Gián án Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được định nghĩa mạch dao động và quá trình biến thiên của điện tích và dòng điện trong mạch dao động.

- Nắm được công thức tính tần số góc, tần số, chu kì dao động riêng của mạch dao động.

- Nắm được thế nào là dao động điện từ tự do.

- Nắm được sự bảo toàn năng lượng trong mạch dao động, thể hiện ở sự biến thiên điều hoà của năng lượng điện trường và từ trường

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hoạt động nhóm.

b. Năng lực đặc thù môn học

- Giải thích được sự biến thiên điều hoà của điện tích trong mạch dao động, sự biến thiên qua lại giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.

3. Phẩm chất

- Có thái độ hứng thú trong học tập.

- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.

- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.

 

docx 182 trang linhnguyen 4920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
 thành hai nguồn đồng bộ phát sóng ánh sáng về phía trước. Cách P một khoảng D, ta đặt màn quan sát E song song với P. Các sóng ánh sáng từ F1, F2 gặp nhau sẽ giao thoa với nhau, trên màn E xuất hiện hệ vân màu đỏ gồm những dải sáng, tối xen kẽ.
Câu 1: Khoảng vân i (khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp) liên hệ với a và D theo công thức nào ? 
Câu 2: Từ CT trên, hãy suy ra CT tính bước sóng ?
Câu 3:Muốn đo bước sóng ánh sáng ta cần xác định những đại lượng nào? Và làm thế nào để xác định được các đại lượng đó?
Bước 2
Học sinh nhớ lại hiện tượng giao thoa AS, cùng tham gia với GV, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
Câu 1: 
Câu 2: 
Câu 3: Đo khoảng cách a giữa hai khe (cho sẵn), đo khoảng cách D và khoảng vân i, ta tính được bước sóng l của tia laze.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
Giáo viên tổng kết hoạt động 2.1.
Hoạt động 2.2: Giới thiệu dụng cụ
a. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Sử dụng được thước cuộn, thước kẹp để đo khoảng cách từ hai khe đến màn và đo độ rộng 10 khoảng vân: lựa chọn đúng phạm vi đo, đọc đúng kết quả đo, xác định đúng sai số đo.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: 
* Dụng cụ thí nghiệm.
+ Nguồn phát laze + máy biến thế nguồn.
+ Hệ ba khe Y-âng khác nhau có ghi sẵn khoảng cách giữa hai khe. 
+ Giá thí nghiệm có sẵn thước đo khoảng cách D từ hai khe đến màn.
+ Một màn quan sát có sẵn thước mm để đo khoảng vân i.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§Giới thiệu dụng cụ TN đồng thời chỉ cho hs biết tác dụng của từng dụng cụ một.
§Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
- Hướng dẫn hs lắp ráp dụng cụ thực hành.
- Hướng dẫn hs thực hiện các bước tiến hành TN.
Bước 2
§Học sinh quan sát tìm hiểu ghi nhận tác dụng của từng dụng cụ.
§Các nhóm quan sát, lắp ráp dụng cụ, lắng nghe các bước tiến hành thí nghiệm theo như hướng dẫn.
Hoạt động 2.3: Tiến hành thí nghiệm
a. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Đo đạt và đọc được chính xác các giá trị đo.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
* Tiến hành TN
1. Lắp ráp dụng cụ thực hành.
- Bố trí nguồn phát tia lase, hệ 3 khe Y-âng, màn quan sát trên giá thí nghiệm theo thứ tự như hình 29.2.
- Nối dây từ nguồn lase vào biến thế nguồn ( 6V – DC).
2. Các bước tiến hành TN.
- Cắm phích điện từ máy biến thế vào ổ điện xoay chiều ~ 220V. Bật công tắc K trên nguồn phát tia lase ta nhận được chùm tia laze màu đỏ.
- Điều chỉnh vị trí màn chắn P (chứa hệ 3 khe Y-âng) sao cho chùm tia laze chiếu thẳng góc đúng vào hệ khe Y-âng bất kỳ. 
- Màn quan sát E đặt cách P khoảng 1,5 đến 2m. Điều chỉnh, dịch chuyển giá đỡ G sao cho chùm tia laze chiếu đúng vào màn E và vuông góc với màn. Quan sát hệ vân giao thoa xuất hiện trên màn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§GV yêu cầu các nhóm lắp đặt thí nghiệm và làm TN theo các bước.
+ Hướng dẫn lại các nhóm gặp khó khi lắp đặt thí nghiệm.
+ Kiểm tra cách lắp đặt, HD cách lắp cho đúng.
§Hướng dẫn các nhóm đọc và ghi kết quả làm TN.
§GV nhắc nhở hs các công việc cần làm: Thao tác cẩn thận để kết quả được chính xác.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm dưới sự theo giỏi của GV:
- Tiến hành lắp đặt TN và làm TN theo các bước
- Đọc và ghi kết quả TN theo hướng dẫn.
Bước 4
§Kết thúc các thao tác thí nghiệm, giáo viên yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thí nghiệm, sau đó tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
+ Ưu điểm: 
+ Nhược điểm cần khắc phục: 
Hoạt động 2.4: Xử lí số liệu và viết báo cáo.
a. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng xử lí số liệu và viết báo cáo.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu hs xử lí số liệu theo nhóm và viết báo cáo.
§Trong quá trình HS xử lí kết quả, GV đi kiểm tra kết quả các nhóm, HD tìm kết quả cho chính xác
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
+ HS xử lí số liệu theo nhóm và viết báo cáo.
+ Nêu nhận xét theo yêu cầu (Nếu có).
Bước 3
Báo cáo kết quả theo nhóm
Bước 4
§Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
+ Ưu điểm: 
+ Nhược điểm cần khắc phục: 
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
 Hoàn thành đầy đủ các yêu cầu trả lời lí thuyết vào tờ báo cáo thực hành theo mẫu của giáo viên và nộp vào tiết sau
Nội dung 2:
Ôn lại các kiến thức đã học ở chương Sóng ánh sáng và Sóng điện từ chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
Giáo viên giảng dạy:	Lớp dạy: 
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tiết 47:	 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1. Kiến thức và kỹ năng đặc thù môn học
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Vật lí lớp 12 sau khi HS học xong chương IV và V cụ thể trong khung ma trận
- Rèn luyện kĩ năng tính toán, độc lập tư duy vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận.
	2. Thái độ
	- Tác phong làm bài nghiêm túc, tập trung, cẩn thận, chính xác và trung thực.
	3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề tự lực.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Bộ đề trắc nghiệm được trộn thành 4 mã
	2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra.
III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Kiểm tra học kì I, TNKQ, 30 câu, thời gian làm bài 45 phút
- HS làm bài trên lớp.
III. MA TRẬN.
1. Bảng trọng số
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
NỘI DUNG
TỔNG SỐ TIẾT
LÝ THUYẾT
SỐ TIẾT THỰC
TRỌNG SỐ
Lý thuyết
Vận dụng
Lý thuyết
Vận dụng
Chương IV – Dao động và sóng điện từ
5
4
2,8
2,2
20
16
Chương V – Sóng ánh sáng.
9
5
3,5
5,5
25
39
Tổng
14
9
6,3
7,7
45
55
2. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
NỘI DUNG
TRỌNG SỐ
SỐ CÂU
ĐIỂM SỐ
Lý thuyết
Vận dụng
Lý thuyết
Vận dụng
Lý thuyết
Vận dụng
Chương IV – Dao động và sóng điện từ
20
16
6
5
2,0
1,7
Chương V – Sóng ánh sáng.
25
39
8
11
2,3
4,0
Tổng
45
55
14
16
4,4
5,7
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
Môn: Vật lí lớp 12 THPT
(Thời gian: 45 phút)
Phạm vi kiểm tra: Chương IV, V
KIẾN THỨC
MỨC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Tổng số
1. Dao động điện từ. Điện từ trường.
 Cấu tạo của mạch dao động điện từ. Khái niệm điện từ trường.
 Sự biến thiên của điện trường và từ trường trong mạch dao động.
 Tính tần số góc, chu kỳ, tần số của dao động điện từ tự do trong mạch dao động.
 Viết biểu thức của q, u và i trong mạch dao động. Tính các đại lượng liên quan đến năng lượng trong mạch dao động.
Số câu hỏi
1
2
2
1
6
2. Sóng điện từ. Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
 Khái niệm sóng điện từ. Nguyên tắc liên lạc bằng sóng vô tuyến.
 Chức năng của từng khối trong máy phát và thu sóng vô tuyến.
 Tính một số đại lượng trên mạch chọn sóng vô tuyến.
Số câu hỏi
2
1
2
5
3. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
 Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
 Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng.
 So sánh chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
 Tính góc khúc xạ, góc lệch của các tia sáng đơn sắc qua hai môi trường trong suốt khác nhau và qua lăng kính.
Số câu hỏi
1
1
2
2
6
4. Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng.
 Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng.
 Tính một số đại lượng trong giao thoa với ánh sáng đơn sắc.
 Tính một số đại lượng trong giao thoa với ánh sáng hỗn hợp, giao thoa với ánh sáng trắng.
Số câu hỏi
1
2
3
6
5. Các loại quang phổ.
 Máy quang phổ. Các loại quang phổ.
 So sánh các loại quang phổ.
Số câu hỏi
1
1
2
6. Các bức xạ không nhìn thấy. Thang sóng điện từ.
 Các loại bức xạ không nhìn thấy trong thang sóng điện từ.
 Tính chất của các vùng bức xạ trong thang sóng điện từ.
Bước sóng và tần số của các vùng sóng trong thang sóng điện từ.
Số câu hỏi
1
2
2
5
Tổng số câu
7
7
10
6
30
Tổng số điểm
2,3
2,3
3,3
2
10
Tỉ lệ
23%
23%
33%
20%
100%
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA.
Câu 1: Mạch dao động lý tưởng gồm
A. một tụ điện và một cuộn cảm thuần.	B. một tụ điện và một điện trở thuần.
C. một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần.	D. một nguồn điện và một tụ điện.
Câu 2: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng
A. tự cảm.	B. cộng hưởng điện.	C. cảm ứng điện từ.	D. từ hoá.
Câu 3: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do điện tích đứng yên gây ra.
