Gián án Ngữ văn 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
TT MỤC TIÊU
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật.
2 Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật
3 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật
4 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.
5 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm
6 Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan.
7 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp
8 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi
9 Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Ngữ văn 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
n, kính mong, trân trọng kính mời, + Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm. VD: trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm d.Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS -Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: GV yêu cầu HS đọc lại các văn bản ở tiết học trước và phân tích tính khuôn mẫu của các văn bản đó. -Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức. *Tìm hiểu đặc trưng tính minh xác của phong cách ngôn ngữ hành chính -Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: ? Tính minh xác của văn bản hành chính thể hiện ở những điểm nào? Nếu không đảm bảo tính minh xác thì điều gì sẽ xảy ra? -Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức *Tìm hiểu đặc trưng tính công vụ của phong cách ngôn ngữ hành chính -Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: ? Tính công vụ thể hiện như thế nào trong văn bản hành chính? Trong đơn xin nghỉ học, điều gì là quan trọng- cảm xúc của người viết hay xác nhận của cha mẹ, bệnh viện? -Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và hướng dẫn HS chuẩn kiến thức. - Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân -Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp trong bàn. -Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp trong bàn. -Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP Mục tiêu: Đ4, N1 Nội dung: HS thực hành các bài tập trong và ngoài SGK. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS Bài tập 1: Một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường: Đơn xin nghỉ học, Biên bản sinh hoạt lớp, Đơn xin vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận, Sơ yếu lí lịch, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy khai sinh, Học bạ, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10, Bản cam kết, Giấp mời họp, Bài tập 2: Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, câu văn của văn bản hành chính (lược trích- SGK). Những đặc điểm tiêu biểu: + Trình bày văn bản: 3 phần - Phần đầu gồm: tên hiệu nước, tên cơ quan ra quyết định, số quyết định, ngày tháng năm, tên quyết định. - Phần chính: Bộ trưởng căn cứ theo đề nghị quyết định: điều 1, điều 2, điều 3 - Phần cuối: người kí (kí tên đóng dấu), nơi nhận. + Từ ngữ: dùng những từ ngữ hành chính (quyết định về việc, căn cứ nghị định, theo đề nghị của, quyết định, ban hành kèm theo quyết định, quy định trong chỉ thị, quyết định có hiệu lực, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, + Câu: sử dụng câu văn hành chính (toàn bộ phần nội dung chỉ có một câu). Bài tập 4: Yêu cầu của đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: + Tiêu đề. + Kính gửi (Đoàn cấp trên). + Lí do xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. + Những cam kết. + Địa điểm, ngày tháng năm + Người viết kí và ghi rõ họ tên. d.Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm: Nhiệm vụ chung: ghi vào phiếu học tập câu trả lời cho các BT sau: + Bài tập 1: Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của anh (chị) + Bài tập 2: Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, câu văn của văn bản hành chính (lược trích- SGK). + Bài tập 4: Yêu cầu của đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: - HS làm việc nhóm khoảng 5 phút - HS đại diện các nhóm báo cáo. - GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, cho điểm HS. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: N1, V1 Nội dung: HS ghi biên bản một cuộc họp theo PCNN hành chính. Sản phẩm: Một biên bản HS đã hoàn thiện Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: ? Anh/chị hãy ghi biên bản một cuộc họp theo PCNN hành chính Yêu cầu của biên bản một cuộc họp: chính xác về thời gian, địa điểm, thành phần. Nọi dung cuộc họp cần ghi vắn tắt nhưng rõ ràng. Cuối biên bản cần có chữ kí của chủ tọa và thư kí cuộc họp. - HS làm việc cá nhân tại nhà. - HS báo cáo vào tiết học sau hoặc nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG Mục tiêu: TH (HS có ý thức tìm tòi kiến thức, mở rộng hiểu biết về kiến thức bài học). Nội dung: Tập viết các VB thuộc PCNN hành chính. Trao đổi với bạn để sửa chữa cho nhau. Sản phẩm: Bài làm của HS. d. Tổ chức thực hiện - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học. - Tập viết các VB thuộc PCNN hành chính. Trao đổi với bạn để sửa chữa cho nhau. HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân. HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học sau. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng - Dạy học theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy : CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI NƯỚC NGOÀI Tiết 71 - 72: TT tiết dạy theo KHDH: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích) - (Ơ. Hê-minh-uê) - I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU Mà HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1 Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông. Đ1 2 Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. Đ2 3 Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong đoạn trích.. Đ3 4 Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Đ4 5 Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm. Đ5 6 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích. Đ6 7 Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ông già và biển cả. N1 8 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. GT-HT 10 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM ,TRUNG THỰC 11 - Sống có lí tưởng, đủ bản lĩnh, vượt lên mọi thử thách trong cuộc sống TN TT II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2.Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, IITIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá HĐ 1: Khởi động (10 phút) Kết nối Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến văn bản Ông già và biển cả. - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, gợi mở Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Khám phá kiến thức (60 phút) Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, GT-HT,GQVĐ I.Tìm hiểu chung. II. Đọc hiểu văn bản. 1.Những vòng lượn của con cá kiếm. 2.Hình tượng ông lão đánh cá. 3.Ý nghĩa tảng băng trôi. III.Tổng kết:Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 3: Luyện tập (10 phút) Đ5 –Đ6, GQVĐ Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não . Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 4: Vận dụng (10 phút) N1 Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở rộng (5 phút) V1 Tìm tòi, mở rộng kiến thức Dạy học hợp tác Thuyết trình; Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. GV và HS đánh giá III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: KẾT NỐI KIẾN THỨC Nội dung: Tổ chức trò chơi nhìn tranh đoán thông điệp. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS phát biểu cá nhân. (Phương pháp trình bà 1 phút, công não) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: GV đưa ra yêu cầu: HS nhìn tranh và nêu những suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh (thông điệp, nội dung mà bức tranh mang đến cho em): - Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp. - Báo cáo sản phẩm: GV gọi một vài HS trả lời. Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại, vào bài mới. àĐây là hình ảnh của “tảng băng trôi” – 1 phần nổi, 7 phần chìm. Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lí "tảng băng trôi- chỉ cách viết ngắn gọn, hàm súc, ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm. Ta sẽ hiểu rõ hơn về cách viết này qua tìm hiểu tác phẩm “Ông già và biển cả”- cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi” của Hê – minh – uê. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,N1,GT-HT,GQVĐ Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Hê – minh - uê và tiểu thuyết ngắn Ông già và biển cả. b.Nội dung: Trả lời câu hỏi cá nhân về: -Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Hê – minh - uê. -HCST, tóm tắt tiểu thuyết ngắn Ông già và biển cả... c.Sản phẩm và tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm * Bước 1: Tổ chức tìm hiểu chung - Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả. *CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Giáo viên giao nhiệm vụ: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về Hê-ming-uê. - HS làm việc cá nhân. - HS báo cáo. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm Ông già và biển cả. - Chuyển giao nhiệm vụ: + HS nêu HCST của tiểu thuyết, vị trí đoạn trích SGK, khái quát chủ đề. + GV hướng dẫn cách đọc văn bản và gọi HS đọc 1 đoạn văn bản. Tóm tắt đoạn trích. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Báo cáo kết quả. - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Ơ-nit Hê-ming-uê (1899- 1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. - Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. - 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì. - Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. - Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. - Năm 1926, ông sáng tác tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và nổi tiếng từ đó. - Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép. - Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-ming-uê: + Mặt trời vẫn mọc (1926), + Giã từ vũ khí (1929), + Chuông nguyện hồn ai (1940). + Ông già và biển cả (1952). - Hê-minh-uê là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mĩ vào thế kỉ XX, ông khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc. - Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”: + Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm. + Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ. + Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, giàu tính tượng trưng đa nghĩa. - Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Ông đã nhận được Giải thưởng Pu-lit-dơ năm 1953- Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Huê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. - Bối cảnh của truyện là ngôi làng chìa yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Nguyên mẫu của nhân vật Xan-ti-a-go là người thủy thủ trên tàu của ông. - Trước khi in thành sách, tác phẩm đã được đăng trên tạp chí Đời sống. - Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben. - Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi" của Huê-minh-uê. b. Vị trí đoạn trích; Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc lão Xan-ti-a-go đổi theo và bắt được con cá kiếm. c. Tóm tắt: - Một ông lão đánh cá tên là Xan-ti-a-go đã nhiều ngày không kiếm được một con cá nào. - Trong một chuyến đi biển “rất xa”, lão đã câu được một con cá kiếm cực lớn, cực đẹp. Nhưng con cá quá khỏe đã lôi lão ra ngoài khơi. - Vật lộn với con cá ba ngày liền, lão kiệt sức. Lão quyết định đâm chết nó - Nhưng trên đường về, lão phải chiến đấu với đàn cá mập dữ tợn đến ăn con cá kiếm. Cuộc chiến không cân sức và cuối cùng lão chỉ mang về được bộ xương của con cá kiếm. - Lão trở về lều và nằm vật ra. Chú bé Ma-nô-lin gọi các bạn chài đến chăm sóc lão. Lão ngủ thiếp đi và mơ về “những con sư tử” HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 1.Nội dung 1: Tìm hiểu con cá kiếm a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,N1, GT-HT, GQVĐ b.Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con cá kiếm. - Hoàn thiện sơ đồ tư duy: PHIẾU HỌC TẬP: HÌNH TƯỢNG CON CÁ KIẾM Góc nhìn Hình tượng cá kiếm Thiên nhiên Cuộc sống con người Nghệ thuật c.Sản phẩm: Hình tượng con cá kiếm Một con cá rất lớn và đẹp Tạo ấn tượng qua những vòng lượn tròn rất lớn. “Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền”, “lão không thể tin nổi độ dài của nó”. “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm” “thân hình đồ sộ và những sọc dài màu tía”, “bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”. “Con cá lớn đến nỗi trông như thể lão buộc một con thuyền khác lớn hơn nhiều vào con thuyền mình”. Một con cá khôn ngoan, đầy sức mạnh Khi đã mắc câu, con cá bắt đầu chậm rãi lượn vòng hai tiếng đồng hồ, có lúc lại quật đột ngột. Khi đã mệt, nó lại “lượn vòng chầm chậm”. Có lúc ông lão tưởng như đã kìm được con cá, nhưng nó lại lật thẳng mình, từ từ bơi ra xa. Con cá khiến lão cảm thấy “hoa mắt”, “chóng mặt”, “choáng váng” Con cá đầy kiêu hùng, bất khuất Những vòng lượn thể hiện cố gắng cuối cùng của nó muốn thoát ra khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung.rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão và chiếc thuyền”. Con cá kiếm là “hình tượng văn học mang tính người”, toát lên vẻ đẹp của sự kiêu dũng, hiên ngang, bất khuất. Vẻ đẹp của cá kiếm có ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp và sức mạnh của con người. Con cá là đối thủ ngang tài của ông lão Xan – ti – a – gô. Con cá càng mạnh mẽ, oai dũng thì chiến thắng của ông lão càng vinh quang. Tầm vóc của con người vì thế mà cũng trở nên lớn lao hơn. *Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm: Biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên. Biểu tượng cho những ước mơ, khát vọng mà con người theo đuổi. Biểu tượng cho những ước mơ sáng tạo. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Thảo luận theo 4 nhóm: + Thống kê nhanh các chi tiết nhà văn miêu tả con cá kiếm và nêu nhận xét, đánh giá về con cá này? + Phát hiện những ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cá kiếm từ các góc nhìn khác nhau, điền vào phiếu học tập. + Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm? - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp trong bàn. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. Tìm hiểu nhân vật ông lão đánh cá a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,N1, GT-HT, GQVĐ b.Nội dung: HS trả lời câu hỏi (thảo luận theo bàn) tìm hiểu nhân vật ông lão đánh cá. c.Sản phẩm: Hình tượng ông lão đánh cá Nguyên nhân chiến thắng Sự điêu luyện trong tay nghề + Cảm nhận con cá qua các vòng lượn, qua áp lực của sợi dây. + Nhìn vào độ căng chùng của sợi dây, biết phải kéo vào hoặc nới ra. + Hành động phóng lao trúng tim con cá Niềm tin, ý chí, nghị lực + Luôn vững tin sẽ khuất phục được con cá. + Luôn động viên mình à Qua hình tượng ông lão Xan – ti – a – gô, tác giả khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của con người. Đồng thời thể hiện niềm tin tưởng vào thắng lợi của con người trên hành trình chinh phục thử thách. b. Thái độ của ông lão với con cá kiếm: - Ông không chỉ cảm nhận con cá bằng thị giác và xúc giác, không chỉ bằng động tác mà còn bằng cả trái tim, sự cảm thông. + Ông lão làm nghề câu cá, bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông yêu quy nó như “người anh em”, gọi nó là “cu cậu” rất than mật. + Con cá là hiện thân của cái đẹp, nhưng vì sự tồn tại của mình mà ông phải tiêu diệt nó, hủy hoại cái thân yêu, quy trọng nhất của đời mình. à Bi kịch tinh thần của ông lão. - Sự cảm nhận của ông lão về “đối thủ” không nhuốm màu thù hận, không chỉ có quan hệ giữa người đi câu và con cá câu được mà ngược lại: + Đó là sự chiêm ngưỡng, sự cả kích trước vẻ đẹp và sự cao quy của con cá. “Tao chưa hề thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ.” + Đó là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ, ngang tài ngang sức, đều nỗ lực hết mình. + Đó là quan hệ giữa con người và cái đẹp, cái mơ ước. à Vẻ đẹp cao thượng trong tâm hồn ông lão. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Thảo luận theo bàn: + Thống kê nhanh các chi tiết nhà văn miêu tả con cá kiếm và nêu nhận xét, đánh giá về con cá này? + Phát hiện những ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cá kiếm từ các góc nhìn khác nhau, điền vào phiếu học tập. + Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm? - Đánh giá, nhận xét sản phẩm. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp trong bàn. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. 3.Hướng dẫn HS tổng kết. a.Mục tiêu: Đ5 b.Nội dung: HS trả lời cá nhân để tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. c. Sản phẩm: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích a-Ngôn ngữ : Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa người dẫn chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật : Độc thoại nội tâm và đối thoại hướng đến cá kiếm.. b-Văn tả kết hợp với kể, tạo ra nhiều “khoảng trống” : Ví dụ khi tả sợi dây câu : “Thế rồi sợi dây câu thoát đi mất []àcó thể hiểu thêm là : Lão sợ sợi dây đứt nên buông dây ra -> Giúp người đọc như trực tiếp chứng kiến sự việc, và bình luận về tác phẩm. c-Xây dựng biểu tượng: đối lập, tương đồng rất độc đáo.(cá kiếm và ông lão ) èNghệ thuật bậc thầy viết văn của Hê-minh-uê .àBiểu hiện Nguyên lí sáng tác : tác phẩm nghệ thuật như một “ tảng băng trôi ”. d.Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HS rút ra những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. - Đánh giá, nhận xét sản phẩm. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp trong bàn. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP. Mục tiêu: Đ6,N1 Nội dung: + HS lí giải nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm. + Hướng dẫn HS thực hành các bài tập SGK. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: HS tìm ra một phần nổi, bảy phần chìm của tác phẩm theo nguyên lí tảng băng trôi? - HS làm việc cá nhân. - HS báo cáo. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. *Một phần nổi, bảy phần chìm của tác phẩm theo nguyên lí tảng băng trôi: - Phần nổi của "tảng băng trôi": hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. - Phần chìm của "tảng băng trôi": + Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người. + Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người. + Hành trình vượt qua thử thác
File đính kèm:
- gian_an_ngu_van_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx