Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình,

NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)

a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

b. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

 

doc 101 trang linhnguyen 17/10/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang (Có đáp án)
 chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồsát cạnh vai nhau "kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập. 
III. Kết bài.
Quả thật, đoạn thơ đã thể hiện một một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình. 
Bài thơ "Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT NĂM 2018 TỈNH HẢI DƯƠNG
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2.0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.
3. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (3.0 điểm)
Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhiều đóng góp cho cuộc đời nhưng lại rất khiêm nhường. Từ vẻ đẹp này của nhân vật, hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).
---HẾT----
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2018
Câu 1:
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu.
2. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
3. 
- Sự khắc nghiệt của thời tiết "sương muối" - cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt.
=> là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. 
- “Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng.  Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.
Một số ý về đức tính khiêm nhường.
- Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. 
- Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được.
- Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
Đức tính khiêm nhường của anh thanh niên thể hiện ở: 
- Anh khiêm nhường nhận định công việc của mình cũng chỉ là bình thường và trân trọng những đóng góp, những hi sinh của bạn bè, đồng đội.
- Dẫn chứng: Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra để trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc.
Câu 3: Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).
Dàn ý tham khảo:
I) Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
II) Thân bài :
_Luận điểm 1: tình yêu làng 
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: 
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em 
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào “ rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc. 
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
III) Kết bài:
- Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
- Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
SỞ GD&ĐT LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi....
a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản.
b) “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước?
c) Tác giả dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi" có tác dụng gì?
Câu 2: (1,0 điểm)
Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.
Câu 3: (2,0 điểm).
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi là con gái Hà Nội(1). Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá (2). Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn (3).Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" (4).
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
a) Tìm lời dẫn trực tiếp
b) Xác định khởi ngữ.
c) Các câu trong ngữ liệu trên sử dụng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ liên kết.
PHẦN II: LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
-----HẾT-----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN VÀO LỚP 10 TỈNH LONG AN NĂM 2018
Phần I. Đọc Hiểu
Câu 1:
a) Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.
Ý nghĩa của văn bản: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại nhưng kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối vs bà cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.
b) Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới gợi nhớ về thời điểm năm 1945, năm mà đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
c) Tác dụng của việc dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi": 
- Về mặt ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ
- Về mặt cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ;
- Về mặt nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.
Câu 2: Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại cách thức.
Nội dung của phương châm hội thoại cách thức: Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
Câu 3:
a) Lời dẫn trực tiếp: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
b) Khởi ngữ: Còn mắt tôi
c) Các câu trong ngữ liệu trên sử dụng các phép liên kết:
- Phép nối: còn
- Phép lặp từ ngữ: tôi
- Phép liên tưởng: bím tóc, cái cổ, mắt tôi
Phần II. Làm văn
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.
- Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có một vốn sống vô cùng phong phú. 
- Lặng lẽ Sa Pa là truyện lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
2. Thân bài
* Hình ảnh xuất hiện anh thanh niên
Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.
* Công việc thực hiện
– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.
– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.
– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.
– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.
Phong cách sống đẹp
– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:
+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.
+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.
– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.
* Anh thanh niên là đại diện cho người lao động
– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về hình tượng anh thanh niên.
- Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn,
Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (5,0 điểm). Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau:
Đề 1 Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tẩm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm,
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 - 94)
Đề 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đoạn trích sau:
Không có tính không phải vì xe không có kính
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng,
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.131)
---HẾT---
ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.
Câu 2: Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn"
Câu 3: Biện pháp tu từ: điệp từ ("nhưng"), lặp cấu trúc câu "bạn có thể không....nhưng...."
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó.
Phần 2. Làm Văn
Câu 1:
a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
b.Thân bài:
*Giải thích:
- Từ “xấu hổ”: Đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.
- Ý nghĩa cả câu: chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
*Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,hoàn hảo hơn.
*Có thể mở rộng về hiện tượng: “giấu dốt, thói tự kiêu, tự mãn.
*Bài học rút ra:
- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
- Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.
- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó.
Câu 3:
Dàn ý tham khảo:
Đề 1:
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.
– Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.
– Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau.
- Giới thiệu đoạn thơ.
+ Thân bài:
– Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.
- Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
– Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”
– Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.
Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ"Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?" nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều.
Từ khi xa nhà đến nay "Sân Lai cách mấy nắng mưa", có lẽ " nắng mưa"(hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ "cách mấy nắng mưa" vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người. Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghóa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, mà nỗi xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần.
=> Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế mà, nàng đã quên cảnh ngộ của mình để nghó về người thân, thế mới biết Kiều là con người vò tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi : Kiều quên mình để chỉ nghó về Kim Trọng, bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là ngừi con hiếu thảo.
Kết bài: Số phận hẩm hiu của Kiều khi bị bán đến lầu xanh. Ở đây, kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.
SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
TRƯỜNG THPT DUY TÂN
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2018 - 2019
Bài thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Thưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông ai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Sách Giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
2. Tìm 2 điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó. (1.0 điểm)
3. Phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ tưởng (nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng) và từ xót (nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ). (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Từ nỗi nhớ của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình b

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_s.doc