Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đông Cao

I . Lý thuyết:

* HS trả lời:

_ Từ thuần Việt là từ do cha ông ta sáng tạo ra.

_ Từ mượn là từ của ngôn ngữ khác nhập vào nước ta.

Ví dụ:

 độc lập, tự do, hạnh phúc (Hán)

 ti vi, ra- đi- ô (Anh)

 ghi đông, pê- đan (Pháp)

_ Trong ngôn ngữ Việt do hoàn cảnh lịch sử nên từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn trong hệ thống từ mượn .

_ Có 2 cách thức vay mượn:

+ Mượn hoàn toàn: Là mượn cả ý nghĩa lẫn dạng âm thanh của từ nước ngoài (có thể thay đổi âm thanh chút ít cho phù hợp với âm thanh của tiếng Việt).

Ví dụ:

 xà phòng, mít tinh, bôn- sê- vích,

+ Dịch ý: Là dùng các hình vị thuần Việt hay Hán Việt để dịch nghĩa cho các hình vị trong các từ ấn Âu.

Ví dụ:

 star (tiếng Anh) dịch ý thành “ngôi sao” (chỉ người đẹp, diễn viên xuất sắc, cầu thủ xuất sắc).

 “chắn bùn” được dịch ý từ garde- boue trong tiếng Pháp.

_ Cách viết từ mượn:

+ Từ mượn được Việt hoá cao: Viết như từ thuần Việt.

Ví dụ:

 mít tinh, xô viết,

+ Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Khi viết dùng gạch ngang để nối các tiếng với nhau.

Ví dụ:

 ra- đi- ô, in- tơ- nét,

_ Không nên lạm dụng từ mượn.

II . Bài tập:

Phần bài tập trắc nghiệm:

1 . A

2 . C

3 . B

4 . B

5 . D

6 . D

7 . B

Phần bài tập tự luận:

Bài tập 1:

_ giang sơn: sông núi.

_ phi cơ: máy bay.

_ cứu hoả: chữa cháy.

_ mùi soa: khăn tay.

_ hải cẩu: chó biển.

_ bất tử: không chết.

_ quốc kì: cờ của nước.

_ cường quốc: nước mạnh.

_ ngư nghiệp: nghề đánh cá.

_ nhân loại: loài người.

Bài tập 2:

a . Những từ Hán Việt trong câu đó là:

 Viện, Khoa học, Việt Nam, xúc tiến, chương trình, điều tra, nghiên cứu, điều kiện, tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, Tây Nguyên, trọng tâm, tài nguyên, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

b . Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn trong kho từ tiếng Việt.

 

doc 293 trang linhnguyen 06/10/2022 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đông Cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đông Cao

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đông Cao
 lịch . May mắn thế nào, hai cậu lại ghé qua nhà em xin ngủ nhờ . Thật là một ngày vui đặc biệt.
Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi . Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị.. . luộm thuộm một tí (?!) . Sau đó cậu ta khoe:
- Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy . Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức.
Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:
- Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu . Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi . Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây.
Thật đúng dịp . Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng . Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng cô Tấm nhỉ?
Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:
- Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn . Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này.
Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra . Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ . Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt . Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập . Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm . Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này) . Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn:
- Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.
- Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa?
Ba chúng tôi nhìn nhau . Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm . Nô-bi-ta nhanh nhảu:
- Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: "Hiền như cô Tấm" . Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt . Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc thì đúng là chị hiền thật . Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ?
- Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt.
Tôi vội đỡ lời:
- Đúng thế đấy chị ạ . Em còn mang cả sách theo đây này.
Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe . Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc . Rồi cô bảo chúng tôi:
- Không phải thế đâu các em ạ . Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy . Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây . Thật là đáng sợ.
Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn.
Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe . Mẹ tôi bảo:
- Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ . Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm . 
Tôi thắc mắc:
- Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?
- Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích . Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân . Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng . Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được . Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi . Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần . Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần . Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám đập chết vàng anh . Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào . Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi . Cám quyết giết Tấm đến cùng . Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả . Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mắt . Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng.
à ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích . Đô-rê-mon bảo:
- Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú.
Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về . Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.
*Đề bài: Hãy kể tóm tắt câu chuyện Cây bút thần.
*Bài viết
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ . Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường.. . nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng . Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông . Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn . Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi . Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần . Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống . Vì sơ ý em để lộ cây bút thần . Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn . Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua . Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông . Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương . Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá . Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu . Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
*Đề bài: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên . 
*Bài viết
Ngày ấy, đất nước ta còn hoang sơ lắm . Chưa có con người đông đúc như bây giờ, chỉ có các vị thần tiên cai quản đất đai, trông coi mọi việc . Bà Nữ Oa lo việc chống trời, Thần Nông trồng lúa, Thần Núi vun đất thành núi đồi, thần Sông lo việc tưới tiêu.. . Bởi thế nên dân gian mới có câu hát:
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông xây rú (núi)...
Các vị thần trên trời và các vị thần dưới nước cũng không xa cách như bây giờ mà thường xuyên qua lại, thăm hỏi lẫn nhau.
Lúc bấy giờ ta cũng còn rất trẻ, chỉ vừa mười tám đôi mươi . Lòng khao khát khám phá thế giới, ta thường xin phép Đức Long Vương (cha ta) lên trần gian ngao du sơn thuỷ . Cảnh đẹp cùng bao hoa thơm trái ngọt chốn trần gian làm ta say mê, nhiều khi quên cả đường về . Cha ta nhiều lần phải cho người lên tìm . Không ít lần Người đã trách mắng nhưng ta khó lòng xa cách hẳn được chốn trần gian đẹp như vậy.
Một lần ta vui chân đi quá lên thượng nguồn, bỗng bắt gặp một người con gái đẹp tuyệt trần đang đi dạo giữa bầy tiên nữ . Hỏi ra mới biết nàng tên là Âu Cơ, con gái út của vị Thần Nông trên trời chuyên lo việc trồng cấy . Nàng cũng như ta, vô cùng thích thú trước cảnh đẹp chốn trần gian . Mến cảnh mến người, ta và nàng cùng nhau thề nguyền chung thuỷ, lấy sợi chỉ đỏ buộc hai cổ tay để làm lễ xe tơ kết tóc.
Chẳng bao lâu sau, Âu Cơ có mang . Đủ ngày đủ tháng nàng sinh ra một cái bọc, trong có một trăm trứng, sau đó một trăm trứng lại nở ra một trăm người con dung mạo đẹp đẽ, tính nết vừa mạnh mẽ vừa hiền hoà . Chúng ta vô cùng mừng rỡ.
Mải vui hạnh phúc, ta quên mất mình còn một vương quốc dưới thuỷ cung . Đã lâu ta không về dưới ấy, chắc cha ta mong ta lắm . Ta đang định về ít ngày rồi quay lên thì có sứ giả lên báo gấp: cha ta đang ốm nặng, có lẽ không qua khỏi, ta phải về ngay để gánh lấy trọng trách lớn lao.
Biết giờ phút chia tay đã điểm, ta bèn gọi các con lại, sau đó nói với Âu Cơ rằng:
- Âu Cơ nàng hỡi! Ta và nàng gắn bó bấy nay, thời gian tuy chưa nhiều nhưng nghĩa tình thì nước ở dòng sông này dẫu có chảy đến một nghìn năm cũng không sánh nổi . Nay ta vì đại sự mà phải trở về . Hơn nữa, ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, sống với nhau suốt đời kể cũng không thể được . Vậy ta sẽ đem năm mươi con xuống miền biển xa, để lại cho nàng năm mươi đứa . Nàng hãy cùng các con cai quản rừng núi . Nếu có chuyện gì thì báo cho nhau biết, anh em trong nhà phải hỗ trợ nhau.
Nói rồi ta đem năm mươi người con xuống vùng đồng bằng ven biển . Sau khi dạy các con cách đắp đê ngăn mặn, trồng cấy, đánh cá..., ta về cai quản thế giới dưới Long cung.
Dù xa cách nhưng ta vẫn biết, sau khi ta ra đi, Âu Cơ đã cử con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, lại đặt tên nước là Văn Lang . Nàng chia những người con còn lại đi trấn giữ các nơi, lập thành các tộc người như Tày, Nùng, Thái, Mèo, Lô Lô...
Thế đấy các cháu ạ . Dòng dõi người Việt là dòng dõi Rồng Tiên, các cháu đừng bao giờ quên nguồn gốc tổ tiên cao quý của mình.
Kể vể một kỉ niệm sâu sắc (Ngày khai trường).
Hôm nay là ngày khai trường . Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng . Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba . Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng . Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến . Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da.. . Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra . Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn . Thầy bảo tôi: "Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?".
Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu . Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường . Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một đứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.
Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suốt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua . Người đông nghịt . Các cô giáo đi đi, lại lại . Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:
- En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua đây nữa!
Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn . Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa . Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều . ở tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về . Những ông bố,bà mẹ ấy phải quay lại để khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.
Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bii ở gác hai . Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bốn học sinh tất cả . Trong đám ấy tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhất . Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua . Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi . Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn . Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.
Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi . Thầy không bao giờ cười.
Tôi thầm nghĩ: "Hôm nay là ngày đầu tiên đây . Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè . Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc! Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ . Mẹ bảo: "Gắng lên, En-ri-cô của mẹ . Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!" . Thế là tôi vui vẻ về nhà . Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái.. . Nhưng thôi cũng được.
ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Kể về một kỉ niệm sâu sắc (Trường học).
Đúng thế, En-ri-cô yêu dấu của bố, việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường và thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố thủa ấy . Nhưng con hãy nghĩ một tý xem một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường học; và chắc chắn là một tuần lễ tthôi, thế nào con cũng xin ở lại trường . Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ . Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt cả ngày, hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật sau cả tuần lễ bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là viết viết, đọc đọc . Hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học . Con hãy nghĩ rằng mỗi buổi sáng khi con bước ra đường thì cũng vào giờ ấy, trong thành phố ta ba vạn trẻ em cũng như con, đến khép mình ba giờ liền trong một lớp để học tập . Con lại hãy nghĩ đến tất cả trẻ em gần như cùng một lúc, ở tất cả các nước trên thế giới, cũng đang đi học . Con hãy hình dung trong trí tưởng tượng những học sinh ấy đang đi trên những con đường ở nông thôn, trên những đường phố của các thành thị nhộn nhịp, dưới trời nắng gắt hay dưới tuyết rơi, đi thuyền ở những xứ dọc ngang kinh rạch, đi ngựa qua những cánh đồng rộng lớn, đi xe trượt trên mặt băng, qua các thung lũng và các đồi gió, qua rừng, qua suối, trên những đường mòn hẻo lánh băng qua núi, đi một mình, đi từng đôi hay từng tốp, thành hàng dài, tất cả đều cắp sách vở, mặc quần áo hàng nghìn kiểu, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, từ ngôi trường xa xôi nhất khuất nẻo trong tuyết của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh nhất của đất A-ra-bi-a núp dưới bóng cây cọ . Hàng triệu, hàng triệu trẻ em tất cả cùng học những điều như nhau dưới những hình thức khác nhau.
Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, hãy tưởng tượng cái phong trào cực kỳ rộng lớn mà họ tham gia, và con hãy tự nhủ rằng: "Nếu phong trào ấy mà ngừng, thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man; phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hy vọng, là vinh quang của thế giới!" . Con can đảm lên, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy! Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu, và chiến thắng là nền văn minh của nhân loại! Ôi, không bao giờ con là một người lính nhát gan, En-ri-cô của bố ạ.
Bố của con".
ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Kể về một người bạn (Nghị lực).
Tôi tin chắc rằng bạn cùng lớp với tôi là Xtac-đi có đủ can đảm để làm như cậu bé thành Phi-ren-zê.
Sáng nay ở trường có 2 người sung sướng: Ga-rôp-phi sướng điên lên vì được trả lại cuốn an-bom, trong đó người ta còn cho thêm ba chiếc tem nước Cộng hoà Goa-tê-ma-la nữa (cậu ao ước được thứ tem này đã ba tháng rồi), và cậu Xtac-đi đứng đầu lớp sau Đê-rôt-xi thôi! Mọi người đều ngạc nhiên và hân hoan . Nào ai có thể ngờ được? Dạo tháng mười, cậu được bố đưa đến trường, mình mặc chiếc va-rơ màu lục, chật bó; bố cậu nói với thầy giáo: "Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn vì con tôi nó tối dạ lắm".
Từ đó, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng "đầu gỗ" . Nhưng về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: "hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công" . Và cậu bắt đầu học: Học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la . Và thế là, vì hết lòng siêng năng, trả đũa lại những kẻ chế giễu, đá những kẻ quấy rầy đi, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!.
Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì rặt những điều nhảm nhí, không thể nhớ nỏi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút lầm lẫn . Chỉ nhìn cái dáng thô lùn của cậu ta, cái đầu bè bè rụt vào giữa đôi vai, hai bàn tay ngắn ngủn, to tướng, chỉ nghe tiếng nói ồm ồm của cậu, là người ta đoán ngay ra cậu có một nghị lực sắt thép . Mỗi khi nhận được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi, và trong một phấn chấn, cậu đã buột mồm hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu . Xtac-đi không hề nói năng gì với ai, không hề chơi bời với ai, lúc nào cũng ngồi ghế một mình, cằm tựa vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng bài.
Chắc cậu đã phải làm việc nhiều lắm, cậu Xtac-đi tội nghiệp này . Sáng hôm nay, khi trao huy chương cho cậu, thầy giáo dù đang sốt ruột cũng phải thốt lên: "Hoan hô Xtac-đi! Có chí thì nên" . Xtac-đi thì dường như chẳng chút nào tự hào vì thành công của mình; cậu cũng chẳng hề mỉm cười nữa, và trở về chỗ ngồi, lại tựa cằm vào hai nắm tay và càng chú ý hơn bao giờ hết.
Nhưng cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu . Ông cũng to, lùn như cậu, khuôn mặt bành bạnh, tiếng nói oang oang . Vì ông không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin . Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông ta phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói rất to: "Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!" . Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên . Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ . Chỉ mình Xtac-đi thì vẫn yên lặng, và đã lẩm nhẩm bài học ngày hôm sau.
ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Suy nghĩ về tình yêu đất nước (Tình yêu nước).
Truyện Cậu bé đánh trống người Xac-đê-nha đã làm cho con cảm động sâu sắc, thế thì sáng hôm nay chắc là con phải làm dễ dàng bài văn đầu đề: Tại sao cậu yêu đất nước của cậu?
"Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?" . Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đát nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi, vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành phố mà tôi đã sinh ra, cái tiếng mà tôi nói, những quyển sách dạy tôi học, vì em trai tôi, em gái tôi, bạn bè tôi và cả dân tộc vĩ đại mà tôi đang sống trong đó, thiên nhiên tươi đẹp bao quanh tôi; tóm lại, tất cả những gì tôi thấy, tất cả những gì tôi yêu mến, tôi kính phục, tất cả đầu là những bộ phận hợp thành đất nước tôi . Ôi! Giờ thì con chưa thể hiểu hết tình yêu nước ấy được . Sau này, khi khôn lớn, con sẽ cảm thấy rõ hơn; sau một cuộc đi xa trở về, một buổi sáng nọ, tựa vào bao lơn của con tàu, con trông thấy ở chân trời những dãy núi xanh biếc của đất nước con; bấy giờ con sẽ không tài nào cầm nổi những giọt lệ cảm kích và một tiếng kêu vui mừng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi ở nơi xa lạ, giữa đám đông người dửng dưng với con, con chợt nghe tâm hồn con đẩy con lại phía một người công nhân không quen biết, khi đi qua đã nói một vài tiếng bằng ngôn ngữ của con . Con sẽ cảm thấy qua cơn phẫn nộ đa

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_6_nam_hoc_2018_2019.doc