Gián án Tin học Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh

- Biết câu lệnh For . do

- Biết tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp For . do

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin

b. Năng lực thành phần

- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Nld: Sử dụng được phần mềm Pascal để viết chương trình

- Nle: Có khả năng làm việc nhóm tạo ra được những bài tập trên máy tính, lưu lưu và chạy chương trình.

3. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

 

docx 45 trang linhnguyen 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Tin học Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Tin học Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Tin học Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
chữ “Chào các bạn” chạy trên màn hình
- Từ trái qua phải (trên dòng 10)
b. lưu chương trình với tên BT.pas
- Thưc hiện nhiệm vụ
+ HS thực hành theo các yêu cầu GV
- Nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ GV nhận xét kết quả của các nhóm, chấm điểm cho các nhóm 
+ Về nhà HS thực hiện các thao tác đã học
* Kết luận:
Program chuchuyendong;
Uses crt;
Const s = ‘chao cac ban’;
Var
Begin
{chạy trên dòng 10 từ trái sang phải}
For x:=1 to 50 do
Begin
Gotoxy(x,10); writlen(s);
Delay(300); clrscr;
TÊN BÀI: BÀI TẬP 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
(trước tiết kiểm tra giữa kì II)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Ôn tập được kiến thức về câu lệnh lặp For  do và câu lệnh lặp whiledo: Cú pháp và cách thức hoạt động
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực CNTT, tư duy.
3. Về phẩm chất: 
Học sinh có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Bảng, SGK, Projectors
2. Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động: 
a) Mục tiêu: Nêu được cú pháp và cách thức hoạt động của câu lệnh lặp Fordo và whiledo
b)Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm - Làm phiếu học tập
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành nhóm 6-8 học sinh (6 nhóm học tập) 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và nêu cú pháp câu lệnh điều kiện và lệnh lặp
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo nhóm và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- GV gọi ngẫu nhiên 2HS trong nhóm bất kì lên báo cáo kết quả của nhóm
- 1HS trình bày về câu lệnh lặp fordo; 1HS trình bày về câu lệnh lặp while..do
Đánh giá kết quả hoạt động:
- GV gọi ngẫu nhiên 2HS trong 2 nhóm khác (không lên báo cáo) nhận xét, bổ sung cho nhóm về lệnh lặp for..do 
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến, có thể chất vấn nội dung chưa hiểu
- GV gọi ngẫu nhiên 2HS trong 2 nhóm khác chưa được nhận xét (không lên báo cáo) nhận xét, bổ sung cho nhóm về lệnh lặp while..do
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến, có thể chất vấn nội dung chưa hiểu
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức cần nhớ về lệnh lặp fordo và whiledo, có thể cho điểm nhóm trình bày tốt hoặc có ý kiến nhận xét, bổ sung kiến thức hay
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: 
a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về lặp với số lần biết trước (fordo) và lặp với số lần chưa biết trước (whiledo)
b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân thông qua hình thức tổ chức trò chơi Đấu trường 100.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS ghi trên bảng con
d) Tổ chức thực hiện
GV phát bảng con và phấn cho HS cả lớp
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức chơi trò chơi thông qua hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhântrả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án mình chọn vào bảng con
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời đúng được tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo; HS trả lời sai mất quyền trả lời (bị loại khỏi trò chơi); 
Đánh giá kết quả hoạt động: 
- GV mời 2HS bị loại đầu tiên lên điều khiển trò chơi: 1HS ngồi trình chiếu, 1HS đọc câu hỏi
- Khi hết 10 câu hỏi thì GV cho điểm những HS trả lời xuất sắc trong 10 câu đó, rồi lại tiếp tục cả lớp trả lời những câu hỏi tiếp theo
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về lặp với số lần biết trước (fordo) và lặp với số lần chưa biết trước (whiledo)
b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân thông qua hình thức tổ chức trò chơi Cặp đôi hoàn hảo
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS ghi trên bảng con
d) Tổ chức thực hiện
GV phát bảng con và phấn cho HS cả lớp theo cặp đôi; Ghi số thứ tự cặp đôi lên bảng
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức chơi trò chơi thông qua hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án vào bảng con
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: cặp đôi trả lời đúng được GV ghi 1 dấu + lên bảng; 
Đánh giá kết quả hoạt động: 
- GV tổng hợp số câu trả lời đúng. Cặp đôi đúng nhiều nhất 10 điểm; xếp thứ 2 được 9 điểm,...
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Viết được chương trình Pascal có sử dụng câu lệnh lặp for..do hoặc lệnh lặp while...do
b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm trên phiếu học tập kết hợp với thực hành
c) Sản phẩm: chương trình của HS ghi trên phiếu học tập, bài làm trên máy tính 
d) Tổ chức thực hiện
GV phát phiếu học tập cho các nhóm (6 nhóm). 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Nhóm 1,3,5 làm Câu 1 (sử dụng lệnh lặp for..do); Câu 4 (sử dụng lệnh lặp while..do)
Nhóm 2,4,6 làm Câu 2 (sử dụng lệnh lặp while..do); Câu 3 (sử dụng lệnh lặp for..do)
Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS hoạt động nhóm làm lần lượt từng bài tập; 
Câu 1, 2: hoạt động trong 5 phút
Câu 3, 4: hoạt động trong 10 phút
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
GV chiếu kết quả bài làm của 1 nhóm làm câu 1, 1 nhóm câu 2
GV chiếu kết quả bài làm của 1 nhóm làm câu 3, 1 nhóm câu 4
Đánh giá kết quả hoạt động: 
- Đại diện nhóm chạy chương trình, các nhóm khác (cùng câu hỏi) nhận xét, bổ sung (nếu có), sửa sai (nếu có).
- GV nhận xét và cho điểm nhóm thực hiện tốt
Câu hỏi trắc nghiệm (cá nhân)
Câu 1: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần biết trước:
A. Hôm nay em thức dậy trễ do được nghỉ học	B. Lấy xà bông để giặt đồ
C. Mỗi ngày, em thức dậy lúc 5 giờ sáng	D. Rửa chén
Câu 2: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần biết trước:
A. Chiều nay, em phải nấu cơm	B. Đánh răng mỗi ngày 3 lần
C. Đi chợ mua rau	D. Hôm nay, em đi xem phim với bạn Hoa
Câu 3: Hoạt động nào sau đây là lặp với số lần chưa biết trước:
A. Rửa tay	B. Múc nước 
C. Lau bảng	D. Chạy quanh sân cho đến khi mệt
Câu 4: Hoạt động nào sau đây là lặp với số lần chưa biết trước:
A. Rửa tay	B. Múc nước
C. Chạy quanh sân	D. Lau bảng cho đến khi hết bụi
Câu 5: Trong câu lệnh lặp fordo, số vòng lặp là biết trước và bằng:
A. giá trị cuối – giá trị đầu + 1	B. giá trị cuối – giá trị đầu + 2
C. giá trị cuối – giá trị đầu – 1	D. giá trị cuối – giá trị đầu - 2
Câu 6: Trong Pascal, câu lệnh lặp thường có dạng:
A. for := downto do 
B. for : downto > do ;
C. for = downto do ;
D. for := downto do ;
Câu 7: Trong Pascal, câu lệnh lặp thường có dạng:
A. for := to do 
B. for : to do ;
C. for = to do ;
D. for := to do ;
Câu 8: Câu lệnh pascal nào sau đây là hợp lệ?
A. For i:= ’1’ to ‘10’ do writeln(‘A’);	B. For i:= 2.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
C. For i = 1 to 10 do writeln(‘A’);	D. For i:= 1 to 10 do writeln(‘A’);
Câu 9: Trong câu lệnh WHILEDO, điều kiện sau từ khoá “WHILE” thường là:
A. Một phép gán	B. Biểu thức số học
C. Một phép so sánh	D. Một phép toán
Câu 10: Câu lệnh lặp với số lần chưa xác định trước trong Pascal có dạng:
A. while do ;	B. while do ;
C. while do 	D. while do 
Câu hỏi trắc nghiệm luyện tập (cặp đôi)
Câu 11: Hãy cho biết số lần lặp của câu lệnh for sau đây: for i:=1 to 5 do 
A. 6 lần     	B. 5 lần     	C. 4 lần     	D. 3 lần
Câu 12: Hãy cho biết số lần lặp của câu lệnh for sau đây: for i:=0 to 4 do 
A. 6 lần     	B. 5 lần     	C. 4 lần     	D. 3 lần
Câu 13: câu lệnh lặp For i:= 2 to 5 do Writeln(‘Day la lan lap thu ‘,i); sẽ in ra màn hình mấy dòng chữ?
A. 1     	B. 3    	C. 4     	D. 5
Câu 14: Cho biết khi thực hiện thuật toán sau, máy tính sẽ thực hiện bao nhiêu vòng lặp?
Bước 1. S ← 10, x ← 1.
Bước 2. Nếu S ≤ 4, chuyển tới bước 4.
Bước 3. S ← S - x và quay lại bước 2.
Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán.
A. 5    	B. 6     	C. 15     	D. kết quả khác
Câu 15: Cho biết khi thực hiện thuật toán sau, giá trị biến S là bao nhiêu?
Bước 1. S ← 6, x ← 1.
Bước 2. Nếu S ≤ 5, chuyển tới bước 4.
Bước 3. S ← S - x và quay lại bước 2.
Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán.
A. 5     	B. 10     	C. 15     	D. kết quả khác
Câu 16: Cho biết khi thực hiện thuật toán sau, máy tính sẽ thực hiện bao nhiêu vòng lặp?
Bước 1. S ← 16, n ← 0
Bước 2. Nếu S ≤ 10, chuyển tới bước 4.
Bước 3. n ← n + 3, S ← S – n và quay lại bước 2.
Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán.
A. 1     	B. 2     	C. 3     	D. 4
Câu 17: Cho biết đoạn chương trình Pascal sau đây chương trình thực hiện bao nhiêu vòng lặp?
S:=0; n:=0;
while S<=5 do 
begin n:= n+1; S:= s+n end;
A. 3     	B. 4     	C. 5     	D. 6
Câu 18 Cho biết đoạn chương trình Pascal sau đây, khi kết thúc giá trị của S bằng bao nhiêu?
S:=0; n:=0;
while S<=9 do
begin n:= n+1; S:= s+n end;
A. 15     	B. 6     	C. 10     	D. 3
Câu 19: Cho đoạn chương trình Pascal sau đây:
tong:= 0;
While tong<= 10 do tong:=tong+1;
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 9     	B. 10     	C. 11    	D. 12
Câu 20: cho đoạn chương trình sau:
i:=1; tong:=0;
While i <= 5 do
 Begin tong:= tong + i; i:= i + 1; End;
Sau đoạn chương trình trên em hãy cho biết biến “tong” có giá trị bằng bao nhiêu?
A.1     	B.5     	C.10     	D.15
Câu 21: Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình :
S := 3; for i:=2 to 5 do s := s+i;
Kết quả in lên màn hình là của s là :
A. 15     	B. 16     	C. 17    	D. 18
Câu 22: Hãy đọc đoạn chương trình sau:
s:= 4; for i:= 1 to 5 do s := s + 1;
Sau khi thực hiện xong, kết quả s bằng:
A. 10     	B. 9     	C. 8     	D. 7
Câu 23: Sau khi thực hiện đoạn chương trình Pascal :
X:=3; For i : = 1 to 3 do x : = x – 1;
X sẽ nhận được giá trị nào dưới đây ?
A. 0;    	B. 1 ;     	C. -4 ;     	D. – 1;
Câu 24: Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình :
s:=0; for i:=1 to 3 do s := s+2*i;
writeln(s);
Kết quả in lên màn hình là :
A. 12    	B. 10     	C. 0     	D. 6
Câu 25: Sau khi thực hiện đoạn chương trình Pascal :
X:=3
For i : = 1 to 3 do x : = x - 1
X sẽ nhận được giá trị nào dưới đây ?
A. – 1;     	B. 1 ;    	 C. -4 ;     	D. 0 ;
Câu 26: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến k bằng bao nhiêu?
k: = 0;
For i:= 1 to 3 do k:= k + 2;
A. 6     	B. 8     	C. 5     	D. 2
Câu 27: Hãy đọc đoạn chương trình sau:
s:=0;
for i:= 1 to 5 do s:= s * i;
Sau khi thực hiện xong, kết quả s bằng:
A. 15     	`	B. 0    	C. Kết quả khác     	D. 120
Câu 28: Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình :
s:=0;
for i:=1 to 3 do s := s+2*i;
writeln(s);
Kết quả in lên màn hình là :
A. 12     	B. 10     	C. 0     	D. 6
Câu 29: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến k bằng bao nhiêu?
k: = 0;
For i:= 1 to 3 do k:= k + 4;
A. 6     	B. 8     	C. 10     	D. 12
Câu 30: Hãy đọc đoạn chương trình sau:
s:=1;
for i:= 1 to 5 do s:= s * i;
Sau khi thực hiện xong, kết quả s bằng:
A. 15     	B. 0     	C. Kết quả khác     	D. 120
Câu hỏi vận dụng (nhóm)
Câu 1: Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên trong phạm vi từ 15 đến 25 (dùng lệnh lặp for...do). Thông báo kết quả ra màn hình?
Câu 2: Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên trong phạm vi từ 25 đến 35 (dùng lệnh lặp while...do). Thông báo kết quả ra màn hình?
Câu 3: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên dương N, sử dụng câu lệnh điều kiện để tính tổng các giá trị chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 dến N, sau đó in ra màn hình. (dùng lệnh lặp for...do)
Câu 4: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên dương N, sử dụng câu lệnh điều kiện để tính tổng các giá trị chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 dến N, sau đó in ra màn hình. (dùng lệnh lặp while...do)
TÊN BÀI DAY: KIỂM TRA 1 TIẾT LÝ THUYẾT
I. MUC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học.
- Biết cách sử dụng biến trong Pascal.
- Biết được cấu trúc câu lệnh điều kiện, vòng lặp xác định và vòng lặp không xác định.
- Biết được cách sử dụng câu lệnh điều kiện.
- Hiểu được cách sử dụng vòng lặp xác định và vòng lặp không xác định.
2. Năng lực
a. Năng lực chung 
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực phân tích, năng lực CNTT.
b. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
3.  Phẩm chất: 
Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
	- Phấn, bảng.
2. Học liệu
- GV: Bài kiểm tra.
- HS:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động:
Mục tiêu: Nhắc nhở hs các công việc trước khi làm bài kiểm tra
Nội dung: Quy định trước, trong khi làm làm bài kiểm tra.
Sản phẩm học tập: Ý thức của Hs trong quá trình làm bài kiểm tra.
Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv nhắc nhở một số quy tắc khi làm bài: hs không trao đổi, không sử dụng tài liệu, làm bài nghiêm túc, không gây mất trật tự trong suốt giờ kiểm tra. Giơ tay hỏi khi có vấn đề thắc mắc, không tự ý ra khỏi chổ ngồi khi chưa đc cho phép, không sử dụng viết đỏ, bút xóa trong bài kiểm tra.
Thực hiện nhiệm vụ:
Hs chú ý lắng nghe
Đánh giá, nhận xét:
GV đánh giá nhận xét lại về ý thức của hs trong khi gv nhắc nhở quy tắc làm bài kiểm tra.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập – vận dụng
Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức của hs về câu lệnh điều kiện, câu lệnh lặp, viết chương trình đơn giản có sử dụng các kiến thức trên.
Nội dung: Bài kiểm tra lý thuyết
Sản phẩm học tập: Đáp án bài kiểm tra của học sinh.
Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv phát bài kiểm tra cho học sinh
Thực hiện nhiệm vụ:
Nhận bài kiểm tra và tiến hành làm bài nghiêm túc
Báo cáo nhiệm vụ:
Nộp bài kiểm tra sau khi hết giờ.
Đánh giá, nhận xét
Gv đánh giá, nhận xét lại trong quá trình học sinh làm bài, thái độ, ý thức, nhắc nhở chung.
MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA:
Nội dung – Chủ để
Mức độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu. 
14,15
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
2
0,5đ
5%
2
0,5đ
5%
Bài 6: Câu lệnh điều kiện
11,16
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
2
0,5đ
5%
2
0,5đ
5%
Bài 7: Câu lệnh lặp
3,12
1,2,4,5,6
8,9,10,13
2
3đ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
2
0,5đ
5%
9
2,25đ
22,5%
1
3đ
30%
11
2,75đ
27,5%
1
3đ
30%
Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
7
1
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
1
0,25đ
2,5%
1
3đ
30%
1
0,25đ
2,5%
1
3đ
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
6
1,5đ
15%
10
2,5đ
25%
2
6đ
60%
16
4đ
40%
2
60đ
60%
IV. ĐỀ KIỂM TRA:
1. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào câu trả lời (a, b, c hoặc d) mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình sau:
	S := 1;
	for i := 1 to 4 do s := s + i; thì kết quả của s là:
	A. 10	B. 11	C. 1	D. 5
Câu 2. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình sau:
	S := 0;
	for i := 1 to 4 do s := s + i; thì kết quả của s là:
	A. 4	B. 0	C. 11	D. 10
Câu 3. Trong câu lệnh lặp for i := 1 to 10 do ; thì câu lệnh được thực hiện bao nhiêu lần ?
	A. 2 lần 	B. 10 lần	C. 0 lần 	D. 1 lần 
Câu 4. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình 
	S := 0;
	for i := 0 to 4 do s := s+2; thì kết quả của s là:
	A. 0	B. 10	C. 11	D. 6	
Câu 5. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình 
	S := 20;
	for i := 1 to 4 do s := s - i; thì kết quả của s là:
	A. 11	B. 1	C. 10	D. 5
Câu 6. Sau khi thực hiện đoạn chương trình j := 9; for i := 1 to 3 do j := j + 3; thì giá trị của j là?
	A. 3	B. 9	C. 6	D. 18
Câu 7. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình 
	S := 2;
	I:=1;
	While i<=5 do 
	Begin
	s := s+2; 
	i:=i+1;
	end; 	thì kết quả của s là:
	A. 2	B. 4	C. 12	D. 0
Câu 8. Đoạn chương trình sau đưa ra màn hình kết quả gì?
For i := 9 to 10 do write (i,' ' );
	A. 10 9	B. 10	C. 9 10	D. 9
Câu 9. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình 
	S := 1;
	for i := 0 to 4 do s := s+2; thì kết quả của s là:
	A. 10	B. 6	C. 9	D. 11
Câu 10. Lệnh lặp For ... to ... do, trong mỗi vòng lặp, biến đếm thay đổi như thế nào?
	A. Giảm 1;	B. Tăng một giá trị bất kì;
	C. Tăng 1;	D. Không thay đổi;
Câu 11. Câu lệnh nào sau đây là hợp lệ?
	A. if i=5 thì write(i);	
	B. if i:=5 then write(i);
	C. if i=5 then write(i);
	D. if i=5 then write(i)
Câu 12. Vòng lặp For ... to ... do là vòng lặp:
	A. Biết trước số lần lặp	B. Chưa biết trước số lần lặp
	C. Vô hạn	D. Một đáp án khác
Câu 13. Sau khi thực hiện xong đoạn chương trình 
	S := 0;
	for i := 1 to 4 do s := s* i; thì kết quả của s là:
	A. 25	B. 24	C. 0 	D. 26
Câu 14. Trong Pascal khai b¸o nµo sau ®©y lµ ®óng ?
A. Var x=real;	B. Var x:=real;	
C. Var 1x: real;	D. Var x: real;
Câu 15. Kiểu số nguyên là kiểu nào trong các kiểu dữ liệu sau đây?
A. real	B. Char	C. Integer	D. String
Câu 16. Trong các cấu trúc sau, cấu trúc nào là cấu trúc câu lệnh điều kiện?
A. if..then..	B. for..to..do	C. While..do	D. Không cấu trúc nào
2. TỰ LUẬN: (6 điểm)
 	Câu 1. Em hãy nêu cú pháp và hoạt động của vòng lặp không xác định (3đ)
 	Câu 2. Em hãy nêu cú pháp và hoạt động của vòng lặp xác định (3đ)
V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
1. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
	Mỗi câu đúng được 0,25 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
B
B
C
D
C
C
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
B
C
A
C
C
C
A
2. TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Câu 1: Cú pháp và hoạt động của vòng lặp không xác định.
 * Cú pháp:
 While do ;
 * Hoạt động: 
 - B1. Kiểm tra điều kiện.
 - B2. Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện câu lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại B1.
	 Câu 2: Cú pháp và hoạt động của vòng lặp xác định
 * Cú pháp: 
 For := to do ;
 * Hoạt động của vòng lặp:
 - B1: biến đếm nhận giá trị đầu
 - B2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh.
 - B3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại B2.
 - B4: Nếu biểu thức điều kiện nhận giá trị sai thì thoát ra khỏi vòng lặp.	
VI - THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA:
 Xếp loại
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Trên TB
Tỉ lệ 
(%)
8A1
8A2
Tổng cộng
TÊN BÀI: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Biết được khái niệm mảng một chiều; 
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng; 
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
- HS có năng lực tư duy, phát triển về khả năng tính toán, khả năng nhận biết củng cố kiến thức toán học.
b. Năng lực thành phần:
Nlc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: hiểu được kiểu dữ liệu mảng, cách khai báo biến mảng, in và truy xuất tới các phần tử của mảng, chạy thử, Viết được chương trình đơn giản sử dụng biến mảng
Nle: Hợp tác trong môi trường số: có khả năng làm việc nhóm.
3. Về phẩm chất: 
	- Tự lập, tự tin, tự chủ, chăm chỉ, có trách nhiệm với bản thân
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
	- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bút viết, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1.
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú tìm hiểu bài học, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung
	Tìm hiểu về dãy số
c) Sản phẩm
	Trả lời các câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện: hoạt động nhóm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Đưa ra bài toán khảo sát mức độ phân hóa giàu nghèo của một địa phương và đưa ra câu hỏi:
 + Em hãy tìm hiểu tác dụng của từng câu lệnh trong đoạn chương trình này và rút ra kết luận 
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi
+ Các nhóm thảo luận bài tập và câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu 2 bạn nhận xét. 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và kết luận
Kết luận: Nếu chỉ dụng những biến đã biết thì ta thấy các giá trị của biến thu nhập sau mỗi lần lặp bị mất đi. Khi muốn sử dụng lại thì không có cách nào cả. Vậy nên Pascal cung cấp một công cụ hiệu quả để hỗ trợ người lập trình đó là biến mảng
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã bá

File đính kèm:

  • docxgian_an_tin_hoc_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx