Gián án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm về hô hấp và các giai đoạn trong hô hấp ở động vật

- Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí

- Kể tên được các hình thức hô hấp ở động vật và lấy được đại diện minh họa cho hình thức đó

- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: nuôi tôm, cá thường cần có máy sục khí oxi, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt,.

2. Năng lực

* Năng lực tự chủ và tự học

- Quản lí bản thân: Đánh giá được thời gian và phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về hô hấp ở động vật, ứng dụng trong đời sống sản thực tiễn.

- Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập của nhóm về hô hấp ở động vật

- Lập được kế hoạch học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

- Thu thập thông tin về ứng dụng của hô hấp ở động vật trong đời sống sản xuất: như từ thực tế, sách, SGK, báo, mạng internet,

- Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về nội dung học tập: như câu hỏi các động vật hô hấp khác nhau như thế nào? Tại sao chim hô hấp hiệu quả với đời sống bay lượn trên cao? Tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp như thế nào?.

- Các kĩ năng tư duy: So sánh được các hình thức hô hấp ở động vật.

* Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói: HS lấy ví dụ về các hình thức hô hấp ở động vật: viết các nội dung theo dạng bảng hoặc bản đồ tư duy về hô hấp ở động vật

- Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm không khí.

- Nhân ái: Yêu quý mọi người, quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với bạn bè trong nhóm hợp tác.

- Chăm chỉ: + Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

+ Tích cực học tập, rèn luyện.

- Trung thực: Tự giác tham gia hoạt động, trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm với bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Có trách nhiệm với môi trường sống: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ môi trường.

 

