Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có hướng dẫn chấm)

Phần I: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

ATM gạo, truyện cổ tích thời 4.0

Giữa đại dịch COVID-19, một số địa phương ở nước ta xuất hiện máy ATM gạo hỗ trợ người nghèo trong xã hội.

Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gạo đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quẫn trí. Nghĩ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy mình vào đường cùng phải sa ngã, anh tự cảm thấy thôi thúc mình phải đưa một bàn tay cho họ nắm. Và anh triển khai máy ATM gạo tức thì. Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Những dòng gạo chảy ra từ các máy ATM không chỉ đem lại cho người có hoàn cảnh khó khăn bữa cơm mà còn khẳng định quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19.

Các máy ATM gạo đang mọc lên nối tiếp nhau ở nhiều nẻo đường đất nước là một hình ảnh đẹp, xúc động, là câu chuyện cổ tích thời 4.0 giữa mùa COVID-19 được viết nên bởi sự sáng tạo và truyền thống tương thân tương ái của người Việt.

( Theo Phạm Quỳnh – Sức khỏe và đời sống 20/04/2020 )

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản ?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong câu văn: "Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn".

Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra cho bản thân từ văn bản trên ?

 

docx 6 trang linhnguyen 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có hướng dẫn chấm)

Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có hướng dẫn chấm)
ĐỀ THI VÀO 10
Phần I: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
ATM gạo, truyện cổ tích thời 4.0
Giữa đại dịch COVID-19, một số địa phương ở nước ta xuất hiện máy ATM gạo hỗ trợ người nghèo trong xã hội.
Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gạo đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quẫn trí. Nghĩ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy mình vào đường cùng phải sa ngã, anh tự cảm thấy thôi thúc mình phải đưa một bàn tay cho họ nắm. Và anh triển khai máy ATM gạo tức thì. Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Những dòng gạo chảy ra từ các máy ATM không chỉ đem lại cho người có hoàn cảnh khó khăn bữa cơm mà còn khẳng định quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19. 
Các máy ATM gạo đang mọc lên nối tiếp nhau ở nhiều nẻo đường đất nước là một hình ảnh đẹp, xúc động, là câu chuyện cổ tích thời 4.0 giữa mùa COVID-19 được viết nên bởi sự sáng tạo và truyền thống tương thân tương ái của người Việt.
( Theo Phạm Quỳnh – Sức khỏe và đời sống 20/04/2020 )
Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản ?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong câu văn: "Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn".
Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra cho bản thân từ văn bản trên ?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Từ tinh thần đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người.
 Câu 2 (5,0 điểm) 
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 	 Một nốt trầm xao xuyến.
 	 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc. 
 (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 56 )
 ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc - hiểu ( 3.0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 
0,5 đ
2
Nội dung chính: Bàn về tinh thần tương thân tương ái: vẻ đẹp của những hành động sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mùa dịch Covid.
0,5 đ
3
-Biện pháp nghệ thuật: Học sinh có thể chỉ một biện pháp tu từ liệt kê :
+ tổ chức, cá nhân 
+ chung sức, đồng lòng 
+ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. 
- Tác dụng :( 0,75 điểm )
+ Làm cho sự diễn đạt thêm đầy đủ, rõ nét hơn; lập luận thêm chặt chẽ, sắc sảo, thuyết phục người đọc, người nghe. 
+ Diễn đạt đầy đủ cụ thể, nhấn mạnh, khắc sâu sự đồng lòng, đồng sức của mọi người trong hoạt động giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ 
+ Thái độ của tác giả : trân trọng, ngợi ca, những người tích cực giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn và mong muốn hoạt động ý nghĩa này sẽ được nhân rộng và phát huy hơn nữa.
0,25 đ
0,25 đ
 0,25 đ
0,25 đ
4
-Bài học : 
. Nhận thức được hành động giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn là một việc làm vô cùng tất đẹp đáng được trân trọng.
.Biết ủng hộ, yêu quý những người biết giúp đỡ người khác.
. Có những hành động cụ thể để giúp đỡ người khác 
-Phê phán những người sống vô cảm ,ích kỉ, trục lợi
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
1
a. Hình thức – kĩ năng
- Đúng hình thức đoạn văn nghị luận, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
0,25
b. Nội dung:
* Nêu vấn đề nghị luận: tình yêu thương con người.
* Bàn luận vấn đề: 
- Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng, cao quý, thường trực trong mỗi chúng ta, là đạo lý sống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay
-Biểu hiện 
+Trong gia đình là sự bao bọc, chở che nuôi nấng của ông bà, cha mẹ với con cháu, sự đoàn kết nhường nhịn của anh chị em, sự hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ. 
+ Ở nhà trường là tình thân ái, chan hòa, đoàn kết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ nỗi đau cùng bạn (có người cõng bạn đến trường, quỹ mái ấm tình thương, cặp lá yêu thương, đồng hành cùng bạn,)
+Ngoài xã hội: Là sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia với những người xung quanh kém may mắn hơn mình; sự đồng cảm, thấu hiểu trước những hoàn cảnh đáng thương, khổ sở, sự an ủi, động viên khi thấy người khác gặp chuyện buồn. (Những mạnh thường quân giúp đỡ trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam, người khuyết tật, người bệnh hiểm nghèo... với tấm lòng lá lành đùm lá rách...)
-Vai trò, ý nghĩa: 
+ Tình yêu thương sưởi ấm trái tim mỗi người, xoa dịu những nỗi đau buồn, vơi bớt đi những khổ đau, bất hạnh, đem lại nguồn vui, niềm hạnh phúc; giúp con người vững tin trong cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tình yêu thương còn có sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”.
+ Yêu thương người khác sẽ làm cho bản thân mỗi người đều cảm thấy thanh thản, hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa. Những người biết yêu thương người khác sẽ được mọi người yêu quý và trân trọng.
+ Tình yêu thương giúp con người gần nhau hơn, xóa nhòa những khoảng cách, xây dựng thế giới đoàn kết vững mạnh, xã hội trở nên văn minh và nhân ái hơn.
-Phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô cảm, ích kỷ, vụ lợi, không biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác
* Bài học nhận thức hành động 
+ Nhận thức được ý nghĩa to lớn của tình yêu thương con người
+ Biết sống yêu thương làm cho cuộc đời đẹp hơn, ý nghĩa hơn, biết quan tâm chia sẻ với mọi người.
+ Lên án, phê án những kẻ vô cảm, ích kỷ, vụ lợi
+ Bản thân em sẽ hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thầy cô, chan hòa với bạn bè, giúp đỡ người nghèo, các bạn nhỏ vùng caotuyên truyền để mọi người tham gia vào các hoạt động từ thiện 
 để cuộc sống thật giàu ý nghĩa
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Phần II
 Yêu cầu cần đạt 
Thang điểm 
Câu 2
* Yêu cầu hình thức:
- Biết viết bài văn nghị luận về đoạn thơ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
- Làm nổi bật được niềm khát khao dâng hiến cho đời của nhà thơ thể hiện qua hai khổ 
- Bố cục ba phần, tách đoạn hợp lí, lời văn trôi chảy, có sức thuyết phục, mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, không mắc lỗi chính tả.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
* Yêu cầu nội dung:
HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được một số ý sau:
1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nhận về niềm khát khao dâng hiến cho đời của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ.
4,5 điểm
0,5 điểm
2. Thân bài: 
a. Khái quát : Hoàn cảnh ra đời : “Mùa xuân nho nhỏ" là thi phẩm được sáng tác vào 11- 1980 trong những ngày thi nhân đang nằm trên giường bệnh, chỉ ít ngày nữa là vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng.
- Mạch cảm xúc : từ bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế đẹp và thơ mộng , tác giả bộc lộ niềm khát khao dâng hiến cho đời.
0.25 điểm
b. Cảm nhận :
- Khổ thơ mở đầu: Khát vọng dâng hiến được thể hiện qua ước mong nhỏ bé, bình dị, đơn sơ. 
 2.75 điểm
0.25 điểm
 + Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những dòng thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc một giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. 
0.25 điểm
+ Điệp từ, lặp cấu trúc : giúp tác giả bày tỏ ước nguyện hóa thân, hiến dâng cho quê hương, đất nước..
0.25 điểm
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyệnchân thành, thiết tha. 
0.25 điểm
+ Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích.
0.25 điểm
+ Hệ thống hình ảnh: làm con chim hót, làm nhành hoa, nốt trầm là hình ảnh tự nhiên, giản dị thể hiện ước muốn khiêm nhường mà cao quý. 
=>Khát vọng thiết tha của Thanh Hải là hòa nhập và cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
0.25 điểm
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình. 
0.25 điểm
+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.
0.25 điểm
+ Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ,ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.
0.25 điểm
- Từ khát vọng sống cao quý, tác giả nâng lên thành lí tưởng sống cao cả, thành lẽ sống có ích, biết dâng hiến cho cuộc đời. ( khổ thơ tiếp )
0.25 điểm
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
0.25 điểm
- Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
0.25 điểm
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
0.25 điểm
-> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
“Nếu là con chimchiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
=> Như trên đã nói, bài thơ được viết vào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ”mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.
0.25 điểm
c. Đánh giá : 
- Thể thơ năm chữ mang âm hưởng dân ca.
- Giọng thơ nhẹ nhàng sâu lắng.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Đoạn thơ thể hiện khát vọng sống cao đẹp của Thanh Hải)
- Liên hệ về trách nhiệm của mỗi người trong việc cống hiến cho quê hương đất nước.
0.25 điểm
3. Kết bài: - Nêu ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về khổ thơ, về khát vọng của Thanh Hải
- Bài học cuộc sống: sống đẹp là sống cống hiến hết mình cho quê hương đất nước,
0.5 điểm
* Sáng tạo: bài viết có sự liên hệ, so sánh đối chiếu hoặc có kiến giải riêng độc đáo về hình ảnh, từ ngữ, nội dung,....
0.25 điểm
* Lưu ý: Giáo viên tuỳ thuộc vào bài làm thực tế của học sinh để thưởng điểm hoặc trừ điểm cho phù hợp. Khuyến khích những bài làm có cách cảm thụ tinh tế riêng, giàu cảm xúc, có cách viết sáng tạo.

File đính kèm:

  • docxde_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_huong_dan_cham.docx