Đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn Lớp 9
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.
“Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.
Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”
Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.
( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giất thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn Lớp 9
thế nào về ý nghĩa của việc “viết lên cát” và “khắc lên đá” trong đoạn trích? (1,0 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu 1 (2,0 điểm) Thực hiện các yêu cầu sau: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: tự sự Trong đoạn trích trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở câu văn: Câu 1: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người” Câu 2: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.( "viết lên cát": Cát, vốn là một thứ nhỏ bé, mong manh, và dễ dàng xóa nhòa cũng nghĩa là nó thể hiện một thái độ bao dung, không chấp nhặt, và một tâm hồn cao thượng. Viết thù hận và nỗi buồn lên cát, để cát sẽ dễ dàng xóa nhòa, để sự hận thù sẽ không còn mãi, để khi quay trở lại, ta sẽ cùng nhau sửa chữa những sai lầm. “khắc lên đá” đó là cách tôn trọng và luôn lưu giữ, trước sau như một và một thái độ sống luôn xem trọng người khác một cách đáng quý. Đá là một thứ cứng, khó bị phá vỡ do thời tiết, khó bị bay, thổi mất như cát, nên việc khắc ghi lên đá, cũng là cách ta luôn giữ sự tử tế của người khác trong trái tim mình. Điều đó, không chỉ khiến trái tim ta ấm áp, và tốt đẹp hơn, còn khiến mối quan hệ giữa người với người đều tốt đẹp lên. Câu 2 (3,0 điểm) Dàn ý I. Mở bài: giới thiệu lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống Là một trong những đạo lí tốt đẹp của dân tộc chúng ta đó là lòng khoang dung. Bàn luận vấn đề: 1. Giải thích thế nào là lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống: Bao dung và vị tha là rộng lòng tha thứ cho người phạm lỗi lầm Không chỉ thế bao dung còn cảm thông với khuyết điểm và nhược điểm của người khác 2. Những biểu hiện của lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống: Bao dung là tha thứ cho người khác Biết nhường nhịn và chia sẻ, thậm chí có thể hi sinh Bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hay cho xã hội Bao dung khác với ích kỉ, căm gét,. Ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống: - Bao dung là một cách cư xử cao quý - Là một phẩm chất đạo lí tốt đẹp - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Phê phán những người không có lòng bao dung: Những thái độ ganh gét, đố kị là không tốt Bao dung không có nghĩa là bao che, che giấu tội ác Hãy sống và thực hiện bao dung theo chuẩn mực xã hội. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em vê lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống - Đây là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc - Hãy bao dung chứ không bao che. Văn mẫu tham khảo: Nghị luận về lòng khoan dung Câu 3 (5,0 điểm) ĐỀ SỐ 21 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [...] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường. Câu 3 (0.5 điểm). Nêu hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? Câu 4. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với chủ đề: Tôi là một đóa hoa. ĐỀ SỐ 22 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo./ Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. (Trích Quà tặng cuộc sống , NXB TP.HCM, 2016, tr. 56-57) Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (0,5 điểm): Ghi lại câu văn có chứa thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó. Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu “cuộc sống của các thiên thần” trong câu “Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần” là cuộc sống như thế nào? Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực” không? Vì sao? Câu 4 Kết hợp thông tin ở phần đọc - hiểu với những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Câu 2: Câu văn có chứa thành phần biệt lập: "Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp." => Thành phần phụ chú. Câu 3: Theo em, “cuộc sống của các thiên thần” trong câu “Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần” là cuộc sống Câu 4: Em đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực”. Vì: Nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực cố gắng thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi. Điều kỳ diệu chỉ đến khi bạn biết cách chăm chút cho ước mơ của mình, biến nó thành sức mạnh, thành động lực thực sự khiến bạn không bao giờ gục ngã. Nếu bạn không bắt tay vào làm thì ý tưởng mãi là ý tưởng, ước mơ mãi chỉ vô hình. Câu 4 Hướng dẫn dàn ý: Giải thích: Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. 2. Bàn luận: * Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào? Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ. Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, ý nghĩa, chỉ khi con người nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực khi đó con người đã làm cho cuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp. Ước mơ là động lực giúp con người phát triển và hoàn thiện mình hơn, giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách của bản thân. Ước mơ là phần lãng mạn giúp con người làm việc hiệu quả, yêu cuộc sống hơn, giúp tâm hồn con người trở nên đẹp hơn. Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình. Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. * Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định. Cần phân biệt ước mơ chính đáng với những thứ ảo vọng, hão huyền Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. Liên hệ bản thân em Bản thân em đã có những ước mơ của riêng mình không? Và em đã làm gì để từng bước thực hiện ước mơ đó ? Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! Rút ra bài học: Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. ĐỀ SỐ 23 Câu 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu, Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay! (Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9) a. Xác định phương thức biểu đạt chính. b. Nêu nội dung của đoạn trích. c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. " không? Vì sao? Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành. Đáp án đề thi Câu 1 a. Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận b. Nêu nội dung của đoạn trích: ăn mặc như thế nào là phù hợp c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. "không? Vì sao? Nêu ý kiến: Đồng ý Câu 2. Giới thiệu vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” được nhiều người biết đến vì ý nghĩa xã hội rộng rãi của nó. Bàn luận vấn đề: *Giải thích thế nào là nhịn?. Thế nào là lành?. Nhịn: Là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử. Lành: Là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn. Cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong gia đình và ngoài xã hội. Quá trình vận động của cuộc sống bắt buộc con người phải đấu tranh sinh tồn để phát triển. Muốn phát triển, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, để làm việc có hiệu quả. Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả nhất, là phương châm sống tốt nhất. Đối tượng nhịn và thái độ nhịn: Là các thành viên trong gia đình (vợ chồng, cha con, ông bà, cháu...). Vợ chồng phải cư xử tôn trọng lẫn nhau, biết kiềm chế khi nóng giận để giữ hòa khí. Ở cộng đồng tập thể phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp luôn giữ thái độ hòa nhã, tránh xung khắc đối đầu. *Liên hệ Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trong một tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó. Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biết cách “dĩ hòa vi quý” Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không ai chịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổ vỡ. Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành” còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chín điều nhục”. Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèm với nhau “Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền. Kết thúc vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” là bài học nhắc nhở về phương pháp ứng xử, đấu tranh có hiệu quả không chỉ cho một cá nhân mà cho cả cộng đồng dân tộc. ĐỀ SỐ 24 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cần có với quê hương đất nước. Dàn ý tham khảo I. Mở bài: giới thiệu về thái độ cần có với quê hương đất nước: thể hiện qua tình yêu quê hương đất nước của chúng ta. Ví dụ: Tình yêu quê hương đất nước của nhân dân từ xưa đến nay Thế hệ trước thì tinh thần yêu nước được thể hiện qua việc dám đứng lên cầm sống chiến đấu để mang lại hạnh phúc cho dân tộc, còn bây giờ Thế hệ trẻ chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách lao động và học tập tốt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bên cạnh đó còn giúp những người nghèo khổ, khó khăn để đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Thân bài: nghị luận về tình yêu quê hương đất nước - Giải thích về tình yêu quê hương, đất nước: Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, tình cảm được đúc kết từ những tình cảm chân thành Lòng yêu nước là tấm lòng dành cho đất nước, yêu nước, hi sinh cho đất nước - Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước: Lịch sử: các anh hùng chiến sĩ đã ngã xuống vì quê hương, đất nước Hiện nay, các thanh niên, tuổi trẻ đã góp phần học tập và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn Vai trò của tình yêu quê hương, đất nước: Làm động lực cho con người, nhân dân sống có trách nhiệm hơn Là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm nghệ thuật Trách nhiệm của chúng ta đối với quê hương đất nước: Ra sức học tập Xây dựng và bảo vệ dất nước Góp phần công sức mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về thái độ đối với quê hương đất nước ĐỀ SỐ 25 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.” (Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên. Câu 2. Theo tác giả, tại sao Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người? Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”. Câu 4. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ? Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân. GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên: Phép lặp từ ngữ: trí tuệ Phép lặp cú pháp câu: .... giống như .... Phép nối: Thật vậy,...... Câu 2: Theo tác giả, Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người” vì: có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh: giúp ta hình dung, gia tăng trí tưởng tượng khi so sánh trí tuệ với chiếc chìa khóa diệu kì. Giúp câu văn trở nên cụ thể hơn và người đọc hình dung rõ hơn thế là nào trí tuệ tựa như chiếc chìa khóa có thể khai phá, mở ra một thế giới mới. Câu 4: Nếu không phát triển trí tuệ thì: Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấn đề Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống ........... Câu 5: 1. Giới thiệu chung: những việc cần làm để phát triển trí tuệ bản thân 2. Giải thích - Trí tuệ: là kết quả của hoạt động trí thức, dựa trên lý trí, dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại. 3. Bàn luận - Vai trò của trí tuệ với cuộc sống: + Trí tuệ giúp ta giải quyết mọi vấn đề đơn giản, hiệu quả. + Trí tuệ sáng tạo ra những công cụ phục vụ cuộc sống con người, + - Cách thức để phát triển trí tuệ bản thân: + Đọc sách, bồi đắp tri thức của mình. + Thực hành dựa trên cơ sở lý thuyết đã học. + Rèn luyện não bộ bằng cách đưa bản thân vào những thử thách mới mẻ, để não bộ trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn. + Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, + Nghỉ ngơi và giải trí hợp lý - Phê phán những người lười biếng, không chịu suy nghĩ, động não, chỉ thích đi theo lối mòn,... - Liên hệ bản thân. Gợi ý thêm: Những nội dung có thể triển khai: - Phát triển trí tuệ là một quá trình nhắm đến việc làm phát triển khả năng hoạt động có hiệu quả của trí óc. Trong tự nhiên, khả năng này khác nhau ở mỗi chúng ta, và khoahọc ngày nay gọi đây là “chỉ số thông minh” (intelligence quotient, hay thường được viết tắt là IQ) của mỗi người. Để phát triển trí tuệ trong suốt cuộc đời, chúng ta cần phải có những sự thực hành và rèn luyện nhất định. Có hai yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển trí tuệ của chúng ta. Thứ nhất là sự rèn luyện năng lực hoạt động trí tuệ, và thứ hai là môi trường thích hợp cho sự hoạt động và phát triển trí tuệ. + Các trò chơi có tính chất trí tuệ như đánh cờ hoặc giải đáp các câu đố, ô chữ... + Những trò chơi buộc trí óc chúng ta phải hoạt động một cách tích cực, và hiệu quả nâng cao khả năng tư duy có thể được nhận thấy nếu chúng ta thực hành một cách thường xuyên. + Rèn luyện khả năng tập trung tâm trí cao độ để có khả năng nuôi dưỡng và làm gia tăng khả năng tư duy của chúng ta, hay nói khác hơn chính là phát triển trí tuệ, làm tăng thêm cái gọi là “chỉ số thông minh”. Trí tuệ là vốn quý vô giá của con người. Chính nhờ trí tuệ – chứ không phải sức mạnh – mà chúng ta vượt hơn muôn loài. Vì thế, quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện, phát triển trí tuệ là phương cách hiệu quả nhất để nâng cao giá trị của mỗi con người chúng ta. Hơn thế nữa, chính nhờ phát triển trí tuệ mà chúng ta mới có điều kiện để thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình. ĐỀ SỐ 26 Câu 1. (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi. Câu 2 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo hình thức tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm tử tế. ĐÁP ÁN Câu 1. I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống Ví dụ: Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết. II. Thân bài: 1. Giải thích - "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. - Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự
File đính kèm:
- doc_hieu_ngoai_chuong_trinh_ngu_van_lop_9.docx