docx 222 trang linhnguyen 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
ư duy.
3. Sản phẩm
- Phim ảnh về tập tính động vật
- Sơ đồ tư duy
4. Tổ chức thực hiện
Chia lớp thành 4 nhóm, 
Các nhóm về sưu tầm ứng dụng trong thực tiễn của tập tính động vật. Báo cáo bằng posteer hoặc powerpoint. 
Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau
HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm
Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau.
Đáp án phiếu học tập số 1
                         Một số hình thức học tập ở động vật
Kiểu học tập
Khái niệm
Ví dụ
Quen nhờn
* Đơn giản, ĐV phớt lờ, Không trả lời
Khi thấy bóng đen ập xuống, gà con chạy đi nấp. Kế tiếp lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gà không chạy nữa
In vết
* ĐVnon đi theo“ vết   mẹ” ở loài khác, vật khác
Ngay sau khi mới nở gà, vịt thường đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy
Đ/k hoá đáp ứng
* Hình thành mối liên kết  Mới trong TKTƯ dưới tác động của các kích thích đồng thời     
Bật đèn cho chó ăn, nhiều lần chỉ cần bật đèn chó tiết nước bọt
Đ/k hoá hành động
* Liên kết 1 hành vi của ĐV   Với 1 phần thưởng và phạt
sau đó ĐV chủ động  lặp lại
Khi chạy chuột đạp phải bàn đạp thức ăn rời ra, ngẫu nhiên nhiều lần , Khi đói chuột chủ động ddapj vào bàn đạp để lấy thức ăn
Học Ngầm
* Học không có ý thức. khi  Cần kiến thức được tái hiện
Trong tự nhiên ĐV hoang dã thường thăm dò được con đường để tìm thức ăn nhanh nhất
Học Khôn
* Phối hợp kinh nghiệm cũ  để tìm cách giải quyết tình huống mới
Tinh Tinh dùng que chọc vào tổ kiến để bắt kiến
Đáp án phiếu học tập số 2  
Một số tập tính động vật
Loại tập tính
Ví dụ
ứng dụng
Kiếm ăn
Hổ, Báo săn mồ, vồ mồi; Nhện giăng lưới bẫy côn trùng
Nuôi thú săn mồi( chó săn,chim săn mồi, Rái cá săn cá) 
Bảo vệ lãnh thổ
Các loài thú rừng thường chiếm vùng lãnh thổ riêng
Biện pháp bảo vệ và khai thác các loài thú quý hiếm. Nuôi ĐV giữ nhà
Sinh sản
Ve vãn, ấp trứng và đẻ trứng
 Chăn nuôi
Di cư
Các đàn chim Sếu di cư theo mùa
Săn bắt, bảo vệ chim thú
Xã hội thứ bậc
Các loài thú sống thành bầy đàn và có thứ bậc
Khai thác, bảo vệ chim thú
Xã hội vị tha
Ong thợ lao động để phục vụ cho sự sinh sản của Ong chúa
Nghề nuôi Ong
          Bài 33: Thực hành:
XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức.
- Phân tích được các dạng tập tính của động vật
- Hiểu biết những kiến thức về tập tính của động vật để vận dụng vào trong đời sống
2. Về năng lực  
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề về tập tính ở động vật.
- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập.
 - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận về tập tính của động vật
- Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
3. Phẩm chất
- Nhận thấy sự  đa dạng và phong phú của thế giới động vật, yêu quý thế giới động vật trong tự nhiên. 
- Tìm hiểu ứng dụng  của tập tính động vật vào đời sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Đĩa CD hoặc video về vài tập tính của động vật
Máy vi tính, máy chiếu
Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định được dạng tập tính của động vật
Thời gian: 5 phút
* Mục tiêu hoạt động: 
Xác định được dạng tập tính của  động vật
* Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
Cho học sinh xem video Hổ (hoặc Báo) rình và tấn công con mồi. ( đây là các hình ảnh minh họa trong video )
Giáo viên hỏi vấn đáp:
Đây là dạng tập tính gì mà các em đã học ở bài trước ?
HS trả lời
*Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Học sinh trả lời : Tập tính kiếm ăn
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÁC DẠNG TẬP TÍNH 
CỦA ĐỘNG VẬT
Thời gian: 25 phút
Mục tiêu:  Thuyết trình được các dạng tập tính của động vật
Nội dung:  Đại diện của các nhóm sẽ lên trình bày các dạng tập tính của động vật mà giáo viên đã phân công thông qua video
Sản phẩm:  Các video về các dạng tập tính ở động vật của các nhóm + phần thuyết trình của các nhóm
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Thời gian: 5 phút
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về tập tính của động vật để trả lời được các câu hỏi
Nội dụng: 
Câu 1: Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm của, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.
Câu 2: Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bao vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,...)
Sản phẩm: 
Câu 1:
Ví dụ về các dạng tập tính:
-       Tập lính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
-       Tập tính bảo vệ lảnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh linh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
-        Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái.
-       Tập lính di cư: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.
-        Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn
Câu 2:
Các ví dụ trong cuộc sống rất phong phú:
-        Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
-        Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
-        Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại màa màng (bảo vệ múa màng).
-        Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng (chăn nuôi).
-        Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian.. (an ninh quốc phòng,...)
Tổ chức thực hiện
	Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Thời gian : 10 phút
Mục tiêu
Học sinh nhận thấy sự đa dạng của thế giới động vật, ứng dụng trong đời sống thực tiễn, vận dụng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
     b)Nội dung
Câu 1: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Đây là tập tính
A. bẩm sinh.                  B. học được.                    C. hỗn hợp.                          D. học được, hỗn hợp.
Câu 2: Phần lớn các tập tính sinh sản là
A. tập tính bẩm sinh.        B. tập tính học được.     C. tập tính hỗn hợp.          D. tập tính học được, hỗn hợp.
Câu 3: Ở nhiều động vật lớp thú, có chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu đế đánh dấu vị trí nơi ở. Đây là tập tính
A. sinh sản.                    B. kiếm ăn.                 C. bảo vệ vùng lãnh thổ.              D. di cư.
Câu 4: Một số loài cá biển (cá trích, cá mòi) vào cửa sông để đẻ trứng, sau đó quay về biển. Đây là tập tính
A. sinh sản.                    B. kiếm ăn.                   C. bảo vệ vùng lãnh thổ.                     D. di cư.
Câu 5: Chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái cặp đôi. Đây là tập tính
A. sinh sản.                 B. kiếm ăn.                        C. bảo vệ vùng lãnh thổ.                     D. di cư.
Câu 6: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá. Đây là tập tính
A. lãnh thổ.               B. kiếm ăn.                           C. sinh sản.                                    D. di cư.
Câu 7: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó. Đây là tập tính
A. lãnh thổ.                B. kiếm ăn.                          C. sinh sản.                             D. di cư.
Câu 8: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái. Đây là tập tính
A. lãnh thổ.                      B. kiếm ăn.                              C. sinh sản.                      D. di cư.
Câu 9: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn. Đây là tập tính
A. sinh sản.                      B. di cư.                                 C. lãnh thổ.                      D. xã hội.
Câu 10: Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ là
A. giúp cho động vật tìm kiếm thức ăn nói chung và săn mồi nói riêng.
B. giữ gìn nguồn thức ăn, nơi ở, giữ nguồn gen tốt của cá thể mạnh khỏe, đảm bảo phân bố hợp lí để tồn tại.
C. giúp cho con đực mạnh khỏe tồn tại.
D. bảo đảm sự sinh sản duy trì nòi giống.
C. Tập tính xã hội.                                                 D. Tập tính di cư.
Sản phẩm
Các câu trả lời trong phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV phát các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh
Bước 2: HS làm các câu hỏi trong phiếu trả lời trắc nghiệm
Bước 3: Giáo viên thu bài, sửa bài, nhận xét
BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I . MỤC TIÊU:
1.  Về kiến thức: 
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở thực vật 
- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm trên cơ thể các cây.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
2. Về năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; biết tự tìm kiến thức thông qua tài liệu tham khảo, qua kênh hình, qua sách giáo khoa; 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết nhận thức và giải quyết được các tình huống trong học tập, biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
- Năng lực tư duy: Biết đặt câu hỏi để làm rõ các tình huống, nêu được nhiều ý tưởng trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác : Biết chủ động trong giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trình bày một nội dung kiến thức, tự tin khi nói trước đám đông. Biết làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ thông tin.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Biết khai thác Internet để tìm kiếm nội dung kiến thức.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hàng ngày liên quan đến sinh trưởng ở thực vật.
3. Về phẩm chất: 
- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên; tự hào với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo dục các em trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy, bảo tồn sự đa dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật trên Trái đất. 
- Giáo dục, rèn luyện các đức tính như chăm chỉ, trung thực trong học tập, trong tìm tòi, khám phá khoa học, thái độ và trách nhiệm đúng đắn trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tài liệu dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn KTKN, bài soạn, tài liệu tích hợp giáo dục môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Thiết bị, đồ dùng dạy học: Bài giảng Powerpoit, máy tính, màn hình chiếu, phiếu học tập và đáp án phiếu học tập.
- Tư liệu tham khảo: Một số hình ảnh liên quan đến bài học.
- Hình vẽ : 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK
- Mỗi nhóm chuẩn bị : Thân cây (gốc và ngọn) của cây một lá mầm và 2 lá mầm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Nội dung
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm
Mô phân sinh thực hiện
Có ở thực vật
Kết quả
- Đáp án phiếu học tập số 1
Nội dung
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm
- Là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của các mô phân sinh đỉnh.
- Là sinh trưởng theo đường kính làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên.
Mô phân sinh thực hiện
- Mô phân sinh đỉnh, lóng
- Mô phân sinh bên. (tầng sinh mạch và tầng sinh bần)
Có ở thực vật
- Cả Thực vật 2 lá mầm và 1 lá mầm
- Chỉ có ở thực vật 2 lá mầm.
Kết quả
Làm cho cây dài ra ( lớn lên).
- Làm cho cây to ra. Sự sinh trưởng không đồng đều trong năm thì sinh ra vòng năm trên thân cây
- Mỗi nhóm chuẩn bị : Thân cây (gốc và ngọn) của cây một lá mầm và 2 lá mầm
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh, mẫu cây một lá mầm và cây 2 lá mầm, học sinh nhận ra sự khác biệt qua bề ngoài của hình ảnh và mẫu vật.
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài qua sự quan sát tranh và mẫu vật của học sinh và câu trả lời của học sinh. Giáo viên đặt câu hỏi: Sự khác biệt đó xuất phát từ đâu? Để tìm hiểu rõ vẫn đề trên chúng ta vào bài hôm nay. Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật.
c. Sản phẩm:
- Học sinh chỉ ra được các hình ảnh quan sát là hiện tượng “sinh trưởng” ở thực vật.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu 2 hình ảnh (hình ảnh cây còn non và cây trưởng thành), yêu cầu học sinh quan sát học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:  Hiện tượng quan sát được gọi là gì?.
- Học sinh thảo luận thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hoạt động cặp đôi phân tích hình ảnh.
- Trả lời câu hỏi: Các hiện tượng quan sát được là “sinh trưởng”.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và đặt vấn đề vào bài: Các em đã biết thực vật không có khả năng di chuyển, vậy thực vật tìm kiếm thức ăn như thế nào? phản ứng như thế nào trước môi trường? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu:
- HS trình bày được khái niệm sinh trưởng
- Nêu được cơ chế chung của sinh trưởng 
- Phân biệt được sinh trưởng sơ câp với sinh trưởng thứ cấp.
b. Nội dung
* Nội dung I. Khái niệm sinh trưởng
* Nội dung II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
* Nội dung III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
c. Sản phẩm: 
* Nội dung I. Khái niệm sinh trưởng
- Học sinh hoạt động cá nhân, theo dõi hình ảnh minh họa, nghe gợi ý của giáo viên, vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 
* Nội dung II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- HS làm việc theo nhóm (4 nhóm) hoàn thiện PHT: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- HS các nhóm làm việc tại lớp, thông tin SGK và hoàn thiện các nội dung trong phiếu học tập.
 * Nội dung III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
- Học sinh làm việc cá nhân tả lời được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV.        
- Có thể có ý kiến chưa chính xác, GV chỉnh sửa và bổ sung và hoàn chỉnh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở thực vật.
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS
Quan sát tranh vẽ về sự sinh trưởng của thực vật trả lời câu hỏi.
GV. Hãy cho nhận xét sự thay đổi của cây trồng từ khi sinh ra tới khi trưởng thành ?
Câu hỏi: Thế nào là sinh trưởng ở thực vật
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiến hành quan sát hình ảnh, thảo luận, thu thập xử lý thông tin dựa vào sự hiểu biết
Bước 3. Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4. Phương án KTĐG
- Đánh giá câu trả lời của HS.
- Điều chỉnh kết quả (nếu cần)
- GV đặt câu hỏi: Nêu ví dụ về sự sinh trưởng của thực vật?
- GV Đánh giá: Khen hoặc ghi điểm hoặc thưởng
Nội dung 2: Tìm hiểu Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Cho HS quan sát hình: Cây có thể cao lên và to ra do bộ phận nào của cây? Mô phân sinh là gì? Có mấy loại mô phân sinh?
GV. Chia lớp làm 4 nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 1
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiến hành quan sát hình ảnh, thảo luận, thu thập xử lý thông tin và hoàn thành sản phẩm.
- GV: Quan sát, phát hiện khó khăn của học sinh để có hỗ trợ kịp thời.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV cho các nhóm đổi PHT, phát bút đỏ cho học sinh để các nhóm chấm điểm. GV chiếu đáp án, có điểm chi tiết cho từng mục, hướng dẫn HS chấm.
- GV: Yêu cầu các nhóm  treo PHT tại các vị trí dễ quan sát.
- HS: Treo sản phẩm của nhóm mình và nhận xét kết quả của nhóm bạn.
Bước 4. Phương án KTĐG
- Dùng kỹ thuật phòng tranh để so sánh, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
- Điều chỉnh kết quả (nếu cần)
GV. Bổ sung kiến thức.
Tích hợp: Vai trò của đồ gỗ trong đời sống con người? → thực trạng việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
Nội dung 3: Tìm hiểu Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: Đặt câu hỏi.
- Nêu ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến sự sinh trưởng của thực vật?
- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
- Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng, hàm lượng nước, khí ôxi và nguyên tố khoáng đến sự sinh trưởng của thực vật?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
+ HS suy nghỉ và trả lời: 
+ GV: Phân tích thêm các ví dụ.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Cho học sinh trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV
- HS: Trả lời câu hỏi.
Bước 4. Phương án KTĐG
- Đánh giá câu trả lời của HS.
- Điều chỉnh kết quả (nếu cần)
Tích hợp: Chúng ta cần làm những gì để sự sinh trưởng của thực vật được diễn ra thuận lợi
I. Khái niệm.
Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
VD : Cây đậu (đỗ giá) lúc mới nảy mầm dài 1 cm sau 2 ngày dài 5cm 
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
1. Các mô phân sinh
Mô phân sinh nhóm tế bào chưa phân hoá, duy trì khả năng phân chia nguyên nhiểm trong suốt đời sống của cây
Có 3 loại: đỉnh, bên, lóng
+ MPS đỉnh : nằm ở đỉnh thân cành và rễ, làm tăng chiều dài của thân và rễ có ở cây một lá mầm và hai lá mầm
+ MPS bên : Phân bố theo hình trụ trên thân và có xu hướng ra phía ngoài tạo ra sinh trưởng theo chiều ngang
+ MPS lóng : nằm ở các mắt ở thân, sự sinh trưởng làm tăng chiều dài thân
2. Sinh trưởng của thực vật
Nội dung PHT
* Ứng dụng :
- Tính vòng năm của thực vật (đối với thực vật có 2 mùa sinh trưởng/năm, thì số tuổi = số vòng/2 ứng với 2 mùa sinh trưởng)
- Một số thực vật sinh trưởng quá chậm hoặc không có sự thay đổi về sự sinh trưởng thì không có vòng năm (gỗ Lim hoặc cây vùng ôn đới)
- Tạo hoa văn cho đồ gỗ
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
a. Các nhân tố bên trong.
 - Tốc độ sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, hoocmon, tuổi cây.
VD: Tre thời kì sau măng sinh trưởng trên 1mét/1 ngày, đến thời kì già sinh trưởng rất chậm.
b. Các nhân tố bên ngoài.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ: Ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ 10 – 37 0C, sinh trưởng nhạnh ở nhiệt độ 37 – 440C.
- Hàm lượng nước: ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
- Ánh sáng: ảnh hưởng đến quang hợp và biến đổi hình thái. 
Ví dụ: Trong bóng tối cây mọc vống lên.
 - Khí ôxi: Rất cần cho sinh trưởng của thực vật.
 - Dinh dưỡng khoáng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
Học sinh dựa trên các kiến thức học được về sinh trưởng và phát để giải quyết các câu hỏi trong thực tế.
b. Nội dung:	
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, giải thích cơ sở lựa chọn đáp án.
Câu 1.  Thứ tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:
	A. mô phân sinh đỉnh       🡪 mô phân sinh bên  	    🡪 mô phân sinh đỉnh rễ
	B. mô phân sinh đỉnh       🡪 mô phân sinh đỉnh rễ    🡪 mô phân sinh bên  
	C. mô phân sinh đỉnh rễ   🡪 mô phân sinh đỉnh        🡪 mô phân sinh bên  
	D. mô phân sinh bên        🡪 mô phân sinh đỉnh        🡪 mô phân sinh đỉnh rễ  
  Câu 2. Tại gốc và cành của một thân cây Xoan tại Kim Bình khi đốn hạ người ta đếm được 8 và 4 vòng trên lát cắt ngang thân, cây và cành này đã được mấy năm :
	A. 4  và 2 năm	B. 6 và 3 năm	
          C. 8 và 2 năm	           	D. 2 và 4 năm
  Câu 3. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. cây có vòng đời dài	B. cây có vòng đời trung bình	
       C. vòng năm	           	D. cây có vòng đời ngắn
c. Sản phẩm:
- Học sinh đưa ra các đáp án cho mỗi câu hỏi.
- Giải thích cơ sở lựa chọn đáp án.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên màn hình với 4 phương án trả lời tương ứng với 4 chữ cái A.B,C,D
- Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh hoạt động cặp đôi chọn phương án đúng, thời gian cho mỗi câu hỏi là 15s
- Trả lời câu hỏi: 
+ Học sinh đưa ra các đáp án cho mỗi câu hỏi.
+ Giải thích cơ sở lựa chọn đáp án.
- Đánh giá: Giáo viên đánh giá phần luyện tập của học sinh, kết luận mức độ hoàn thành tiếp thu kiến thức bài học của học sinh thông qua việc trả lời đúng các câu hỏi
4. Hoạt động 4: vận dụng
a. Mục tiêu:
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã để giải quyết các vấn đề tr

File đính kèm:

  • docxgian_an_sinh_hoc_lop_11_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx