn người sành sỏi hàng hoá, nhưng lọc lõi, keo kiệt trong việc mua hàng.
Tiếng nói quyết định và lạnh lùng của đồng tiên hôi tanh khép lại màn kịch giải quyết tai hoạ gia đình, để mở ra một tai hoạ khác cho họ Vương.
 Hay hành động của Sở Khanh : Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào. Đó là một hành động đầy mờ ám, đáng khinh bỉ. Từ lẻn ở trường hợp này đã trở về với đúng bản chất của nó. SK đã lẻn vào đời K, lẻn vào câu chuyện rồi biến mất. ấy vậy mà Sở vẫn còn, vẫn hiện diện để muôn đời ta nhắc đến SK.
Hay cái cách nghe đàn của Hồ Tôn Hiến:
Ve ngâm vượn hót nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu
Dòng tám chữ có hai từ quá tài đó là lọt tai và nhăn mày. Khi một vật này lọt vào trong một vật khác là phải vượt qua một cản trở nhất định. Tiếng đàn của K không dễ dàng đến ngay với HTH như đến với KT mà phải một lúc, phải có thời gian, tiếng đàn ấy mới vào tai Hồ công được. Bởi tai ấy lâu nay toàn nghe chuyện chiến trận, khôn dại trên đường công danh. Cho là bản chất Hồ có ít nhiều sự nhạy cảm của máu nghệ sĩ thì bản chất ấy, cũng đã mai một, tai kia đã xa lâu với thứ văn hoá nghệ thuật ấy. Nhưng âm thanh và giai điệu ai oán ấy đã lọt vào tai Hồ, Hồ cũng nhăn mày rơi châu, ta cảm thấy nhìn được từng giọt nước mắt rơi và nghe thấy âm thanh của nó. Cái ki

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_chuyen_de_truy.doc