Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích:

Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (.)

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ!

(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của nói chúng ta

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao?

 

docx 3 trang linhnguyen 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HÓA
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC |
Ngày thi: 04/6/2021
Để có 01 trang, gồm 02 phần 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 diêm) 
Đọc đoạn trích:
Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...)
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ!
(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì? 
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của nói chúng ta 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. 
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiển
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh làng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiểu chốn này.
 (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai,
 NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr. 58-59)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
 THANH HÓA KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LOP 10 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2021 -2022
 Môn thi: NGỮ VĂN (Văn chung) 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 diêm) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận- 0.5 đ
Câu 2. Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì? 
Theo đoạn trích, Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình – 0.5 đ
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của nói chúng ta 
- Khẳng định sức mạnh lớn lao của tình yêu thượng đối với cuộc đời của mỗi con người, nhắn nhủ mọi người cần biết trân trọng, đề cao tình yêu thương trong cuộc sống- 0.75 đ
- Giúp câu vân sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.- 0.25 đ 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao? 
Bảy tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình khủng đồng tình đóng tình một phần.. 0.25 đ
- Lí giải hợp lý, thuyết phục- 0.75 đ
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống 
a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0.25 đ
Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.0.25 đ
c. Triển khai vẫn để nghị luận một đoạn văn theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ sức mạnh tình yêu thương trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau 1.0 đ
 - Tình yêu thương tạo nên sức mạnh để con người đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống 
- Tình yêu thương giúp con người biết thấu hiểu, sẻ chia, vị tha, bao dung: làm cho cuộc sống có ý nghĩa. 
- Tình yêu thương gắn kết con người, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn.
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhưng cần hợp lí, thuyết phục, 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 đ
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu,
e. Sáng tạo0.25 đ
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 
Câu 2(5.0 điểm): Cảm nhận đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0.25 đ
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề, 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 đ
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; biết vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cu thể: 
2.1 Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.5 đ
- Viễn Phương là một trong những cây bút cỏ mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ ông chân thành, sâu lãng, giàu chất trữ tình. 
- Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976, in trong tập Nếu mây mùa xuân, Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ vả mọi người khi vào lăng viếng Bác, 
- Đoạn trích là niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và nỗi lưu luyến khi phải chia xa lăng Bác. 
2.2. Cảm nhận đoạn trích 2.5 đ
*Về nội dung:
- Niềm xúc động nghẹn ngào khi vào lăng viếng Bác: 
+Xúc động khi chứng kiến hình ảnh Người đang trong giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. 
+ Đau xót quặn thắt nhói ở trong tim trước sự thực Người đã ra đi.
- Niềm lưu luyến và ước nguyện khi phải chia xa lăng Bác: 
+ Lưu luyện, thương trào nước mắt, không muốn chia xa. 
+ Ước nguyện chân thành, cao đẹp muốn hóa thân vào cảnh vật, sự vật (con chim, đóa hoa, cây tre) để được mãi ở bên Người, 
• Về nghệ thuật: Thể thơ tám chữ gieo vần linh hoạt; giọng thơ vừa thiết tha, sâu lắng, vừa đau xót xen lẫn niềm tự hào; hình ảnh thơ quen thuộc gần gũi, có tính khái quát và ý nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm súc,
2.3 Đánh giá nâng cao: 1.0 đ
- Đoạn trích thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, lòng tự hào xen lẫn đau xót khi vào lăng viếng Bác; tình cảm lưu luyến bịn rịn khi chia xa và ước nguyện được mãi ở bên Bác của nhà thơ. Đó không chỉ là nỗi lòng riêng của Viễn Phương mà còn là tiếng lòng chung của những người dân Việt Nam đối với Bác.
 - Đoạn trích góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho bài thơ và dấu ấn riêng của nhà thơ trong đề tài Bác Hồ. 
d. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu 0.5 đ
Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 
e. Sáng tạo 0.5 đ
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2.docx