B. Đường sức từ của từ trường luôn là các đường cong kín.
C. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường.
D. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
Câu 4: Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
A. tăng 4 lần.	B. tăng 2 lần.	C. giảm 2 lần.	D. không đổi.
Câu 5: Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C và cuộn cảm L. Điện trở thuần của mạch R = 0. Biết biểu thức của dòng điện qua mạch là i = 4.10-2cos(2.107t) (A). Điện tích cực đại là
A. q0 = 2.10-9 C.	B. q0 = 8.10-9 C.	C. q0= 4.10-9 C.	D. q0 =10-9 C.
Câu 6: Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 1 Ω vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện có điện dung C = 2.10-6 F. Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dạo động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kì bằng π.10-6 s và Cđdđ cực đại bằng 8I. Giá trị của r bằng 
A. 0,25 Ω. 	B. 1 Ω.	C. 0,5 Ω. 	D. 2 Ω. 
Câu 7: Điện trường xoáy là điện trường
A. có các đường sức bao quanh các đường sức từ.	B. có các đường sức không khép kín.
C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.	D. của các điện tích đứng yên.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Tại mỗi điểm bất kì trên phương truyền, vectơ cường độ điện trườngvà vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau và cả hai đều vuông góc với phương truyền sóng.
B. Vectơ có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ vuông góc với vectơ .
C. Vectơ có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ vuông góc với vectơ .
D. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, cả hai vectơ và đều không có hướng cố định.
Câu 9: Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. giao thoa sóng điện từ.	B. cộng hưởng dao động điện từ.
C. khúc xạ sóng điện từ.	D. phản xạ sóng điện từ.
Câu 10: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung C = 1 µF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 25 mH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải
A. sóng trung. 	B. sóng dài.	C. sóng cực ngắn. 	D. sóng ngắn.
Câu 11: Việc phát sóng điện từ ở đài phát phải qua các giai đoạn nào, ứng với thứ tự nào? 
1. Tạo dao động cao tần ; 2. Tạo dao động âm tần; 3. Khuếch đại cao tần; 4. Biến điệu; 5. Tách sóng 
A. 1, 2, 3, 4. 	B. 1, 2, 4, 3.	C. 1, 2, 5, 3. 	D. 1, 2, 5, 4. 
Câu 12: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
A. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi	B. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi
C. tần số không đổi và vận tốc thay đổi	D. tần số không đổi và vận tốc không đổi
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.
C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc.
Câu 14: Trong chân không, bước sóng của một ánh sáng màu lục là
A. 0,55nm.	B. 0,55mm.	C. 0,55µm.	D. 0,55pm.
Câu 15: Chọn câu sai:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính
Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau
Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng
Câu 16: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng và ánh sáng đơn sắc? 
A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi qua lăng kính chùm sáng trắng không những bị lệch về phía đáy mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.
B. Trong quang phổ của ánh sáng trắng có vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau. 	
C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định. 
D. Cả ba câu đều đúng.
Câu 17: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. tím.	B. đỏ.	C. lam.	D. chàm.
Câu 18: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi 2 nguồn sáng là 2 nguồn :
Đơn sắc	B. Cùng màu sắc	C. Kết hợp	D. Cùng cường độ sáng
Câu 19: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,55µm. Hệ vân trên màn có khoảng vân là
A. 1,2mm.	B. 1,0mm.	C. 1,3mm.	D. 1,1mm.
Câu 20: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,3mm, khỏang cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ (λđ= 0,76μm) đến vân sáng bậc 1 màu tím (λt = 0,4μm) cùng một phía của vân trung tâm là: 
A. 1,5mm	B. 1,8mm	C. 2,4mm	D. 2,7mm
Câu 21: Trong TNGTAS, 2 khe cách nhau 1mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m. Khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên là 6,8mm. Nếu sử dụng ánh sáng trên và ánh sáng có bước sóng 0,6mm thì thấy vân sáng thứ 3 của ánh sáng 0,4mm trùng với vân sáng thứ mấy của ánh sáng 0,6mm?
A. Bậc 4	B. Bậc 5	C. Bậc 6	D. Bậc 2
Câu 22: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,8 mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,50 μm.	B. 0,48 μm.	C. 0,64 μm.	D. 0,45 μm.
Câu 23: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe không đổi. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là D thì khoảng vân trên màn là 1 mm. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát lần lượt là (D – DD) và (D + DD) thì khoảng vân trên màn tương ứng là i và 2i. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là (D + 3DD) thì khoảng vân trên màn là 
A. 3 mm. 	B. 3,5 mm. 	C. 2 mm.	D. 2,5 mm
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về cấu tạo máy quang phổ? 
A. Lăng kính P có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu tới. 
B. Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm tia sáng song song. 	
C. Kính ảnh cho phép thu được các vạch quang phổ trên một nền tối. 	
D. Cả ba câu đều đúng.
Câu 25: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? 
	A. Dùng để xác định thành phần cấu tạo của các vật phát sáng. 	
	B. Dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng.	
	C. Dùng để xác định bước sóng của ánh sáng. 
	D. Cả ba câu đều đúng.
Câu 26: Tia hồng ngoại
A. không phải là sóng điện từ.	B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.
C. không truyền được trong chân không.	D. được ứng dụng để sưởi ấm.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng ánh sáng là sóng ngang.
B. Ria Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ.
Câu 28:Tia Rơn-ghen (tia X) có bước sóng
A. nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại.	B. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
C. lớn hơn bước sóng của tia màu đỏ.	D. lớn hơn bước sóng của tia màu tím.
Câu 29:Tia tử ngoại
A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
C. không truyền được trong chân không.	D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về tia Rơn ghen? 
A. Tia Rơnghen là 1 loại sóng điện từ phát ra từ các vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 5000C.
B.Tia Rơnghen là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
C.Tia Rơnghen không có khả năng đâm xuyên. 	
D. Tia Rơnghen được phát ra từ mặt trời. 
V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
Giáo viên giảng dạy:	Lớp dạy: 
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tiết 48:	
Chương 6: 	LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Bài 30: 	HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN
THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu và nhớ được các khái niệm: hiện tượng quang điện, giới hạn quang điện.
- Hiểu được nội dung và nhận xét kết quả TN khảo sát định tính hiện tượng quang điện.
- Hiểu và phát biểu được định luật về giới hạn quang điện, thuyết lượng tử ánh sáng.
- Nắm được công thức Plăng về lượng tử năng lượng và công thoát.
- Nắm được ánh sáng có hai tính chất là Sóng và Hạt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích các định luật quang điện.
- Vận dụng công thức lượng tử năng lượng của Plăng, công thoát để giải các bài tập về hiện tượng quang điện.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng powerpoint có kèm các thí nghiệm minh họa.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Hãy kể tên một số nguồn phát ra tia tử ngoại?
Câu 2: Hai lá của điện nghiệm khép lại chứng tỏ điều gì?
Câu 3: Nếu tấm kẽm mang điện dương thì hiện tượng trên có xảy ra không?
Câu 4: Nếu chắn chùm tia hồ quang bằng tấm thủy tinh không màu thì hai lá của điện nghiệm như thế nào?
Câu 5: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm gọi là hiện tượng quang điện. Hiện tượng quang điện là gì?
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Từ thí nghiệm, hãy cho biết khi nào có hiện tượng quang điện?
Câu 2: l0 gọi là giới hạn quang điện. Xem SGK mục II trang 155, hãy nêu nội dung định luật về giới hạn quang điện
Câu 3: Xem bảng giới hạn quang điện của một số kim loại. Nêu nhận xét về trị số của lo đối với các kim loại khác nhau?
Câu 4: Nếu trong TN Héc không dùng tấm kẽm mà dùng tấm kali hoặc xesi thì các kết quả thu được có gì khác?
Phiếu học tập số 3
Câu 1: Trình bày giả thuyết lượng tử năng lượng của Plăng?
Câu 2: Nêu sự khác biệt giữa giả thuyết Plăng với quan niệm thông thường về sự hấp thụ và phát xạ năng lượng.
Câu 3: Trình bày thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein?
Câu 4: Hãy tính năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đỏ có l = 0,76mm? Nêu nhận xét?
Phiếu học tập số 4
Gọi A là công để thoát electron ra khỏi bề mặt kim loại.
Câu 1: Muốn hiện tượng quang điện xảy ra (tức electron thoát khỏi bề mặt kim loại) thì năng lượng của phô tôn ánh sáng kích thích phải như thế nào với công thoát?
Câu 2: Từ kết quả

File đính kèm:

  • docxgian_an_vat_li_lop_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx