Gián án Vật lí Lớp 10 theo CV5512 - Chương 4: Các định luật bảo toàn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực.
- Nắm được khái niệm hệ kín.
- Nắm vững định nghĩa, viết được công thức và suy ra đơn vị đo động lượng
- Phát biểu được độ biến thiên động lượng của một vật (cách diễn đạt khác của định luật II Niu-tơn).
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật hay nhiều vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Nhận biết hệ vật, hệ kín, điều kiện áp dụng được định luật bảo toàn động lượng.
- Biết vận dụng CT, định nghĩa, định luật để giải một số bài toán tìm động lượng, xung lượng của lực.
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho bài toán va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Vật lí Lớp 10 theo CV5512 - Chương 4: Các định luật bảo toàn
ích A : công toàn phần c.Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng cơ học như lò nung, nhà máy điện, đài phát sóng, d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 §GV tạo tình huống: Trong các công trường xây dựng, ta để ý thấy người ta thường dùng cần cẩu để đưa vật liệu xây dựng lên cao mà ít dùng tay kéo. Sở dĩ như vậy vì dùng cần cẩu sẽ đỡ mất sức người mà lại tốn ít thời gian hơn, tức là tốc độ thực hiện công của cần cẩu lớn hơn tốc độ thực hiện công của người kéo, giúp tiến độ xây dựng công trình nhanh hơn. wĐể đặc trưng cho tốc độ thực hiện công, người ta đưa ra khái niệm công suất. Kí hiệu P. §GV yêu cầu HS dựa vào mục II, trả lời phiếu học tập số 3. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, sau đó báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. C1: P C2: Trong hệ SI, công suất có đơn vị là oát (W) Nếu A (J), t (s) ª P (W). Ta có: C3: Cả 2 trường hợp đều do trọng lực sinh công, ta có công của trọng lực A = Ps.cosα, từ đó ta có công suất của các máy: + Cần cẩu M1: ; + Cần cẩu M2: Vậy công suất cần cẩu M1 lớn hơn công suất cần cẩu M2. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 §GV lưu ý cho HS một số đơn vị khác của công suất. Giúp HS phân biệt được đơn vị kW.h và kW. wLưu ý: - Trong công nghệ chế tạo máy người ta dùng đơn vị là mã lực (HP): 1HP = 736 W - Đơn vị kW.h là đơn vị đo năng lượng, cần tránh nhầm lẫn với đơn vị công suất. kW.h là công của 1 lực (1máy) có công suất 1kW thực hiện trong 1h 1W.h = 1000W.3600s = 3,6.106(W.s) = 3,6.106(J) §Giáo viên tổng kết hoạt động 2.2 và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. + Ưu điểm: + Nhược điểm cần khắc phục: Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - Biết vận dụng công thức tính công trong các trường hợp cụ thể: lực tác dụng khác phương độ dời, vật chịu tác dụng của nhiều lực. - Giải thích ứng dụng của hộp số trên xe. - Phân biệt được các đơn vị công và công suất. - Biết vận dụng công thức, giải được một số bài tập về công, công suất. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm các BT 3, 4, 5, 6, 7 trang 133và BT trong phiếu học tập số 4. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. + Ưu điểm: + Nhược điểm cần khắc phục: Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Ôn tập - Yêu cầu HS về nhà học bàivà làm các bài tập trong SBT Nội dung 2: Mở rộng - Đọc SGK phần “Em có biết?” tìm hiểu về cấu tạo hộp số. - Tìm hiểu giá trị công suất của các dụng cụ điện trong gia đình và thời gian sử dụng trung bình của các dụng cụ, từ đó tính công của dòng điện sử dụng trong 30 ngày theo đơn vị kW.h. Biết giá tiền của 1kWh là 1700đ. Hãy tính tiền điện trung bình hàng tháng mà gia đình phải trả? Nội dung 3: Chuẩn bị bài mới - Ôn tập Động lượng và định luật bảo toàn động lượng, công và công suất chuẩn bị cho tiết BT. V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ) Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 39: BÀI TẬP ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG CÔNG VÀ CÔNG SUẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn lại định nghĩa, công thức và đơn vị đo động lượng. - Định nghĩa được xung lượng của lực, nêu được đơn vị xung lượng của lực. - Phát biểu được độ biến thiên động lượng của một vật (cách diễn đạt khác của định luật II Niu-tơn). - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật hay nhiều vật. - Nắm vững công cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời của điểm đặt lực. - Hiểu rõ công là một đại lượng vô hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với công phát động hoặc công cản. - Nắm được khái niệm công suất, hiệu suất - Nắm được đơn vị công, đơn vị năng lượng, đơn vị công suất. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Nhận biết hệ vật, hệ kín, điều kiện áp dụng được định luật bảo toàn động lượng cho bài toán va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực. - Biết vận dụng CT, định nghĩa, định luật để giải một số bài toán tìm động lượng, xung lượng của lực. - Biết vận dụng công thức tính công trong các trường hợp cụ thể: lực tác dụng khác phương độ dời, vật chịu tác dụng của nhiều lực. - Phân biệt được các đơn vị công và công suất. - Biết vận dụng công thức, giải được một số bài tập về công, công suất. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan, cũng như bài tập tự luận thuộc chương Tĩnh học. - Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Câu 1. Động lượng được tính bằng: A. N.s B. N.m C. N.m/s D. N/s Câu 2: chọn câu trả lời sai về động lượng: là đại lượng vectơ, cùng hướng với vận tốc là đại lượng vectơ, mô tả chuyển động của vật là đại lượng vectơ đo bằng tích khối lượng và vận tốc của vật là đại lượng vectơ, ngược hướng với vận tốc Câu 3: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực: A. Vận động viên bơi lội đang bơi B. Chuyển động của con sứa C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy D. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh Câu 4: Câu nào không thuộc định luật bảo toàn động lượng: A. Véc tơ động lượng của hệ kín đợc bảo toàn. B. Véc tơ động lượng của hệ kín trước và sau tương tác không đổi. C. D. Câu 5: Hệ gồm 2 vật có động lượng là : p1 = 6kgm/s và p2 = 8kgm/s. Động lượng tổng cộng của hệ p = 10 kgm/s nếu : A. và cùng phương, ngược chiều. B. và cùng phương, cùng chiều. C. và hợp nhau góc 300. D. và vuông góc với nhau. Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công cơ học ? A. Jun (J) B. kilôoát giờ (kwh) C. Niutơn trên mét (N/m)D. Niutơn mét (N.m) Câu 7: Trường hợp nào sau đây có công cơ học A. người lực sỹ giữ quả tạ ở trên cao B. Ấn một lực xuống mặt bàn cứng C. Kéo một gàu nước từ dưới lên D. Quả bóng đứng yên trên mặt bàn Câu 8: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị công suất? A. HP B. MW C. kWh D. Nm/s Câu 9: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi: A. lực vuông góc với gia tốc của vật. B. lực ngược chiều với gia tốc của vật. C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α. D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao. B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1. C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn. D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh. Phiếu học tập số 2 Câu 1: Một viên bi thép khối lượng m = 0,1kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuồng mặt phẳng nằm ngang. Tính độ biến thiên động lượng của viên bi trong 2 trường hợp: a. Sau khi chạm sàn viên bi bay ngược trở lại với cùng vận tốc. b. Sau khi chạm sàn viên bi nằm yên trên sàn. Lấy g = 10m/s2. Câu 2: Một hộp cát khối lượng M = 5 kg được treo bởi dây treo vào điểm O và ban đầu đứng yên. Người ta bắn theo phương ngang một viên đạn khối lượng m = 10 g vào hộp cát với vận tốc 400 m/s và sau đó đạn nằm yên trong hộp cát. Tính vận tốc hộp cát ngay sau khi đạn bắn vào cát. Câu 3: Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn, có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không ma sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn khối lượng 100kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 500m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Xác định vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn, trong các trường hợp: a. Lúc đầu hệ đứng yên. b. Trước khi bắn, bệ pháo chuyển động với vận tốc 18km/h: TH1:Theo chiều bắn. TH2: Ngược chiều bắn. Phiếu học tập số 3 Câu 1: Một ô tô khối lượng 20 tấn chuyển động chậm dần đều trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực ma sát (hệ số ma sát = 0,3). Vận tốc đầu của ô tô là 54km/h; sau một khoảng thời gian ô tô dừng lại. a. Tính công và công suất trung bình của lực ma sát trong khoảng thời gian đó. b. Tính quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian đó. Câu 2: Một ô tô khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc thì có tốc độ không đổi v = 54km/h. Hỏi động cơ ô tô phải có công suất bằng bao nhiêu để có thể lên được dốc trên với vận tốc không đổi v = 54km/h. Cho độ nghiêng của dốc là 4% (). Câu 3: Một ô tô khối lượng 2 tấn, chuyển động đều lên dốc trên quãng đường dài 3km. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên quãng đường đó. Chọn hệ số ma sát =0,08. Độ nghiêng của dốc là 4%; g = 10m/s2. 2. Học sinh - Ôn lại các kiến thức thuộc chương Tĩnh học đã học. - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn lại kiến thức thuộc chương Tĩnh học. a. Mục tiêu: - Ôn lại định nghĩa, công thức và đơn vị đo động lượng. - Định nghĩa được xung lượng của lực, nêu được đơn vị xung lượng của lực. - Phát biểu được độ biến thiên động lượng của một vật (cách diễn đạt khác của định luật II Niu-tơn). - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật hay nhiều vật. - Nắm vững công cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời của điểm đặt lực. - Hiểu rõ công là một đại lượng vô hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với công phát động hoặc công cản. - Nắm được khái niệm công suất, hiệu suất - Nắm được đơn vị công, đơn vị năng lượng, đơn vị công suất. b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Các kiến thức trọng tâm được hệ thống lại. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: (Có thể hoạt động cá nhân hoặc tổ chức hoạt động nhóm) - Yêu cầu HS trả lời phiếu học tập số 1 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân hoặc nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trả lời. - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết hoạt động 1 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giải một số bài tập về động lượng và định luật bảo toàn động lượng a. Mục tiêu: - Biết vận dụng CT, định nghĩa, định luật để giải một số bài toán tìm động lượng, xung lượng của lực. - Vận dụng được cách diễn đạt khác của định luật II Niu-tơn để làm một số dạng BT. - Nhận biết hệ vật, hệ kín, điều kiện áp dụng được định luật bảo toàn động lượng cho bài toán va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Bài tập phiếu học tập số 2: Câu 1: a. Vận tốc của viên bi sau khi chạm sàn: . Động lượng của viên bi trước va chạm: . Sau va chạm, vận tốc của viên bi: , động lượng . . b. Sau va chạm viên bi nằm yên trên sàn: . Câu 2: Theo định luật bảo toàn động lượng: (1) Þ Câu 3: Theo định luật bảo toàn động lượng: (1) a. Lúc đầu Vo = 0. Chiếu (1) theo hướng : . b.. +TH1:: Chiếu (1) lên hướng của : . Sau khi bắn khẩu pháo chuyển động cùng chiều đạn bay, cùng chiều ban đầu với V = 1,69m/s. +TH2:: Chiếu (1) lên hướng của : . Sau khi bắn khẩu pháo chuyển động ngược chiều đạn bay với V = -8,31m/s. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân (hoặc nhóm) Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết hoạt động 2.1. Hoạt động 2.2: Giải một số bài tập về công và công suất a. Mục tiêu: - Biết vận dụng công thức tính công trong các trường hợp cụ thể: lực tác dụng khác phương độ dời, vật chịu tác dụng của nhiều lực. - Phân biệt được các đơn vị công và công suất. - Biết vận dụng công thức, giải được một số bài tập về công, công suất. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Bài tập trong phiếu học tập số 3: Câu 1: a.; . Thời gian chuyển động: . Công suất trung bình: . b. Quãng đường ô tô đi được: . Câu 2: Công suất của ô tô: . Câu 3: Lực của động cơ kéo ô tô chuyển động đều lên dốc: . Công của lực đó trên đoạn đường s: . d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm có sự hướng dẫn của gv Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết hoạt động 2.2, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. + Ưu điểm: + Nhược điểm cần khắc phục: Hoạt động 3: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Ôn tập - Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài tập trong SBT. Nội dung 2: Mở rộng - Yêu cầu HS dựa vào cách giải BT đã học trong tiết, về nhà tự ra 3 BT tương tự như các bài đã làm và kèm hướng dẫn giải Nội dung 3: Chuẩn bị cho tiết sau - Ôn tập kiến thức về động năng, thế năng, cơ năng học ở lớp 8 THCS. - Xem trước Bài 25, 26, 27. V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ) Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 40, 41, 42: Chủ đề 7: ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có được khi chuyển động. - Nắm được độ biến thiên động năng và công của ngoại lực tác dụng. - Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng, động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. - Nắm vững biểu thức của thế năng trọng trường. - Có khái niệm chung về thế năng trong cơ học. Từ đó phân biệt động năng và thế năng. - Nắm được khái niệm thế năng đàn hồi và viết biểu thức của thế năng đàn hồi. - Nắm vững khái niệm cơ năng định luật bảo toàn cơ năng. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa thế năng và lực thế. - Nêu được đơn vị đo động năng, thế năng, cơ năng. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Vận dụng được định luật biến thiên động năng để giải các bài toán tương tự như các bài toán trong SGK. - Giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan. - Vận dụng được công thức xác định thế năng để giải bài tập. - Biết xác định khi nào cơ năng được bảo toàn và vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải bài tập. - Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp cụ thể. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng Powerpoint:Kèm dụng cụ TN biểu diễn: con lắc đơn, con lắc lò xo, vật rơi; Các hình vẽ mô tả. - Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1: Câu 1: Nhắc lại khái niệm động năng? Chứng tỏ những vật sau đây có động năng và những vật ấy có thể sinh công như thế nào? a. Viên đạn đang bay b. Búa đang chuyển động c. Dòng nước lũ đang chảy mạnh Câu 2: Đọcsách giáo khoa mục II SGK và nêu công thức tính động năng? Nêu đơn vị của động năng? CMR đơn vị Jun cũng bằng kg.m2/s2. Câu 3: Động năng là đại lượng có hướng hay vô hướng? Động năng có tính tương đối không, tại sao? Câu 4: Đọc mục III SGK và nêu mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng? Phiếu học tập số 2: Câu 1: Thế năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 2: Thế năng phụ thuộc vào độ cao, tức vị trí tương đối của vật so với mặt đất được gọi là thế năng trọng trường. Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật so với trạng thái chưa biến dạng gọi là thé năng đàn hồi. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng dạng thế năng. Nhóm 1 + 2 Nhóm 3 + 4 a. Nêu biểu hiện của sự tồn tại trọng trường xung quanh Trái Đất? Nhắc lại công thức tính trọng lực? b. Dựa vào mục I.2. đưa ra khái niệm thế năng trọng trường và biểu thức của nó? c. Tìm hai ví dụ chứng tỏ rằng một vật có khối lượng m khi đưa lên vị trí cách mặt đất độ cao z thì lúc rơi xuống có thể sinh công? d. z trong biểu thức thế năng có phụ thuộc vào mốc thế không? Từ đó, cho biết thế năng có phụ thuộc vào mốc thế (tức hệ quy chiếu) không? e. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí O (độ cao = 0, Hình 26.2) thì tại điểm nào - Thế năng = 0? - Thế năng > 0? - Thế năng < 0 ? a. Thế năng đàn hồi xuất hiện khi nào? b. Dựa vào mục II.1 và II.2 nêu công thức lực đàn hồi khi lò xo có độ biến dạng Dl, công thức tính công của lực đàn hồi. c. Nêu đinh nghĩa thế năng đàn hồi và công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo bị biến dạng. Phiếu học tập số 3: Câu 1: Nhắc lại khái niệm cơ năng đã học ở THCS? Nhóm 3 + 4 Nhóm 1 + 2 Câu 2: Dựa vào mục I.1 trang 142 SGK hãy nêu định nghĩa cơ năng trọng trường? Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng khi vật chuyển động trong trọng trường Câu 3: Nhận xét về mối liên hệ giữa sự biến thiên thế năng và sự biến thiên động năng của vật chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của trọng lực? Ở vị trí nào động năng cực đại, thế năng ở vị trí đó như thế nào? Ở vị trí nào động năng cực tiểu và thế năng ở vị trí đó như thế nào? Câu 4: Con lắc đơn tạo bởi một vật nặng nhỏ gắn vào đầu một sợi dây mảnh không co dãn, đầu kia của dây gắn cố định tại C (Hình 27.2). Đưa vật lên vị trí A rồi thả nhẹ nhàng, vật sẽ đi xuống đến O (vị trí thấp nhất ) rồi đi lên đến B, sau đó quay lại và dao động cứ thế tiếp diễn. Nếu không có tác dụng của các lực cản, lực ma sát : a. Chứng minh rằng A và B đối xứng với nhau qua CO. b. Vị trí nào động năng cực đại? Cực tiểu? c. Trong quá trình nào động năng chuyển hóa thành thế năng và ngược lại? Câu 2: Dựa vào mục I.2 trang 144 SGK hãy nêu định nghĩa cơ năng đàn hồi? Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng khi vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi? Câu 3: Nhận xét về mối liên hệ giữa sự biến thiên thế năng và sự biến thiên động năng của vật chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi? Ở vị trí nào động năng cực đại, thế năng ở vị trí đó như thế nào? Ở vị trí nào động năng cực tiểu và thế năng ở vị trí đó như thế nào? Câu 4: Con lắc lò xo tạo bởi một vật nặng nhỏ gắn vào đầu một lò xo, đầu kia của dây gắn cố định. Đưa vật lên vị trí A rồi thả nhẹ nhàng, vật sẽ đi qua O rồi đến B, sau đó quay lại và dao động cứ thế tiếp diễn. Nếu không có tác dụng của các lực cản, lực ma sát : a. Chứng minh rằng A và B đối xứng với nhau qua O. b. Vị trí nào động năng cực đại? Cực tiểu? c. Trong quá trình nào động năng chuyển hóa thành thế năng và ngược lại? Phiếu học tập
File đính kèm:
- gian_an_vat_li_lop_10_theo_cv5512_chuong_4_cac_dinh_luat_bao.docx