Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 5đến 7 câu)

 

doc 153 trang linhnguyen 19/10/2022 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
 dệt biển muôn luồng sáng.
                                                          Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 139, 40) 
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Câu 2. (1.5 điểm) Xác định biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu thơ sau và nếu giá trị biểu đạt của phép tu từ đó:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
Câu 3. (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
-Hết-
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Hải Phòng
Phần I. (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - tác giả nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan
Câu 2. (1.0 điểm)
Nghệ thuật được sử dụng: so sánh
Tác giả cũng chỉ rõ và so sánh một số đặc tính của người nước Nhật với người nước ta. Người dân nước Nhật cũng rất nổi tiếng bởi tính cần cù, chịu khó, nhưng lại thận trọng trong khâu chuẩn bị, không hấp tấp làm gì họ cũng tính toán chi li từ đầu.
Câu 3. (2.0 điểm) Suy nghĩ của bản thân về điểm mạnh và điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Phần II. (4 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, khi nhìn những chiếc thuyền lần lượt ra khơi, với cảm xúc về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống nên ông đã sáng tác ra bài thơ này.
Câu 2. (1.5 điểm)
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
So sánh cá thu biển đông như đoàn thoi => nhà thơ còn gợi lên bức tranh biển cả như một tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa. So sánh đàn cá như đoàn thoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc, nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa.
Câu 3. (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
1. Mở bài :
Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩ, trích dẫn đoạn thơ.
2. Thân bài: Cảm nhận cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người trong bốn câu thơ
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.
– Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
b. Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
Kết bài: Cảm nhận chung của em với 4 câu thơ và khẳng định tài hoa của tác giả Huy Cận.
CHUYÊN LAI CHÂU 2019-2020
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu!...
Cũng may mà bằng máy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quả. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người...
(Ngữ văn 9, tập 1) 
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính và năm sáng tác của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm): Người con trai trong đoạn văn làm công việc gì? Tại sao bác lái xe lại gọi anh là người cô độc nhất thế gian?
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao anh thanh niên lại cho rằng mình không xứng đáng khi được ông họa sĩ vẽ?
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về lòng khiêm tốn.
Câu 2 (4,0 điểm):
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
---Hết---
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT chuyên Lê Quý Đôn 2019 Lai Châu
Phần I: Đọc - hiểu
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. Năm sáng tác: 1970
Câu 3: Người con trai làm công tác khí tượng thủy văn kiệm vật lý địa cầu. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì chỉ có mình anh làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Vì anh cho rằng có những người còn xứng đáng hơn anh. Qua đó thể hiện lòng khiêm tốn của anh thanh niên
Phần II: Làm văn
Câu 1:
Dàn ý:
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khiêm tốn. Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...).
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm:
- Khiêm tốn là gì? Một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.
- Người có lòng khiêm tốn là người như thế nào? Người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn.
2. Biểu hiện của đức tính khiêm tốn:
- Nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh.
- Biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân.
- Biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn.
- Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình.
- Dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác.
...
3. Vai trò của lòng khiêm tốn:
- Người khiêm tốn nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh.
- Giúp cá nhân nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ.
- Là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc.
- Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác.
- Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp.
...
4. Lời khuyên:
- Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn.
- Nên có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn.
- Nên học cách lắng nghe người khác dù mình đã biết về vấn đề đó, điều này có lẽ sẽ giúp bạn hiểu biết thêm.
...
III. Kết bài
- Khái quát lại nhận định của bản thân về lòng khiêm tốn.
- Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân
Câu 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Thân bài
1. Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên
a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
    + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
    + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
    + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình
b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
    + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)
    + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
    + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
    + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
- Hành động, việc làm đẹp
    + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
    + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
    + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
    + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
- Anh thanh niên đại diện cho người lao động
    + Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
    + Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.
DT NỘI TRÚ HOÀ BÌNH 2019-2020
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa. Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ; dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người. Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”.
Khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng nguyên, trở thành vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam,
(Nguồn: Internet) 
a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
b. Tìm thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở.
c. Theo em, vì sao Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên?
d. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền? (trả lời trong khoảng 3-5 dòng)
Câu 2: (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 - 200 chữ) về chủ đề: Tự học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công.
Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao 
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước.
Ta là con chim hót 
Ta làm ruột cành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005).
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 các trường phổ thông DTNT Hòa Bình
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa. Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ; dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người. Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”.
Khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng nguyên, trở thành vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam,
(Nguồn: Internet) 
a. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên: tự sự
b.Thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Ngay từ thời thơ ấu
c. Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên bởi vì có tấm lòng ham học hỏi và ông còn có năng khiếu về học tập.
d. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền:
Gợi ý:
- Dù hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn tới đâu thì ta cũng cần phải hướng tới phía trước
- Cần phải có tinh thần tự học, cầu tiến
Câu 2:
Giới thiệu vấn đề: Tự học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công.
Bàn luận vấn đề
1. Thế nào là tự học?
Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp
2. Chứng minh tự học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công.
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã tự học từ sớm, tiếp xúc vỡi chữ nghĩa và đã thi đậu trạng nguyên
- Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà tự học và đã đỗ trạng nguyên
- Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
- Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta và nó là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công.
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học
- Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
- Phê phán những con người lười học
- Phê phán những người học tủ, học vẹt
4. Đánh giá việc tự học
- Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
- Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
- Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
- Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác
Kết thúc vấn đề
- Tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn để dẫn đến những thành công trong tương lai
- Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
- Cần tạo cho mình một thói quen tự học
Câu 3: 
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải
- Trích dẫn 3 đoạn thơ: là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
II. Thân bài: Cảm nhận về 3 đoạn thơ
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
+ Với nghệ thuật hoán dụ "Đất nước bốn ngàn năm" : biểu hiện bề dày truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, một dân tộc cần cù, chịu khó, không chấp nhận dưới sự bóc lột của đế quốc xâm lăng, sẵn sàng anh dũng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
+ Phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc – “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hót
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
- Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. 
- Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. 
- Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.
- Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.
- Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. -> Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
- Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm: làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
- Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
- Điệp từ: "Dù là" như nhấn mạnh ước nguyện cống hiến cho đời của tác giả là không kể thời gian, tạo âm điệu thơ sâu lắng, ý nghĩa.
→ Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.
II. Kết bài
- 3 đoạn thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.
- Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.
ĐIỆN BIÊN 2018
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ

File đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_tinh_thanh_hoa_nam_hoc_2019_20.doc