Gián án Ngữ văn 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

a. Mục tiêu: Kết nối - Đ1, Đ3, GQVĐ

b. Nội dung: 3 câu văn có dấu 3 chấm.

c. Sản phẩm:

(1) Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

 (2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận.).

(3.). Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

 

docx 345 trang linhnguyen 10/10/2022 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Ngữ văn 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Ngữ văn 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Ngữ văn 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
mãn như thế mãi.
– Bài học: trong cuộc sống cần phải tự tin, bản lĩnh, sống chan hoà với mọi người.
d. Các bước dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
Trước hoạt động: GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm chi tiết nghệ thuật, chủ đề và vai trò của chủ đề đối với một tác phẩm.
Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Người trong bao  là gì? Chi tiết này được lặp lại bao nhiêu lần?
 + Qua hình tượng cái bao em hãy phát biểu chủ đề tư tưởng của truyện? 
 GV yêu cầu HS sử dụng sgk
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS nêu suy nghĩ của cá nhân
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS sử dụng sgk
- HS thảo luận theo nhóm 5p
- Đại diện báo cáo sản phẩm.
- Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn.
(Nhóm dùng giấy A0, PP...)
Mục III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung:
 + giá trị nội dung
 + giá trị nghệ thuật.
c. Sản phẩm
1. Đặc sắc nghệ thuật. 
– Ngôi kể thứ 3: khách quan, truyện lồng trong truyện.
– Giọng kể : Mỉa mai, châm biếm mà bình thản.
– Xây dựng nhân vật điển hình
– Xây dựng biểu tượng: cái bao
– Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề cuả truyện
2. Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao”chuyên chế và khát vọng sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao", thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế này được”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài vừa học
Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi:
? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- HS đọc lại bài vừa học
HS sử dụng sgk
- HS làm việc cá nhân 
(Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5,GQVĐ
b. Nội dung hoạt động:
HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
1) Nội dung chính của văn bản: 
- Diễn tả cái chết mãn nguyện của nhân vật Người trong bao Bê-li-cốp;
- Nhà văn cảnh báo sức ảnh hưởng của cái chết đó đối với nước Nga đương thời.
2) Chi tiết Bê-li-cốp nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa có ý nghĩa cái chết chính là sự giải thoát và hạnh phúc của Bê –li-cốp. Bởi vì, y được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất, mà từ lâu đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của y.
Giọng văn của tác giả : mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn. 
3) Biệp pháp tu từ liệt kê : nặng nề, mệt nhọc, vô vị, chẳng bị chỉ thị nào cấm ,chẳng được tự do hoàn toàn,chẳng tốt đẹp gì hơn trước
- Hiệu quả: Bằng phép liệt kê, nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động sâu rộng, dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá và tiến bộ nước Nga đương thời. Qua đó, nhà văn Sê-khốp nhấn mạnh rằng Bê-li-cốp chính là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đáng báo động trong tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ chấm dứt khi có một cuộc cách mạng xã hội thay đổi tận gốc rễ quan niệm sống, nếu không thì cũng giống như cái xác Bê-li-cốp nằm trong quan tài kia thôi. Mặc dù Bê-li-cốp chết nhưng lối sống “trong bao” của anh ta vẫn tồn tại.
d. Các bước dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ: 
Một tháng sau, Bê-li-cốp chết. Bấy giờ, khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích của đời! []
 Từ nghĩa địa trở về, lòng chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!
( Trích Người trong bao, Sê-khốp )
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu sau:
1) Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
2) Chi tiết Bê-li-cốp nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa có ý nghĩa gì? Hãy xác định giọng văn của tác giả qua chi tiết đó.
3) Xác định biệp pháp tu từ cú pháp trong câu văn Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. 
Nêu ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
-Nhận xét, chuẩn kiến thức. 
(NL giải quyết vấn đề)
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm:
Mở bài:
– Giới thiệu về truyện ngắn “Người trong bao”, giới thiệu câu nói của bác sĩ :“không thể sống mãi như thế được”.
– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: lối sống trong bao của Bê-li-cốp
Thân bài:
1.Phân tích ngắn gọn nhân vật Bê li cốp và lối sống trong bao: hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, tách biệt với thế giới bên ngoài.
2.Phân tích ý nghĩa câu nói của bác sĩ “không thể sống mãi như thế được”:
-Phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga.
-Cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.
3.Bàn về hiện tượng
+Bàn về nguyên nhân dẫn tới lối sống đó:
-Khách quan: do chế độ xã hội
-Chủ quan: Do tính cách, quan điểm sống của mỗi người
+Bàn về tác hại của lối sống
+Phê phán những biểu hiện của lối sống trong xã hội ngày nay.
+Bàn về phương pháp khắc phục, sửa đổi bản thân để tự hoàn thiện mình
Kết bài : bài học về nhận thức và hành động
d. Các bước dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ: 
Cuối tác phẩm “Người trong bao” (A.P.Sê khốp), nhân vật bác sĩ Ivan nứt nói câu: “không thể sống mãi như thế được”. Câu nói ấy có ý nghĩa gì? Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về hiện tượng sống đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: Đ5, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; vẽ tranh chân dung nhân vật
c. Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy bài học.
- Tranh vẽ của HS(thể hiện trí tưởng tượng phong phú để vẽ tranh biếm hoạ)
 d. Các bước dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học
+ Vẽ lại chân dung nhân vật người trong bao. 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11
- Thiết kế bài giảng 11 
- Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1)
- Văn bản văn học 11,
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
Tiết 91 - 92 – TT tiết dạy theo KHDH 
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích: Những người khốn khổ - V. Huy Gô)
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến V.Huy-gô và tiểu thuyết Những người khốn khổ
Đ1
2
+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm
Đ2
3
+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
4
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm: Cảm nhận được thông điệp của nhà văn về sức mạnh của tình người và tình thương như là một trong những giải pháp cứu vãn, thay đổi xã hội.
Đ4
5
 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết nước ngoài.
Đ5
6
Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền và tiểu thuyết Những người khốn khổ
N1
7
 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện nước ngoài
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn bản.
GT-HT
9
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI
10
Học sinh biết đồng cảm thương yêu những người khốn khổ từ đó chủ động lên án, phê phán sự cường quyền, bạo ngược xuất hiện trong cuộc sống.
NA
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,
2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(10phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả, tác phẩm.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (60 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ
I.Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả
 2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ
3. Đoạn trích
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nhân vật Gia-ve
2. Nhân vật Giăng-van-giăng
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (10 phút)
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 5: Mở rộng
(5 phút)
Đ5, V1
Tìm tòi, mở rộng kiến thức.
Thuyết trình; kĩ thuật sơ đồ tư duy
Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
GV và HS đánh giá
 B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1: 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (CHO CẢ 2 TIẾT)
a. Mục tiêu: Kết nối - Đ1, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: xem video và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: 
 Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết Giăng-van-giăng, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình".
d. Các bước dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chiếu cho HS một đoạn video về tiểu thuyết Những người khốn khổ. Sau đó, GV đưa ra câu hỏi: Nội dung của tiểu thuyết Những người khốn khổ là gì?
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Nhắc tới nền văn học Pháp, độc giả trên thế giới luôn ngưỡng mộ về thiên tài V. Huy- gô, người đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình không chỉ do những kiệt tác, mà còn do những họat động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Hơn một thế kỉ qua, người yêu văn học ở mọi nơi trên thế giới đã làm quen với bộ tiểu thuyết lãng mạn tuyệt vời “Những người khốn khổ”. Cuộc đời khốn khổ người tù khổ sai và tâm hồn cao cả, thánh thiện của nhân vật chính Găng van-Giăng khiến chúng ta vô cùng cảm phục và xúc động. Đoạn trích kể lại chiến công đầu tiên của Găng van- Găng trong cuộc quyết đấu với cường quyền và cái ác. Để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích sau.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về nội dung khái quát tác giả, tác phẩm.
c. Sản phẩm
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
- Victo Huy-gô (1802-1885) nhà văn thiên tài của nước Pháp, danh nhân văn hóa nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động động vì sự tiến bộ của con người. 
 2. Sự nghiệp:
 - Nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp của thế kỷ XIX
 - Những tác phẩm tiểu biểu: Nhà thờ đức bà Pari, Những người khốn khổ, Tia sáng và bống tối
 3. Tác phẩm:
 a. Tóm tắt: (SGK)
 b. Đoạn trích:
 - Vị trí đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất: Phăng-ti, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.
d. Các bước dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Trước hoạt động: GV cho hs đọc tiểu dẫn và hệ thống lại những ý chính về tác giả,tác phẩm.
Trong hoạt động: Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
? Nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của V. Huy-gô?
? Nội dung chính của tiểu thuyết Những người khốn khổ?
? Nêu vị trí đoạn trích?
GV nhận xét, chốt lại ý chính.
- HS làm việc cá nhân
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
HS sử dụng sgk.
Nội dung 2: Đọc hiểu chi tiết văn bản
Mục II.1 Nhân vật Gia-ve
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: Tìm hiểu 1 nội dung là nhân vật Gia-ve.
c. Sản phẩm
 1. Nhân vật Gia-ve:
 - Là một thanh tra, cảnh sát
 - Diện mạo: 
 + Cập mắt như cái móc sắt
 + Bộ mặt góm giếc 
 + Cái cười ghê tỏm nhe tất cả hai hàm răng.
 => Hiện lên một con người ác thú.
 - Ngôn ngữ: Thô lỗ tục tằn, vô văn hoá.
 - Hành động: 
 + Đối với Giăng-Van-Giăng: giậm chân phát khùng và hét lớn.
 + Đối với P.Tin: độc ác vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
d. Các bước dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về nhân vật Gia-ve trong tác phẩm?
Trong hoạt động: 
+ Em có nhận xét gì về diện mạo, ngôn ngữ, hành động và diễn biết thái độ của Gia – Ve? 
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS nêu suy nghĩ ban đầu của cá nhân
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS sử dụng sgk
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CỦA TIẾT 1
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ
b. Nội dung: 3 câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm:
 Câu 1: Ai được xem là “nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết nổi tiếng của nước Pháp?
A. Ban-dắc B. Ta-go
C. Puskin D. Huy-gô
 Câu 2: Chi tiết nào cho thấy V. Huy-gô miêu tả Gia-ve trong đoạn trích như một con thú dữ đang thôi miên con mồi?
A. “Gia-ve tiến vào giữa phòng hét lên”
B. “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng[...]Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”
C. “ Hắn đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng-van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.”
D. “Gia-ve đã túm cổ áo Giăng-van-giăng. Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.”
Câu 3: Trong đoạn trích, khi Gia-ve quát “Mau lên!”, lời bình của người kể chuyện như thế nào?
A. Không còn tiếng người mà là tiếng thú gầm.
B. Tiếng thét đó mới uy lực làm sao.
C. Tiếng thét đó đã chứng tỏ sự uy quyền của Gia-ve trước những thân phận khốn khổ.
D. Tiếng thét thật thô bạo.
Câu 4:Trong đoạn trích, Gia-ve được khắc họa với diện mạo như thế nào?
A. Ác thú B. Chó dữ
C. Cọp D. Cả ba đáp án trên
d. Các bước dạy học
Gv chiếu lên slide 5 câu hỏi trắc nghiệm. Gv đọc lần lượt các câu hỏi. Trong 10 giây, HS nào trả lời nhanh đầu tiên sẽ nhận được quà.
TIẾT 2: CÁC HĐ:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
Mục II.2 Nhân vật Giăng-van-giăng
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: Thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu nhân vật Giăng-van-giăng
 c. Sản phẩm:
2. Nhân vật Giăng Van Giăng:
 a. Hoàn cảnh - số phận:
- Vì nghèo đối nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm.
- Ra tù trở thành người tốt, được làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi người.
- Gia-Ve ganh ghét tố giác bị vào tù .
- Ra tù tiếp tục giúp` đỡ mọi người, cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
=> Giăng-Van-Giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn.
 b. Tính cách - phẩm chất:
 * Con người của tình thương:
- Quyết định ra đầu thú để cứu nạn nhân bị Gia-Ve bắt oan.
- Đối với Phăng-Tin:
 + Đều quan tâm nhất lúc này là bệnh tình và tìm được đứa con gái cho Phăng-Tin
 + Nói với Gia-Ve giọng nhún nhường nnhẹ nhàng xin hoản lai 3 ngày để tìm con cho Phăng Tin.
 à Con người đầy tình thương và trách nhiệm.
 + Khi Phăng-tin chết à Giăng-Van-Giang như chết lặng đi, một nỗi đau xót khôn tả, sửa sang lại tóc, vuốt mắt cho chị, đặt lên tay chị một nụ hôn, thì thằm với chị những lời cứu cánh.
=> Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.
 * Con người kiên cường dũng cảm chống lại cường quyền áp bức:
- Lúc đầu: Điềm tĩnh đoán nhận sự thật, từ tốn, nhún nhường, nhỏ nhẹ, cầu xin Gia-Ve hoãn lại 3 ngày.
- Về sau: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
 + Giọng điệu: Lạnh lùng đầy thách thức. 
+ Hành động: Cầm thanh sắt như bất chấp, căm thù, dũng cảm.
* Yếu tố nghệ thuật lãng mạn:
- Cái chết bi thảm đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi luỵ.
- Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi à Khẳng định sức mạnh của tình thương yêu con người có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin ở tương lai.
- Cái chết thật bi thảm nhưng chị đi vào cõi chết thật đẹp đẽ.
d. Các bước dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
Trước hoạt động: Dựa vào tóm tắt truyện và đoạn trích, hãy cho biết hoàn cảnh và số phận của Giăng-Văn-Giăng?
Trong hoạt động: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1 : Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Phăng-tin? Qua đó cho em thấy vẻ đẹp gì ở Giăng-van-giăng?
- Nhóm 2: Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Gia-ve?. 
+ Trước khi Phăng-tin chết?
+ Sau khi Phăng-tin chết?
Qua đó em thấy Giăng Van-giăng hiện lên là người như thế nào?
- Nhóm 3, 4: Tìm những chi tiết để thấy Giăng-van-giăng được miêu tả gián tiếp
+ Qua thái độ của Phăng-tin?
+ Bà xơ Xem-pli-xơ?
+ Trữ tình ngoại đề?
Qua đó em có nhận xét gì về Giăng Van-giăng?
GV yêu cầu HS sử dụng sgk
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Em có nhận xét gì về yếu tố lãng mạn trong đoạn trích?
- HS nêu suy nghĩ ban đầu của cá nhân
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS sử dụng sgk
- HS thảo luận theo nhóm 5p
- Đại diện báo cáo sản phẩm.
- Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn.
(Nhóm dùng giấy A0, PP...)
HS trả lời cá nhân.
HS trả lời cá nhân.
Nội dung 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung:
 + giá trị nội dung
 + giá trị nghệ thuật.
c. Sản phẩm
 1. Nghệ thuật:
 - Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật(Gia-ve > < Giăng Van-giăng).
- Xung đột giàu kịch tính.
 2. Ý nghĩa văn bản:
- Uy quyền mà người cầm quyền khôi phục chỉ là cái tạm thời, “Trên đời chỉ có một

File đính kèm:

  • docxgian_an_ngu_van_11_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx