Gián án Địa lí 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp

 - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT - XH tới phát triển và phân bố công nghiệp.

2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

 

docx 75 trang linhnguyen 10/10/2022 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Địa lí 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Địa lí 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Gián án Địa lí 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
 
D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. 
Câu 16. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? 
A. Ít gây ô nhiễm môi trường. 	
B. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. 
C. Không chiếm diện tích rộng. 	
D. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. 
Câu 17. Hai ngành công nghiệp chính sử dụng các sản phẩm của cây công nghiệp là
A. hóa chất và thực phẩm. 	
B. sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm. 
C. dệt may và thực phẩm. 	
D. sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. 
Câu 18. Nguồn năng lượng nào dưới đây được coi là năng lượng sạch có thể tái tạo được?
A. Than đá. 	B. Dầu mỏ. 	
C. Khí đốt. 	D. Địa nhiệt. 
Câu 19. Đặc điểm nào sau đây thuộc về khu công nghiệp tập trung?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư. 	
B. Các xí nghệp, không có mối liên kết nhau. 
C. Có ranh giới rõ ràng, được đặt nơi có vị trí thuận lợi. 
D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn. 
Câu 20. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố đâu?
A. Thị trường lao động rẻ. 	B. Giao thông thuận lợi. 
C. Nguồn nguyên liệu phong phú. 	D. Những thành phố lớn. 
Câu 21. Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp?
A. Gắn với đô thị vừa và lớn. 	
B. Khu vực có ranh giới rõ ràng. 
C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn. 	
D. Đồng nhất với một điểm dân cư. 
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư. 
B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. 
C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản. 
D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. 
Câu 23. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là
A. điểm công nghiệp. 	B. khu công nghiệp tập trung. 
C. trung tâm công nghiệp. 	D. vùng công nghiệp. 
Câu 24. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng 
A. Bắc trung Bộ. 	B. Đồng bằng sông Hồng. 
C. Đông Nam Bộ. 	D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 25. Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các nước đang phát triển là
A. sản xuất phục vụ xuất khẩu. 	
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. 	
D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp. 
Câu 26. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp. 	B. Khu công nghiệp. 
C. Vùng công nghiệp. 	D. Trung tâm công nghiệp. 
Câu 27. Cho biểu đồ về một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2015:
 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện. 
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện.
C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. 
D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. 
Câu 28. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?
A. Điểm công nghiệp. 	B. Vùng công nghiệp. 	
D. Trung tâm công nghiệp. 	C. Khu công nghiệp. 
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác than.
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ.
C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ 01
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
A
B
C
C
B
C
A
A
D
B
C
A
D
B
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
A
D
C
D
B
A
D
B
C
B
D
D
D
A
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí.
 * Vai trò:
 - Cung cấp hầu hết nhiên liệu cho các động cơ đốt trong.
 - Cung cấp nguyên liệu cho CN hoá chất (SX nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.
 * Trữ lượng: 400 - 500 tỉ tấn.
 * Sản lượng và phân bố:
 - Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm.
 - Phân bố: Khai thác nhiều ở các nước đang phát triển, thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, ĐNA..
1,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
2
Trình bày đặc điểm khu công nghiệp tập trung. Lấy ví dụ
 - Quy mô, vị trí: Vài trăm ha, có ranh giới rõ ràng (không có dân cư sinh sống bên trong), có vị trí thuận lợi.
 - Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ: Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác SX cao.
 - Đặc trưng về sản xuất: SX các SP vừa để tiêu dùng trong nước và XK; Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ SX CN.
 - Ví dụ: Thụy Vân (Việt Trì), Tân Bình, Nội Bài
1,5
0,25
0,25
0,5
0,5
ĐỀ SỐ 02
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
B
D
A
A
D
D
D
B
D
A
B
D
D
C
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
D
B
D
D
C
D
D
D
B
C
B
D
A
B
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác than.
 * Vai trò:
 - Cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim.
 - Là nguyên liệu cho CN hoá chất, dược phẩm.
 * Trữ lượng: 13.000 tỉ tấn.
 * Sản lượng và phân bố:
 - Sản lượng: 5 tỉ tấn/năm.
 - Phân bố: Chủ yếu ở bán cầu Bắc. Các nước khai thác nhiều: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Đức...
1,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
2
Trình bày đặc điểm trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ
 - Quy mô, vị trí: Gắn với các đô thị vừa và lớn, có VTĐL thuận lợi.
 - Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ: Bao gồm khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về SX, kĩ thuật, công nghệ. - Đặc trưng về sản xuất: Có các xí nghiệp nòng cốt (hướng chuyên môn hóa của trung tâm thường do các xí nghiệp nòng cốt quyết định); Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
 - Ví dụ: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng
1,5
0,25
0,25
0,5
0,5
3.4. Nhận xét, đánh giá: 
 - GV: Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra.
 - Rút kinh nghiệm
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Chuẩn bị bài mới: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
Ngày soạn: . /. /. 
TIẾT 43. BÀI 35. VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Hiểu và trình bày được cơ cấu của các ngành dịch vụ và vai trò to lớn của chúng trong nền kinh tế hiện đại.
 - Thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ, đặc biệt nhân tố kinh tế - xã hội.
 - Trình bày được những đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về ngành dịch vụ đã được học ở bậc THCS.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về nghề thuộc nhóm ngành dịch vụ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là nghề gì? Những nghề này thuộc nhóm ngành nào?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ
a) Mục đích: HS biết khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ
1. Cơ cấu:
 Dịch vụ có cơ cấu ngành phức tạp, thường được chia làm 3 nhóm:
 - Dịch vụ kinh doanh.
 - Dịch vụ tiêu dùng.
 - Dịch vụ công cộng.
2. Vai trò:
 - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm
 - Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá, lịch sử và các thành tựu của khoa học.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Trình bày những hiểu biết của mình về ngành dịch vụ?
 + Câu hỏi 2: Giải thích tại sao dịch vụ lại là ngành đang được đẩy mạnh ở tất cả các nước?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
a) Mục đích: HS hiểu và biết các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
(Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, SGK).
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 1.
 + Nhóm 2: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 2.
 + Nhóm 3: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 3.
 + Nhóm 4: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 4.
 + Nhóm 5: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 5.
 + Nhóm 6: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 6.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới
a) Mục đích: HS trình bày được tình hình phát triển dịch vụ trên thế giới và liên hệ đến sự phát triển ngành ở Việt Nam.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới
 - Ở các nước phát triển,ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
 - Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn"có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Nhận xét sự phân hoá về tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới qua hình 35.1?
 + Câu hỏi 2: Xác định trên bản đồ các nước trên thế giới các thành phố cực lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động đồn thể. 	 B. Hành chính công. 
C. Hoạt động buôn, bán lẻ. 	 D. Thông tin liên lạc.
Câu 2. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ?
A. Ngành thông tin liên lạc. 	B. Ngành bảo hiểm. 
C. Ngành du lịch. 	D. Ngành xây dựng. 
Câu 3. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là. 
A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. 	
B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. 
C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. 	
D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 
Câu 4. Khu vực nào có cơ cấu ngành hết sức phức tạp? 
A. Công nghiệp. 	B. Nông nghiệp. 	
C. Dịch vụ. 	D. Xây dựng. 
Câu 5. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam là 
A. Đà Nẵng. 	B. Nha Trang. 	
C. Hải Phòng. 	D. TP Hồ Chí Minh. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự tập trung lao động trong khu vực dịch vụ của nước ta.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn ít?
 * Trả lời câu hỏi: 
 - Trình độ phát triển của ngành dịch vụ chưa thật cao, chưa tạo ra nhiều việc làm.
 - Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này còn yếu.
 - Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. 
 - Chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: Chủ đề. Địa lí ngành giao thông vận tải.
Ngày soạn: . /. /. 
TIẾT 44 + 45 + 46 + 47. CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
 (Thời lượng: 4 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.
 - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phân bố và phát triển của ngành cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
 - Nắm được các ưu điểm, hạn chế, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành vận tải đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông - hồ, đường biển và đường hàng không.
 - Hiểu được vị trí chiến lược của hai kênh đào Xuy - ê và Panama.
 - Thấy được những lợi ích về kinh tế của hai kênh đào.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận diện được ngành GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các loại hình GTVT, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ nào?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
a) Mục đích: HS trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành GTVT.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Vai trò và đặc điểm của ngành GTVT
1. Vai trò:
 - Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
 - Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
 - Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, "củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước.
 - Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi.
 - Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
2. Đặc điểm:
 - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
 - Chỉ tiêu đánh giá: 
 + Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá).
 + Khối lượng luân chuyển (người.km; tấn.km).
 + Cự li vận chuyển trung bình (km).
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Ngành giao thông vận tải có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
 + Câu hỏi 2: Chứng minh giao thông vận tải là ngành sản xuất độc đáo?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT
a) Mục đích: HS trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và sự phân bố của ngành GTVT.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT
1. Điều kiện tự nhiên:
 - Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
 - Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
 - ĐKTN (khí hậu và thời tiết) ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
 - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
 - Phân bố dân cư đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1 + 3: Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
 + Nhóm 2 + 4: Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện KT - XH tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bư

File đính kèm:

  • docxgian_an_dia_li_10_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx