Gián án Địa lí 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên bang Nga.

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (Nga giàu tài nguyên đặc biệt có trữ lượng than, dầu, khí đứng hàng đầu thế giới) và phân tích được thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.

 - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế

 - Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga.

 + Vai trò của Liên bang Nga đối với Liên Xô trước đây

 + Những khó khăn và những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

 + Một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế Liên bang Nga

 - Hiểu mối quan hệ đa dạng giữa Nga và Việt Nam.

 - So sánh được đặc trưng của một số vùng kinh tế tập trung của Nga: Vùng Trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng U - ran, vùng Viễn Đông

 - Ghi nhớ một số địa danh: Thủ đô Mat - xco - va, thành phố Xanh Pê - tec - bua.

 - Thấy được sự thay đổi của nền kinh tế Nga sau năm 2000.

 - Nêu được sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Nga và giải thích được sự phân bố đó.

2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

docx 78 trang linhnguyen 10/10/2022 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Địa lí 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Địa lí 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Địa lí 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
 trên.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
 * Đặc điểm phát triển:
 + Đã tập trung phát triển được một số ngành công nghiệp có thể tăng nhanh năng xuất và đón đầu, đáp ứng nhu cầu người dân. 
 + Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ KH - KT cao (công nghiệp hiện đại)
 + Phát triển công nghiệp nông thôn, sản xuất hàng tiêu dùng. 
 + Lượng hàng hóa sản xuất ra lớn, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng. 
 * Nguyên nhân:
 + Thiết lập cơ chế thị trường, các nhà máy chủ động hơn trong việc lập kế hoach sản xuất và tìm TT tiêu thụ. 
 + Thực hiện CS mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất để thu hút đầu tư nước ngoài. 
 + HĐH trang thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ. 
 - Phân bố công nghiệp không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông. 
 - Đặc biệt ở vùng duyên hải hình thành các đặc khu kinh tế phát triển các ngành kĩ thuật cao (Hồng Công, KCX Thâm Quyến)
2. Nông nghiệp
 * Đặc điểm phát triển:
 + Nông nghiệp có năng xuất cao. 
 + Sản lượng một số nông sản có giá trị lớn, chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. 
 * Nguyên nhân:
 - Điều kiện sản xuất thuận lợi (đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào.) 
 - Chính sách khuyến khích sản xuất. 
 - Biện pháp cải cách trong nông nghiệp. 
 * Phân bố nông nghiệp không đều chủ yếu phát triển ở các đồng bằng phía Đông.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Nhóm 1, 3: công nghiệp Trung Quốc phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó?
 + Nhóm 2, 4: Nông nghiệp Trung Quốc phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.6. Tìm hiểu về mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
a) Mục đích: HS biết được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam 
 - Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời. Đến nay, mối quan hệ đó ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực. 
 - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của bản thân về mói quan hệ Trung Quốc - Việt Nam?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. núi cao và hoang mạc.	B. núi thấp và đồng bằng.
C. đồng bằng và hoang mạc.	D. núi thấp và hoang mạc.
Câu 2: Tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Tiến hành chính sách dân số triệt để.	
B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.	
D. Người dân không muốn sinh nhiều con.
Câu 3: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là
A. thấp dần từ bắc xuống nam.	B. thấp dần từ tây sang đông.
C. cao dần từ bắc xuống nam.	D. cao dần từ tây sang đông.
Câu 4: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?
A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.
B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 5: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
A. sản lượng lương thực thấp.	B. diện tích đất canh tác rất ít.
C. dân số đông nhất thế giới.	D. năng suất cây lương thực thấp.
Câu 6: Thành tựu của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là
A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.	
B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính.
C. làm tăng số lượng lao động nữ giới.	
D. giảm quy mô dân số của cả nước.
Câu 7: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này
A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.	
B. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên.
C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài.	
D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.
Câu 8: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về
A. khí hậu.	B. địa hình.	
C. diện tích.	D. Sông ngòi.
Câu 9: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất.	B. Phát triển kinh tế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế.	D. Mở các trung tâm thương mại.
Câu 10: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là
A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.	
B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.
C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo.	
D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tại sao sản xuất kinh tế Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Vì sao sản xuất kinh tế Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông?
 * Trả lời câu hỏi: 
 - Miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn... 
 - Nông nghiệp Trung Quốc tâp trung ở miền đông vì: 
 + Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa... 
 + Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp... 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò: 
a. Tổng kết chủ đề: 
 - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm. 	
b. Củng cố, dặn dò: 
 - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn. 
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị giờ sau ôn tập giữa kì II: Hệ thống hóa kiến thức các bài:
 + Liên bang Nga
 + Nhật Bản
 + Trung Quốc
Ngày soạn: . /. /. 
TIẾT 27: ÔN TẬP GIỮA KỲ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học, bao gồm: 
 - Chủ đề Liên Bang Nga.
 - Nhật Bản.
 - Chủ đề Trung Quốc.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình học.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nắm được cấu trúc đề kiểm tra.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân để đặt câu hỏi đối với những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu.
I. Cấu trúc đề kiểm tra
1. Phần trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)
STT
Nội dung
Số câu
1
Chủ đề Liên Bang Nga
10
2
Nhật Bản
10
3
Chủ đề Trung Quốc
08
Lưu ý: phần kỹ năng được lồng ghép trong các nội dung nêu trên
2. Phần tự luận (3,0 điểm)
Đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội và kinh tế của Liên Bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cấu trúc đề kiểm tra giữa kì. Yêu cầu HS rà soát lại kiến thức và đưa ra câu hỏi đối với những nội dung lí thuyết chưa nắm rõ hoặc chưa hiểu.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác lắng nghe, trả lời, giải thích câu hỏi của bạn.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào hoạt động ôn tập.
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
a) Mục đích: HS hệ thống lại kiến thức đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc hệ thống hóa kiến thức theo nội dung GV hướng dẫn:
II. Nội dung ôn tập: 
1. Lý thuyết:
 - Liên Bang Nga:
 + Tự nhiên, dân cư - xã hội.
 + Kinh tế; Mối quan hệ Việt Nam và LBN.
 - Nhật Bản:
 + Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
 + Các ngành kinh tế.
 - Trung Quốc:
 + Tự nhiên, dân cư và xã hội.
 + Kinh tế.
2. Kỹ năng:
 - Nhận xét bảng số liệu.
 - Nhận xét biểu đồ.
 - Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ.
 - Chọn dạng biểu đồ.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV và theo cấu trúc đề kiểm tra.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại và hệ thống hoá các kiến thức đã học.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi câu hỏi đại diện HS sẽ trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi:
 * Trả lời câu hỏi:
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi:
 * Trả lời câu hỏi:
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm liên quan đến bài thi.
 - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập đã ra.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Yêu cầu HS làm dàn ý, đề cương vào vở
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Ngày soạn: . /. /. 
TIẾT 28: KIỂM TRA GIỮA KỲ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Chủ đề Liên Bang Nga.
 - Nhật Bản.
 - Chủ đề Trung Quốc.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Bút, thước kẻ, giấy nháp.
2. Học liệu: Đề kiểm tra, Atlat.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
CĐ: Liên Bang Nga
Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của LBN. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, tình hình phát triển kinh tế của LBN.
Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của LBN.
Chứng minh và giải thích được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội LBN.
Đánh giá hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ LBN, liên hệ với Việt Nam.
25% tổng số điểm = 2,5 điểm
Số câu = 03 TN
Số điểm = 0,75
Số câu = 03 TN
Số điểm = 0,75
Số câu = 02 TN
Số điểm = 0,5
Số câu = 02 TN
Số điểm = 0,5
Nhật Bản
Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, quá trình phát triển và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
Chứng minh và giải thích được những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt.
Đánh giá hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Nhật Bản, liên hệ với Việt Nam.
40% tổng số điểm = 4,0 điểm
Số câu = 04 TN
Số điểm = 1,0
Số câu = 02 TN + 01 TL
Số điểm = 2,0
Số câu = 02 TN
Số điểm = 0,5
Số câu = 02 TN
Số điểm = 0,5
CĐ: Trung Quốc
Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, quá trình phát triển và tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc.
Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.
Chứng minh và giải thích được những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt.
Đánh giá hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Trung Quốc, liên hệ với Việt Nam.
35% tổng số điểm = 3,5 điểm
Số câu: 02 TN + 01 TL
Số điểm: 2,0
Số câu: 02 TN
Số điểm: 0,5
Số câu: 02 TN
Số điểm: 0,5
Số câu: 02 TN
Số điểm: 0,5
Tổng số điểm: 10 điểm
Số câu: 09 TN + 01 TL
3,75 điểm (37,5% tổng số điểm)
Số câu: 07 TN + 01 TL
3,25 điểm (32,5% tổng số điểm)
Số câu: 06 TN 
1,5 điểm (15% tổng số điểm)
Số câu: 06 TN 
1,5 điểm (15% tổng số điểm)
B. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ SỐ 01
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Lãnh thổ Liên bang Nga chủ yếu nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?
A. Cận cực.	B. Ôn đới.	
C. Cận nhiệt.	D. Ôn đới lục địa.
Câu 2: Ranh giới phân chia lãnh thổ nước Nga thành hai phần phía Đông và phía Tây là sông
A. Vôn - ga.	B. Lê - na.	
C. Ô - bi.	D. Ê - nit - xây.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.	
B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.
C. Giáp nhiều biể và nhiều nước châu Âu.	
D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Câu 4: Biện pháp quan trọng nhất giúp Liên bang Nga vượt qua khủng khoảng, dần ổn định và đi lên sau năm 2000 là
A. nâng cao đời sống cho nhân dân.	
B. phát triển các ngành công nghệ cao.
C. xây dựng nền kinh tế thị trường.	
D. cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.	
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
C. Có trữ năng thủy điện lớn.	
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
Câu 6: Vùng Trung ương có đặc điểm nổi bật là
A. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
C. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế.
D. Phát triển kinh tế để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, biến động về kinh tế của Liên bang Nga đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. tình hình chính trị bất ổn định.	
B. sự khó khăn về mặt khoa học.
C. tình trạng dân Nga ra nước ngoài.	
D. bị các nước phương Tây cô lập.
Câu 8: Ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì
A. nằm trong vành đai ôn đới.	
B. nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt.
C. là đồng bằng màu mỡ.	
D. là cao nguyên rộng lớn.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.	
B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.	
D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 10: Cho bảng số liệu:
Năm
1991
1995
2000
2005
2010
2015
Số dân
148,3
147,8
145,6
143,0
143,2
144,3
Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân của LB Nga giai đoạn 1991 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.	B. Cột.	
C. Đường.	D. Miền.
Câu 11: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước.
B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ.
D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện.
Câu 12: Phát biểu không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là
A. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.	
B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa.	
D. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần.
Câu 13: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?
A. Than đá và đồng.	B. Than và sắt.	
C. Dầu mỏ và khí đốt.	D. Than đá và dầu khí.
Câu 14: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Du lịch và thương mại.	B. Thương mại và tài chính.
C. Bảo hiểm và tài chính.	D. Đầu tư ra nước ngoài.
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
A. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ.	B. Tỉ trọng rất nhỏ trong GDP.
C. Lao động chiếm tỉ trọng thấp.	D. Điều kiện sản xuất khó khăn.
Câu 16: Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm dần do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nhu cầu trong nước giảm.	B. Diện tích đất nông nghiệp ít.
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng.	D. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
Câu 17: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm
A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.	
B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao.
C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước.	
D. tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Câu 18: Điều kiện thuận lợi chủ yếu để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là
A. có nhiều ngư trường rộng lớn.	
B. có truyền thống đánh bắt lâu đời.
C. ngư dân có nhiều kinh nghiệm.	
D. công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 19: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA C

File đính kèm:

  • docxgian_an_dia_li_11_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx