Gián án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: .

- Trình bày được khái niệm hô hấp tế bào. viết được PTTQ.

- Vẽ được sơ đồ mô tả được các giai đoạn, nguyên liệu, sản phẩm, nơi sảy ra của mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào.

- Phân biệt được hô hấp ngoài và hô hấp tế bào

- Phân tích được vai trò của hô hấp tế bào trong việc chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống.

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào dựa vào một số ví dụ, hiện tượng thực tế

- Vận dụng: giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn; bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch;.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung:

 + Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc học sinh có khả năng tự đọc, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua việc trả lời chính xác các câu hỏi, giải thích đúng các hiện tượng thực tế, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra.

 + Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua khả năng làm việc nhóm, thảo luận, thống nhất để trả lời câu hỏi.

- Năng lực đặc thù:

 + Năng lực nhận thức kiến thức sinh học về quá trình hô hấp tế bào (trình bày khái niệm hô hấp tế bào, viết pttq, trình bày nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm của các giai đoạn trong hô hấp tế bào; giải thích vai trò chuyển đổi năng lượng của hô hấp tế bào; Rút ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Phân tích sự ảnh hưởng đó. Giải thích hô hấp tế bào của một vận động viên hay ở các trạng thái vận động khác nhau của cơ thể mạnh hay yếu?

 + năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học (đề xuất được các biện pháp bảo quản nông sản trên cơ sở ức chế hô hấp tế bào)

+ Năng lực vận dụng: được mối quan hệ giữa hô hấp tế bào với vấn đề bảo quản nông sản.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: hòa đồng, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Yêu nước: có ý thức thực hiện các biện pháp bảo quản nông sản, giữ thực phẩm tươi ngon, hạn chế hao hụt sau thu hoạch.

- Chăm chỉ: chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: hoàn thành tốt công việc được phân công, đúng thời gian quy định và đúng yêu cầu.

 

docx 131 trang linhnguyen 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
í
4. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS nêu lại tên các chủ đề chính đã học của học kì 2.
GV chia HS theo cặp, chuẩn bị giấy nháp, sử dụng kĩ thuật “động não” kể tên các từ khóa và sắp xếp chúng vào các chủ đề đã nêu trên.
HS nêu được các tên: Hô hấp, quang hợp, Phân bào, dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Định hướng, giám sát.
Thảo luận theo cặp, ghi tên các từ khóa chính vào 4 chủ đề ôn tập đã xác định ở trên
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trong 3 phút
Lần lượt đại diện HS đọc đáp án của mình
Bước 4: Kết luận – Nhận định
Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
C. LUYỆN TẬP
                                Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức	 (5’)
a. Mục tiêu: (1), (2), (4).
b. Nội dung: Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bằng cách điền các từ còn thiếu vào ô trống
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức hoàn chỉnh về các nội dung cần ôn tập
Đáp án các ô còn trống:
1- ATP
2- Đường phân
3- Tổng hợp
4- Kì trung gian
5- S
6- Giảm phân
7- Hóa tự dưỡng
8- Lên men
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS gấp hết sách giáo khoa, vở để ôn tập
Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bằng cách điền các từ còn thiếu vào ô trống
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Định hướng, giám sát.
Thực hiện nhiệm vụ bằng cách làm việc cá nhân
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện một số HS nêu đáp án, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- Báo cáo đáp án.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của HS và đưa ra câu trả lời chính xác, rồi tiểu kết
Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
a. Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (5).
b. Nội dung: - HS làm việc theo nhóm hoàn thành các câu hỏi trong PHT
	- Nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập của nhóm bạn
c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu học tập
Gói 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
D
B
D
B
A
6 lần
8 NST kép
16 cromatit
Gói 2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
D
A
D
D
A
B
5 lần
8 NST kép
16 cromatit
Gói 3
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
A
D
B
D
C
C
32 TB con
8 NST kép
16 cromatit
Gói 4
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
D
B
D
B
A
D
16 TB con
4 NST kép
8 cromatit
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm, bốc thăm gói câu hỏi cần hoàn thành
HS có thời gian 8’ để trao đổi, thảo luận, thống nhất đáp án 8 câu hỏi trong gói câu hỏi của mình.
Sau khi trả lời xong, sẽ truyền đáp án gói câu hỏi của mình cho nhóm khác theo vòng tròn.
Các nhóm nhận đáp án của nhóm bạn có nhiệm vụ kiểm tra xem nhóm bạn làm đúng chưa, có đồng ý với phương án trả lời của nhóm bạn không? Nếu không đồng ý có thể ghi lời giải, đáp án bên cạnh bằng bút khác màu.
Thời gian cho mỗi nhóm đánh giá nhóm bạn sẽ là 5 phút/ lượt.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát và giúp đỡ nhóm yếu hơn
- Các nhóm trao đổi, thống nhất câu trả lời, ghi đáp án sau khi thống nhất vào PHT của gói câu hỏi mình đã chọn
- Tiếp nhận PHT ghi câu hỏi của nhóm khác, nhận xét, đánh giá đáp án của nhóm bạn. Ghi lại đáp án/ câu trả lời của nhóm mình bằng bút khác màu (nếu không đồng ý với đáp án của nhóm bạn)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện nhóm nhận PHT cuối cùng trình bày đáp án các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, phản biện (nếu có)
- GV đặt thêm các câu hỏi để làm rõ vấn đề
- Báo cáo nội dung thảo luận.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi thêm của GV
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của  các nhóm và đưa ra đáp án chính xác, giải đáp thắc mắc của HS.
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
PHIẾU HỌC TẬP
GÓI CÂU HỎI SỐ 1
Câu 1: Quá trình đường phân xảy ra ở 
A. lớp màng kép của ti thể.	B. bào tương.
C. tế bào chất	D. cơ chất của ti thể
Câu 2: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp?
A. Khí oxi và đường	B. Đường và nước
C. Khí cacbonic, nước và	khí oxi 	D. Khí cacbonic và nước
Câu 3: Các NST tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1	   	B. Pha S	
C. Pha G2	D. Pha G1 và pha G2
Câu 4: Hiện tượng dãn xoắn NST xảy ra vào :
A. Kỳ giữa	B. Kỳ đầu	
C. Kỳ sau	D. Kỳ cuối
Câu 5: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa:
A. n NST đơn.	     	B. n NST kép. 	
C. 2n NST đơn. 	 	D. 2n NST kép.
Câu 6: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Quang tự dưỡng	B. Hóa tự dưỡng	
C. Hoá dị dưỡng	D. Quang dị dưỡng
Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân một số lần và đã tạo ra 64 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử.
Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì giữa quá trình nguyên phân.
GÓI CÂU HỎI SỐ 2
Câu 1: Sản phẩm của sự  phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp  là :
A. Ôxi, nước và năng lượng	B. Nước, khí cacbônic và đường
C. Nước, đường  và năng lượng	D. Khí cacbônic, nước và năng lượng
Câu 2: Quang hợp là quá trình
A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp.
C. tổng hợp sánh sáng mặt trời.
D. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học.
Câu 3: Thứ tự lần lượt 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là : 
A. G2,G2,S	B. S,G1,G2	
C. S,G2,G1	D. G1,S,G2
Câu 4:  “Thoi phân bào dần tiêu biến, màng nhân xuất hiện...” là đặc điểm của kì nào trong nguyên phân?
A. kì đầu                	B. kì giữa                
C. kì sau                          	D. kì cuối
Câu 5:  Kết quả quá trình giảm phân là từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào chứa:
A. n NST đơn.	     	B. n NST kép. 	
C. 2n NST đơn. 	 	D. 2n NST kép.
Câu 6:  Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ	B. CO2 và ánh sáng	
C. Chất vô cơ và CO2  	D. Ánh sáng và chát vô cơ
Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân một số lần và đã tạo ra 32 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử.
Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì đầu quá trình giảm phân I.
GÓI CÂU HỎI SỐ 3
Câu 1: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?
A. Ti thể	                                                                  B. Bộ máy Gôngi	
C. Không bào	                                                                  D.  Ribôxôm
Câu 2: Quang hợp gồm các pha
A. pha sáng	B. pha sáng không cần ánh sáng
C. pha sáng quang phân ly nước	D. pha sáng và pha tối
Câu 3: Trong kỳ đầu của nguyên nhân, NST có hoạt động nào sau đây ?
A. Tự nhân đôi tạo NST kép   	B. Bắt đầu co xoắn lại    
C. Co xoắn tối đa	D. Bắt đầu dãn xoắn
Câu 4:  Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :
A. Có hai lần nhân đôi NST	B. Có một lần phân bào
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma	D. Tạo ra tế bào con có số NST đơn bội
Câu 5:  Kết quả quá trình nguyên phân là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa:
A. n NST đơn.	     	B. n NST kép. 	
C. 2n NST đơn. 	 	D. 2n NST kép.
Câu 6:  Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng quá trình lên men lactic?
A. Nước mắm	B. Nước tương	
C. Sữa chua	D. Nước chấm
Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân liên tiếp 5 lần. Xác định số tế bào con được tạo ra.
Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì giữa quá trình giảm phân I.
.
GÓI CÂU HỎI SỐ 4
Câu 1: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở 
A. màng lưới nội chất trơn.	B. màng lưới nội chất hạt.
C. màng ngoài của ti thể.	D. màng trong của ti thể.
Câu 2: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh	B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
C. Thực vật và nấm	D. Thực vật và động vật
Câu 3: Hiện tượng các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào: 
A. Kỳ cuối	        	B. Kỳ đầu	
C. Kỳ trung gian	D. Kỳ giữa
Câu 4: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng	B. Tế bào sinh dục chín	
C. Giao tử	D. Tế bào xô ma
Câu 5: Kết quả quá trình giảm phân II là từ 2 tế bào con (n NST kép) tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào chứa:
A. n NST đơn.	     	B. n NST kép. 	
C. 2n NST đơn. 	 	D. 2n NST kép.
Câu 6: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là chất hữu cơ, và năng lượng của ánh sáng được gọi là
A. Hoá tự dưỡng	                         B. Quang tự dưỡng	
C. Hoá dị dưỡng	                         D. Quang dị dưỡng
Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con được tạo ra.
Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì đầu quá trình giảm phân II.
	D. VẬN DỤNG (7 phút)
1. Mục tiêu: (5), (8), (10), (11), (12). 
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1. Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là:   	
      	A. 7 NST kép.            	B. 7 NST đơn.    	
C. 14 NST kép.       	D. 14 NST đơn
Câu 2. Trong 1 tế bào sinh dục của 1 loài đang ở kỳ giữa I, người ta đếm có tất cả 16 crômatit. Loài này là: 
     	A. Đậu Hà Lan (2n=14)	B. Ngô (2n =20)	  
C. Ruồi giấm	( 2n=8) 	D. Củ cải (2n=16)
Câu 3. Một nhóm tế bào gồm 4 tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con?........................................................................................................................................
Câu 4. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
A. chất nền của lục lạp. 	 B. chất nền của ti thể
    C. màng tilacôit của lục lạp	D. màng ti thể
Câu 5. Quá trình biến đổi  rượu thành  đường glucôzơ được thực hiện  bởi
    A. Nấm men 	B. Nấm sợi 
    C. Vi khuẩn 	D. Tảo
3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi:
Đáp án:  1-A, 2-C, 3-64 TB con, 4- C, 5-A
4. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi của trò chơi
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
HS đọc câu hỏi, ai có câu trả lời sẽ xung phong trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV nhận xét
HS trả lời câu hỏi
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đưa ra đáp án, phần thưởng (điểm, quà)
Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
* Dặn dò: Ôn tập tốt từ bài 16 đến bài 24 chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì II
CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm vi sinh vật. Kể được tên 03 vi sinh vật.
- Phân biệt được nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Kể được các ví dụ ứng dụng sự sinh trưởng của vi sinh vật. Ý nghĩa nuôi cấy liên tục và không liên tục.
2. Về năng lực 
- Giao tiếp và hợp tác thông qua việc cùng nhau hoàn thiện phiếu bài tập; Giải quyêt vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết tình huống muối dưa, muối cà, làm sữa chua.
-  Vận dụng kiến thức nuôi cấy vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong đời sống (muối dưa, muối cà, làm sữa chua, làm mẻ).
3. Phẩm chất
- Nhận thấy sự đa dạng và phong phú của thế giới vi sinh vật, yêu quý thế giới vi sinh vật trong tự nhiên. Tìm hiểu ứng dụng vi sinh vật vào đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập: Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục, thông qua phiếu học tập này học sinh chỉ ra được 4 điểm khác biệt cơ bản giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Hộp dưa muối, hoặc cà muối, hoặc hộp sữa chua để học sinh trình bày được quá trình  nuôi cấy không liên tục.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT” 
Thời gian: 5 phút
a. Mục tiêu
- Huy động sự hiểu biết của học sinh về quá trình muối dưa, làm mẻ.
- Học sinh phát hiện ra vấn đề có sự sinh trưởng khác nhau của vi khuẩn trong quá trình muối dưa, làm mẻ.  Nhu cầu cần tìm câu trả lời.
b. Nội dung 
 - Học sinh trình bày sản phẩm và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm
- Học sinh trình bày được quy trình muối dưa, làm mẻ.
- Giải thích được: Do có sự tham gia của vi sinh vật (đánh giá cao với HS gọi tên vi khuẩn Lactic,..).
- Điểm khác nhau: Muối dưa nguyên liệu cho 1 lần và sử dụng luôn; làm mẻ nguyên liệu được bổ sung và sản phẩm lấy ra liên tục.
    Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả
Tổ chức thực hiện
Nội dung dạy hoc
1. Mời đại diện nhóm lên trình bày quy trình muối dưa, làm mẻ?
- Giải thích tại sao khi sử dụng nguyên liệu là rau xanh, sau một thời gian muối lại chuyển sang màu vàng, thơm và có vị chua, mẻ có vị chua?
- Điểm khác nhau giữa quá trình làm mẻ và muối dưa là gì?
2. Học sinh
- Chuẩn bị sản phẩm
- Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi
3.  Học sinh trình sản phẩm
- Liên hệ kiến thức bài 22, 23 trả lời
4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức
- Quy trình: Bài 24
- Làm dưa: Cho nguyên liệu 1 lần, làm mẻ bổ sung liên tục.
Nội dung: Khái niệm sinh trường; Sinh trưởng quần thể vi khuẩn
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, SINH TRƯỞNG QUẦN THỂ VI KHUẨN
Thời gian: 25 phút
2.1 Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng vi sinh vật
Mục tiêu: 
- Trình bày được đặc điểm chung của sinh trưởng ở VSV.
- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ.
Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của giáo viên
Sản phẩm: Học sinh trình bày được các nội dung kiến thức về sinh trưởng của vi sinh vật
Tổ chức thực hiện
Nội dung dạy hoc
1.1. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG CỦA VSV
1. GV cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ, các nội dung sau:
(?) Sinh trưởng của động vật hay thực vật được đánh giá theo tiêu chí nào?
(?) Với kích thước bé nhỏ của VSV thì sự sinh trưởng được xác định như thế nào?
- Phân tích nội dung bảng ghi kết quả phân chia của VK E.coli trang 99 SGK để trả lời câu hỏi:
(?) Sau thời gian của 1 thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?
(?) Nếu số lượng ban đầu No  là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình là bao nhiêu? Biết g= 20 phút.
 (?) Số lần phân bào của E. Coli trong 1 giờ là bao nhiêu?
2. HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực tế, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
3. GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
4. Đánh giá kết quả
I. Khái niệm sinh trưởng
1. Khái niệm sự sinh trưởng của vi sinh vật
- Khái niệm: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. 
2. Khái niệm thời gian thế hệ
- Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
- Thời gian thế hệ kí hiệu là g
3. Công thức tính số lượng tế bào của quần thể
Nt = N0 . 2n
Trong đó:
Nt: số tế bào của quần thể sau n lần phân chia
N0: số tế bào ban đầu của quần thể
n: số lần phân chia sau khoảng thời gian t
2.2. Tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
Mục tiêu: 
- Nắm được 4 pha cơ bản của của phương pháp nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.
- Nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.
Nội dụng: Sử dụng kỹ thuật phòng tranh, học sinh trình bày sản phẩm thảo luận của nhóm và tham quan, hoàn thiện phiếu học tập từ sản phẩm của nhóm khác
Sản phẩm: 
- Bản báo cáo của nhóm học sinh rên giấy A0
- Phiếu học tập về sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục.
Tổ chức thực hiện
1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1,2 tìm hiểu sự sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, Nhóm 3,4 tìm hiểu sự sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục. Các nhóm thảo luận và trình bày nội dung vào giấy A0
- Nhóm 1,2 so sánh hủ dưa muối sau 4 ngày và hủ dưa muối sau 2 tuần, thảo luận để trả lời các nội dung sau:
(?)  Từ quy trình muối dưa rút ra khái niệm nuôi cấy không liên tục?
(?) Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng như thế nào? 
(?) Chúng ta nên thu hoạch sản phẩm vào thời điểm nào thì cho năng suất cao nhất? Liên hệ thực tế.
(?) Để không xảy ra pha suy vong, chúng ta phải làm gì?
 (?) Vẽ đồ thị sinh trưởng của VSV trong nuôi cấy không liên tục?
Nhóm 3,4: Nêu sự khác biệt giữa quá trình làm mẻ và muối dưa. Từ đó trả lời các câu hỏi sau:
(?) Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục? Mục đích của phương pháp nuôi cấy này là gì?
(?) Vẽ đồ thị sinh trưởng của VSV trong nuôi cấy liên tục?
* Liên hệ thực tiễn:
(?) Tại sao nói dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với VSV?
 (?) Nêu ví dụ về việc sử dụng VSV trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân? 
2. HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực tế, thực hiện nhiệm vụ
3. Học sinh sẽ báo cáo sản phẩm của nhóm, tham quan và nghe trình bày của các nhóm khác sau đó hoàn thiện phiếu học tập.
4. Đánh giá kết quả
Nội dung dạy học
1.2. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN: phiếu học tập
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Thời gian: 5 phút
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong hệ tiêu hoá ở người.
Nội dụng: TÌNH HUỐNG: HỆ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI
Để sinh trưởng và phát triển, con người liên tục phải ăn, thức ăn được biến đổi qua hệ tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng này theo đường máu đưa tới tế bào cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp để giải phóng năng lượng.
Câu hỏi 1: Sinh trưởng của vi khuẩn sống trong ruột – dạ dày người là kiểu nuôi cấy nào? Vì sao? 
Câu hỏi 2: Nếu chúng ta đột ngột thay đổi chế độ ăn, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng của vi sinh vật trong đường ruột?
Câu hỏi 3: Cần có chế độ ăn uống như thế nào để tốt cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột?
Sản phẩm: 
Nuôi cấy liên tục. Vì bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và lấy đi sản phẩm chuyển hoá
Môi trường thay đổi, vi sinh vật có lợi có thể thích nghi hoặc bị đào thải ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Điều độ, đầy đủ thành phần dinh dưỡng
Tổ chức thực hiện: Giáo viên nêu tình huống, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu
Học sinh nhận thấy sự đa dạng của thế giới sinh vật, ứng dụng trong đời sống thực tiễn.
Nội dung
- Sưu tầm những ứng dụng trong thực tiễn của vi sinh vật, chỉ ra hình thức nuôi cấy vi sinh vật.
- Sản phẩm được đánh giá theo tiêu chí phụ lục 1.1
Sản phẩm: Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint.
Tổ chức thực hiện
Chia lớp thành 4 nhóm, 
- Các nhóm về sưu tầm ứng dụng trong thực tiễn của vi sinh vật, chỉ ra hình thức nuôi cấy vi sinh trong ứng dụng đó. Báo cáo bằng poster hoặc powerpoint. 
- Tiêu chí đánh giá Phụ lục 1.1
- Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau
HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm
Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Nuôi cấy không liên tục
Nguyên tắc: Nuôi cấy không liên tục là không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục: 4 pha
Sự thay đổi số lượng tế bào trong quần thể
Diễn biến chính
Pha tiềm phát (pha lag)
Số lượng tế bào chưa tăng
Vi khuẩn thích nghi với môi trường. Enzyme cảm ứng hình thành để phân giải cơ chất
Pha lũy thừa (pha log)
Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân
Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng cực đại
Pha cân bằng
Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian
Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi
Pha suy vong
Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần
Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều
Nuôi cấy liên tục
Khái niệm: Nuôi cấy liên tục là bổ sung liên tục cá

File đính kèm:

  • docxgian_an_sinh_hoc_lop_10_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx