Gián án Ngữ văn 11 theo CV5512 - Tiết 77-80
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài; những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp, nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động.
- Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện hiện đại được học.
- Bước đầu biết đọc- hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại.
HSHN: Nắm được nội dung chính của văn bản.
2.Năng lực:
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa giáo dục của từng truyện: lối sống vì mọi người, ý thức tự phê phán, tình yêu đất nước và ngôn ngữ dân tộc.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong các truyện được học.
- Nhớ được một số chi tiết đặc sắc trong các truyện được học.
3.Phẩm chất:
Giúp HS có những tư tưởng, tình cảm đúng đắn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Ngữ văn 11 theo CV5512 - Tiết 77-80
được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài; những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp, nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động. - Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện hiện đại được học. - Bước đầu biết đọc- hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại. HSHN: Nắm được nội dung chính của văn bản. 2.Năng lực: - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa giáo dục của từng truyện: lối sống vì mọi người, ý thức tự phê phán, tình yêu đất nước và ngôn ngữ dân tộc. - Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong các truyện được học. - Nhớ được một số chi tiết đặc sắc trong các truyện được học. 3.Phẩm chất: Giúp HS có những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, màn hình, bảng phụ. 2. Học liệu: Phiếu học tập III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS nhớ lại các kiến thức của bài “Tìm hiểu chung về văn miêu tả”. b. Nội dung: GV cho HS xem chân dung Đoàn Giỏi, tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”, giới thiệu tác phẩm đã được chuyển thể thành bộ phim truyện nhiều tập “Đất phương Nam”. c. Sản phẩm: HS biết được tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi. - Hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi theo câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.1 : Đọc văn bản và tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm, bố cục của bài. a. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vài nét chính về tác giả, tác phẩm? - Em hiểu gì về vùng Sông nước Cà Mau? - Đọc văn bản, tìm bố cục văn bản. - Biết nghĩa của một số từ khó. b. Nội dung: HS đọc giới thiệu tác giả, tác phẩm và tìm hiểu bố cục của văn bản và trả lời các câu hỏi. - Em biết gì về tác giả, tác phẩm? - HS đọc mục chú thích - GV: Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong truyện “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đoạn trích có thể xem là một bài văn khá hoàn chỉnh miêu tả cảnh quan vùng sông nước Cà Mau. Đất rừng phương Nam đã được dựng thành phim về giai đoạn CM 1930 - 1945. - GV HD HS đọc: Đoạn đầu: chậm, miên man, đều đều Đoạn giữa: nhanh dần lên, chú ý động từ, tính từ. Đoạn cuối: giọng vui, linh hoạt (tả chợ Năm Căn) - GV đọc 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp. - GV nhận xét cách đọc của HS - Chú ý chú thích 1.7.11.12.14.17. -Nhận xét ngôi kể? So sánh với ngôi kể bài trước? Tác dụng của việc chọn ngôi kể nầy? - GV: Bé An (13 – 14) tuổi trên đường tìm gia đình, ngồi thuyền qua kênh Bọ Mắt, ra sông Cửa Lớn, xuôi dòng sông Năm Căn. - Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự nào?Hình dung vị trí quan sát của người miêu tả?Vị trí nầy có ý nghĩa gì cho việc quan sát, miêu tả? -Dựa vào trình tự miêu tả, hãy nêu bố cục đoạn trích? [a) Từ đầu... “đơn điệu”: Ấn tượng chung. b) “Từ khi ... ban mai”: Kênh rạch vùng Cà Mau. c) Phần còn lại: Cảnh chợ Năm Căn.] c. Sản phẩm: I.GIỚI THIỆU: 1/ Tác giả: (1925 - 1985) Đoàn Giỏi quê ở Tiền Giang. - Tác phẩm: - “Đất rừng phương Nam” (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của tác giả - Bài “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc tác giả, tác phẩm, bố cục của bài. - Hướng dẫn HS cùng trao đổi với bạn theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. Hoạt động 2.2 : Tìm hiểu ấn tựợng chung về thiên nhiên: a. Mục tiêu: - Giúp HS nắm tìm hiểu nội dung của đoạn 1. b. Nội dung: - HS quan sát đoạn 1: - Tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận được ấn tượng chung về Sông nước Cà mau? - Những từ ngữ, hình ảnh nào làm nổi rõ màu sắc riên biệt của vùng đất Cà Mau? - Em hình dung ra sao về cảnh Sông nước Cà mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả? - GV: Chất liệu đời sống, thính giác, thị giác – Cảm giác lặng lẽ, buồn buồn, đơn điệu, mòn mỏi. c. Sản phẩm: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Ấn tựợng chung về thiên nhiên: - Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. - Tiếng rì rào bất tận của rừng, biển. - Trời, nước, rừng toàn một màu xanh. → Không gian rộng lớn, mênh mông. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của đoạn 1. - Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. Hoạt động 2.3 : Tìm hiểu kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm Căn: a. Mục tiêu: - Giúp HS tìm hiểu nội dung chính của đoạn 2. b. Nội dung: - HS quan sát đoạn 2: - Tác giả làm nổi bật những nét độc đáo nào của kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm Căn? Qua đây, em nhận xét gì về thiên nhiên và con người vùng Cà Mau? - GV: Cách đặt tên đất, tên sông. Dòng chảy sông Năm Căn. Rừng đước Năm Căn. → Thiên nhiên hoang dã, con người giản dị, chất phác. - Dòng sông Năm Căn và rừng đước đượ miê tả với những chi tiết nổi bật nào? Theo em, cách tả nầy có gì độc đáo? - GV: Tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác và phép tu từ so sánh. - Trong câu “Thuyền chúng tôi...về Năm Căn.”, có những ĐT nào cùng chỉ một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những ĐT nầy thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Vì sao? - Em cảm nhận được điều gì về vùng Sông nước Cà Mau và con sông Năm Căn? c. Sản phẩm: 2/ Kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm Căn: - Rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía - Nước đổ ầm ầm...như thác... - Cá nước ... như người ...sóng trắng. - Rừng đước ... trường thành. (So sánh) - Cây đước ngọn bằng tăm tắp, màu xanh: lá mạ, chai lọ, rêu. → Mênh mông, hùng vĩ, sức sống hoang dã, phong phú. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của đoạn 2. - Hướng dẫn HS cùng trao đổi với các bạn theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. Hoạt động 2.3 : Tìm hiểu cảnh chợ Năm Căn. a. Mục tiêu: - Giúp HS tìm hiểu nội dung chính của đoạn 3. b. Nội dung: - HS quan sát đoạn 3: - Chợ Năm Căn có những nét độc đáo nào? - Ở đoạn 2, tác giả chú trọng đến miêu tả. Ở đoạn 3 này, tác giả chú trọng đến kể chuyện. Bút pháp kể chuyện được sử dụng như thế nào? (Liệt kê hàng loạt) - Qua đây, ta hình dung Chợ Năm Căn ra sao? c. Sản phẩm: 3/Cảnh chợ Năm Căn: - Nhiều bến, nhiều lò than hầm, nhiều đống gỗ cao như núi,... - Thuyền bè, mua bán tấp nập. - Chợ họp trên sông nước. - Hàng hóa phong phú. - Trang phục, tiếng nói đa dạng. → Đông vui, trù phú, độc đáo. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của đoạn 3. - Hướng dẫn HS cùng học tập với các bạn cùng bàn theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. Hoạt động 2.4 : Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản. a. Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản. b. Nội dung: Thảo luận nhóm: a) Qua đoạn trích, em hiểu gì về thiên nhiên, con người và cuộc sống của vùng đất Cà Mau? b) Em học tập được gì về nghệ thuật tả cảnh của tác giả? - Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét, góp ý. - GV kết luận: Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, có tình cảm say mê với đối tượng, - Cũng qua văn bản, em hiểu gì về nhà văn Đoàn Giỏi? - GV: Am hiểu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống,...vùng cà Mau, có tấm lòng gắn bó với mảnh đất nầy. c. Sản phẩm: III Tổng kết - Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống, hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc. - Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thơng qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. HĐ3: Luyện tập: a. Mục tiêu: HS đọc đoạn trích “Mũi Cà Mau” (Xuân Diệu) b. Nội dung: - HS đọc đoạn trích “Mũi Cà Mau” (Xuân Diệu) -Suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn thơ? c. Sản phẩm: -HS đọc đoạn trích -Trình bày suy nghĩ của bản thân d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động HĐ 4: Vận dụng: Mục tiêu: Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức đã học viết được đoạn văn tả cảnh . Nội dung: Viết một đoạn văn tả cảnh dòng sông quê hương. Sản phẩm: HS trình bày vào phiếu học tập. d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS viết đoạn văn tả cảnh. - Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động Tuần 20 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Tiết 79-80 VƯỢT THÁC Ngày dạy:// 2021 I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài; những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp, nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động. - Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện hiện đại được học. - Bước đầu biết đọc- hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại. HSHN:Nắm được nội dung chính của văn bản. 2.Năng lực: - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa giáo dục của từng truyện: lối sống vì mọi người, ý thức tự phê phán, tình yêu đất nước và ngôn ngữ dân tộc. - Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong các truyện được học. - Nhớ được một số chi tiết đặc sắc trong các truyện được học. 3. Phẩm chất: Giúp HS có những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, màn hình, bảng phụ. 2. Học liệu: Phiếu học tập III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS học tập thể loại văn miêu tả. b. Nội dung: GV chiếu tranh dòng sông Thu Bồn, tranh dượng Hương Thư vượt thác. c. Sản phẩm: HS biết được vài nét về tác giả, tác phẩm Vượt thác của Võ Quảng. d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi. - Hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi theo câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.1 : Đọc văn bản và tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm, bố cục của bài. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản. b. Nội dung: - Em biết gì về tác giả, tác phẩm? - GV: Dượng Hương Thư, Cù Lao, Chú Hai ngược dòng sông Thu Bồn lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học. - Xác định phương thức biểu đạt, thể loại của tác phẩm? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? -Hãy cho biết cuộc hành trình được kể theo trình tự thời gian và không gian nào? - Từ đó tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của từng đoạn? (3 đoạn: a) “Gió nồm thác nước”: Thuyền nhổ sào, ngược dòng sông, chuẩn bị vượt thác. b) “Đến Phường RạnhCổ Cò”: Dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác c) Phần còn lại: Thuyền tiến tới vùng đồng ruộng, cao nguyên.) - GV HD HS đọc: Đoạn đầu: nhịp điệu nhẹ nhàng Đoạn tả cảnh vượt thác :đọc sôi nổi , mạnh mẽ Đoạn cuối : trở lại êm ả và thoải mái - GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc tiếp – GV nhận xét. - Chú ý thành ngữ “chảy đứt đuôi rắn, nhanh như cắt”; từ Hán Việt “hiệp sĩ” -Sau khi đọc xong văn bản, em biết được tác giả ở vị trí nào để quan sát, miêu tả cảnh con thuyền vượt thác? Vị trí này có thích hợp không? Vì sao? c. Sản phẩm: I. GIỚI THIỆU: 1/ Tác giả: ( 1920) Quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho Thiếu nhi. 2/ Tác phẩm: Trích chương 11, truyện Quê Nội (1974), phối hợp giữa tả cảnh thiên nhiên và hoạt động con người. d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc phần tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên sông Thu Bồn a.Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu được bức tranh thiên nhiên sông Thu Bồn. b.Nội dung: - HS theo dõi đoạn 1: - Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Hãy tìm ở mỗi chặng đường một hình ảnh hoặc một chi tiết mà em cho là tiêu biểu nhất? - GV: Vị trí địa lý sông Thu Bồn nằm ở Trung bộ đầy núi non hiểm trở, thác cao, vực sâu kéo dài từ đồng bằng đến rừng sâu núi cao. Miền Trung dải đất đống bằng hẹp, tiếp liền với núi, Trung và Nam Trung Bộ là vùng cao nguyên tương đối bằng phẳng – sông không dài lắm, độ dốc lớn, có nhiều thác và dòng chảy thay đổi rõ rệt qua mỗi vùng. - Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên như thế nào? - Sở dĩ ta thấy được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên đẹp, nguyên sơ, cổ kính như thế là nhờ do đâu? (cảnh vật như thế hay do người miêu tả) - GV: Do cảnh + do người có khả năng quan sát tưởng tượng, có sự am hiểu và tình cảm yêu mến cảnh vật quê hương. Võ Quảng là nhà văn của Quảng Nam. Những kỷ niệm về dòng sông Thu Bồn khiến bút pháp tả cảnh của tác giả rất sinh động, giàu sức sống. - Qua văn bản em học tập ở tác giả điều gì?(pp miêu tả ) - GV giáo dục, liên hệ: Muốn tả cảnh sinh động, ngoài quan sát, tưởng tượng còn phải có tình với cảnh. c.Sản phẩm: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Bức tranh thiên nhiên : - “Những bãi dâu trải bạt ngàn, thuyền bè tấp nập chở cây trái, vườn tược um tùm” → Trù phú, thơ mộng. - “Những chòm cây cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” (nhân hóa) → Hùng vĩ, oai nghiêm; - “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng” → Hiểm trở, dữ dội; - “Cây to ... như những cụ già vung tay” (so sánh) → bình yên. è Vẻ đẹp đa dạng phong phú d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 của văn bản. - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động Hoạt động 2.3: Tìm hiểu hình ảnh dượng Hương Thư: a.Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư b.Nội dung: - HS theo dõi đoạn 2 – Quan sát tranh: - Hình ảnh thác nước như thế nào ? Tìm những chi tiết miêu tả? - Có mấy nhân vật được nhắc đến, ai là nhân vật chính ? -Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, động tác của nhân vật dượng Hương Thư ? - Theo em, nghệ thuật nổi bật trong miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư ở đoạn văn trên là gì? Tác dụng như thế nào? - Qua nhân vật này, em thấy mình cần xây dựng phẩm chất đạo đức gì cho bản thân? - GV: Ý chí kiên trung, tư thế hào hùng, oai phong của người lao động trong xây dựng đất nước... Sản phẩm: 2/ Hình ảnh dượng Hương Thư: - “Co người, phóng, ghì chặt, trụ, sào bị cong lại, thả sào, rút sào rộn ràng” → Mạnh mẽ, dứt khoát, vững vàng. -“ Cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn hặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nẩy lửa giống như hiệp sĩ...” (Nhiều động từ mạnh, tính từ, từ láy, so sánh) → Khoẻ mạnh, vạm vỡ, rắn chắc. è Khỏe khoắn, dũng mãnh, dày dạn kinh nghiệm đã chinh phục và chiến thắng thiên nhiên . d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 của văn bản. - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động Hoạt động 2.4: So sánh hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn đầu và cuối của văn bản. a.Mục tiêu: Giúp học sinh hình dung được cảnh sắc thiên nhiên ở 2 đoạn văn. b.Nội dung: - HS theo dõi đoạn 3: - GV ghi 2 hình ảnh so sánh cây cổ thụ vào bảng phụ: a) Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. b) Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Ở đoạn đầu và đoạn cuối, có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh? (Cách miêu tả 2 cây cổ thụ khác hay giống nhau ? Cách miêu tả đó có ý nghĩa gì?) - GV: a) Báo sự khúc sông nguy hiểm, mách bảo khó khăn con người cần chuẩn bị; b) Bộc lộ tâm trạng hào hứng phấn chấn của con người khi vượt qua được nguy hiểm, khó khăn ) c. Sản phẩm: HS ghi vào phiếu học tập. d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1, 3 của văn bản. - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động Hoạt động 2.4: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản: a.Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản. b.Nội dung: - Văn bản “Vượt thác” đã dựng lên bức tranh thiên nhiên và con người ra sao? - Em học tập được điều gì từ nghê thuật miêu tả từ văn bản? - GV: Chọn điểm nhìn thuận lợi cho việc quan sát, dùng từ gợi hình ảnh, sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, có cảm xúc với đối tượng miêu tả,. c. Sản phẩm: III. TỔNG KẾT - Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS quan sát lại văn bản của văn bản. - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động HĐ3: Luyện tập: a.Mục tiêu: Giúp phân biệt được 2 cảnh sắc khác nhau giữa 2 vùng sông nước. b.Nội dung: -HS thảo luận: Nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài “ Sông nước Cà Mau” và “Vượt Thác”? - Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả? - GV: Học bài Vượt thác, ta hiểu biết thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội , khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau - Ta càng tự hào, mến yêu thiên nhiên Việt Nam . HSHN:Nêu nội dung chính của văn bản. c. Sản phẩm: HS ghi vào phiếu học tập d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS quan sát lại văn bản của văn bản. - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn HS. GV nhận xét và chốt nội dung có từ hoạt động HĐ 4: Vận dụng: a.Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào để làm bài tập. b.Nội dung: -Nếu vẽ minh họa cho văn bản này em sẽ vẽ như thế nào? -Đọc đoạn cảnh xuôi thác trong “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân c. Sản phẩm: HS ghi vào phiếu học tập. d.Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS làm việc nhóm với các bạn. - Hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý - Tổ chứ
File đính kèm:
- gian_an_ngu_van_11_theo_cv5512_tiet_77_80.doc