Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Giang (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm):

 Có ý kiến cho rằng: "Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc".

Câu 1 (0,75 điểm). Theo em, nhận xét trên nói đến bài thơ nào mà em đã học? Chép lại chính xác khổ thơ có nội dung thể hiện rõ nhất nhận xét trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới chủ đề tác phẩm?

Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, hình tượng trăng trong bài thơ trên có mấy ý nghĩa tượng trưng? Sử dụng một lời dẫn trực tiếp trong số những ý em trả lời. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp ấy.

Câu 4 (0,25 điểm). Kể tên một tác phẩm và tên tác giả trong chương trình Ngữ văn 9 có sự gặp gỡ tư tưởng với bài thơ có khổ thơ trên: tự nhắc lòng mình đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

 

doc 7 trang linhnguyen 19/10/2022 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN THI: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: Ngày 13 tháng 4 năm 2021
(Đề thi gồm: 01 trang, 06 câu)
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm):
	Có ý kiến cho rằng: "Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc".
Câu 1 (0,75 điểm). Theo em, nhận xét trên nói đến bài thơ nào mà em đã học? Chép lại chính xác khổ thơ có nội dung thể hiện rõ nhất nhận xét trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới chủ đề tác phẩm?
Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, hình tượng trăng trong bài thơ trên có mấy ý nghĩa tượng trưng? Sử dụng một lời dẫn trực tiếp trong số những ý em trả lời. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp ấy.
Câu 4 (0,25 điểm). Kể tên một tác phẩm và tên tác giả trong chương trình Ngữ văn 9 có sự gặp gỡ tư tưởng với bài thơ có khổ thơ trên: tự nhắc lòng mình đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN:
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn nêu lên giải pháp sử dụng thông minh điện thoại thông minh.
Câu 2 (5,0 điểm). Những tâm tình của người cha gửi gắm trong đoạn thơ sau:	
	"Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Người đồng mình yêu lắm con ơi 
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."
 (Y Phương - Nói với con - Ngữ văn 9, tập hai).
----------------- HẾT ------------------
Họ và tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh......................... 
Giám thị số 1:...................................... Giám thị số 2: ...................................................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN THI: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: Ngày 13 tháng 4 năm 2021
(Đề thi gồm: 01 trang, 06 câu)
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm):
	Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện hài hòa giữa thiên nhiên vùng biển và con người lao động". 
Câu 1 (0,75 điểm). Theo em, nhận xét trên nói đến bài thơ nào mà em đã học? Chép lại chính xác khổ thơ bộc lộ cảm xúc của thi sĩ về hình ảnh biển giàu và đẹp.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới chủ đề tác phẩm?
Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu cụ thể trình tự ấy. Sử dụng một lời dẫn trực tiếp trong số những ý em trả lời. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp ấy.
Câu 4 (0,25 điểm). Kể tên một tác phẩm và tên tác giả khác với bài thơ trên trong chương trình Ngữ văn 9 có đề cập đến hình ảnh người lao động.
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN:
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn nêu lên giải pháp sử dụng thông minh điện thoại thông minh.
Câu 2 (5,0 điểm). Những tâm tình của người cha gửi gắm trong đoạn thơ sau:	
	"Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Người đồng mình yêu lắm con ơi 
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."
 (Y Phương - Nói với con - Ngữ văn 9, tập hai).
----------------- HẾT ------------------
Họ và tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh......................... 
Giám thị số 1:...................................... Giám thị số 2: ...................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (LẦN 2)
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: Ngữ Văn - LỚP 9
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Phần
Mã đề
Câu
Nội dung
Điểm
I.ĐỌC-
HIỂU
I
1
- Nhận xét nói đến bài thơ "Ánh trăng"
- Chép khổ thơ cuối:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(HS chép sai 1 lỗi không trừ điểm, sai 2 lỗi trừ 0,25 đ, sai 3 lỗi trở lên không cho điểm)
0,25
0,5
2
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 (0,25 đ), ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước đã thống nhất. Tác giả đang sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. ( HS trả lời được 1 ý trong ba ý gạch chân, GV cho 0,25 điểm)
- Mối liên hệ giữa hoàn cảnh với điều tác giả gửi gắm trong tư tưởng chủ đề:
+ Tâm lí tự nhiên: cuộc sống đầy đủ tiện nghi, con người dễ quên đi quá khứ gian lao, nghĩa tình. (Hoặc HS trả lời: người lính trở về sau cuộc chiến, không ít người quên đi những năm tháng gian lao, nghĩa tình... GV cho 0,25 điểm)
(HS có thể không nêu được đúng cụm từ "tâm lí tự nhiên", GV không trừ điểm)
+ Bài thơ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng thấm thía để con người biết trân trọng những ân nghĩa, thủy chung. 
(Hoặc HS trả lời: Bài thơ nhắc nhở con người đạo lí uống nước nhớ nguồn...)
 (0,25 đ)
0,5
0,5
3
Hình tượng trăng trong bài thơ trên mang ý nghĩa tượng trưng:
- Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên tròn đầy, đẹp đẽ(0,25 đ)
- Trăng tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, tròn đầy, bất diệt, chẳng thể phai mờ. (0,25 đ)
- Trăng tượng trưng cho đồng đội, nhân dân, đất nước, người bạn của người chiến sĩ năm xưa bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc giúp con người bội bạc thức tỉnh lương tâm, nhân cách(0,25 đ) "ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình" (lời dẫn trực tiếp). (0,25 đ) HS có thể trích câu khác nhưng phải trích nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép, GV cho đủ điểm.
1,0
4
- "Bếp lửa" của Bằng Việt. ( Hoặc HS trả lời: Nói với con- Y Phương)
0,25
II
1
- Nhận xét nói đến bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
- Chép khổ thơ:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(HS chép đúng khổ 2, hoặc 5, hoặc 6 GV linh động cho đủ điểm). ( HS chép sai 1 lỗi không trừ điểm, sai 2 lỗi trừ 0,25 đ, sai 3 lỗi trở lên không cho điểm)
0,25
0,5
2
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958 (0,25 đ) nhân chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Lúc này đất nước bị chia cắt, miền Bắc đang lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội. ( HS trả lời được 1 ý trong ba ý gạch chân, GV cho 0,25 điểm)
- Mối liên hệ giữa hoàn cảnh với điều tác giả gửi gắm trong tư tưởng chủ đề:
+ Tâm lí tự nhiên: cuộc sống tự do, khi biển trời đã thuộc về ta. Con người mang niềm vui phơi phới. (0,25 đ) (HS có thể không nêu được đúng cụm từ "tâm lí tự nhiên", GV không trừ điểm)
+ Bài thơ như một bài ca về biển cả thiên nhiên và con người lao động. (0,25 đ)
0,5
0,5
3
- Mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai theo trình tự thời gian, hành trình lao động của người dân chài:
+ Cảnh ra khơi vào lúc hoàng hôn;
+ Cảnh đánh bắt cá trên biển đêm;
+ Cảnh trở về vào lúc bình minh "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
1,0
4
- "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
(HS chỉ nêu tên TP, thiếu tên tác giả, GV không trừ điểm)
0,25
II. TẬP LÀM VĂN
1
a. Đảm bảo thể thức, cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp có đủ câu chủ đề. 
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hiện tượng đời sống- sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả nhất.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng:
- Câu chủ đề. (0,25 đ)
- Giải thích: (GV trong huyện thống nhất: nếu đoạn văn một khía cạnh về vai trò, bài học nhận thức và hành động đối với bài nghị luận tư tưởng đạo lí hoặc giải pháp, tác hại, nguyên nhân đối với bài nghị luận hiện tượng đời sống thì không đưa phần giải thích vào đoạn văn)
+ Thông minh 1: chỉ tư duy, trí tuệ của con người.
+ Thông minh 2 trong cụm từ "điện thoại thông minh: là một khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng.
-> Nghĩa của cả câu khuyên chúng ta sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt, không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, "nghiện" điện thoại.
( Bài này không cho điểm phần giải thích)
- Giải pháp sử dụng thông minh điện thoại thông minh:
+ Nhận thức được những ưu, nhược điểm mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại lợi ích cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập. (0,25 đ)
+ Hành động:
 Bản thân: (0,75 đ)
 Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, chủ động trong việc sử dụng điện thoại, chỉ sử dụng khi cần thiết, không lệ thuộc vào nó; trang bị những kĩ năng sống cần thiết.
 Sử dụng điện thoại đúng mục đích.
 Đầu tư cho việc học tập, vui chơi lành mạnh như tập thể dục, thể thao, du lịch,... tránh lãng phí thời gian vô bổ.
 Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.
 Gia đình, nhà trường: (0,5 đ)
 Gia đình: Nhắc nhở, giáo dục con em ý thức sử dụng.
 Nhà trường tuyên truyền, giáo dục, có nội quy quy định chặt chẽ để học sinh thực hiện, xử phạt những trường hợp vi phạm như sử dụng điện thoại trong giờ học khi không được cho phép...
d, Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Hình thức: (0,25 đ)
Nội dung: 
1,75đ
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích cảm nhận một đoạn thơ.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Mở bài: (0,5)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
Nêu vấn đề nghị luận: tâm tình của người cha.
 Thân bài:
b.1. Giới thiệu khái quát: (0,5)
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Vị trí của đoạn thơ.
b.2. Phân tích đoạn thơ:
* Cội nguồn sinh dưỡng của con là gia đình: (1,0)
- Cách ngắt nhịp 2/3, cấu trúc đối xứng, điệp từ, điệp ngữ... làm nổi bật hình ảnh gia đình có con thơ đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói, phía trước là bàn tay cha mẹ đón chờ, khích lệ, yêu thương con.
- Cách nói ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Một bước chạm tiếng nói- Hai bước tới tiếng cười" giúp người đọc hình dung ra ngôi nhà hạnh phúc đầy ắp tiếng nói, tiếng cười của con thơ, của cha mẹ.
* Cội nguồn sinh dưỡng thứ hai của con là quê hương: (1,5)
- Quê hương hiện lên qua ba yếu tố : “người đồng mình”, “rừng” và “con đường”. Lời nhắn nhủ của cha rất tha thiết, tự hào: "yêu lắm con ơi". 
- "Người đồng mình" khéo léo, tài hoa trong lao động. 
+ Những động từ “đan”, “cài”, “ken” gợi công việc cụ thể, gợi bàn tay khéo léo, tài hoa ; gợi được sự gắn bó hòa quyện quấn quýt của những con người đồng mình. Cuộc sống của đầy ắp niềm vui, niềm lạc quan, yêu đời.
- Người đồng mình sống nghĩa tình, gắn bó với quê hương. 
+ Điệp từ và phép nhân hóa “cho” làm nổi bật quê hương thật hào phóng, bao dung nuôi dưỡng con người cả về thế chất và lối sống.
+ Con người tự bao đời nay luôn gắn bó với quê hương.
* Cha còn nói với con về những điều thầm khuất trong tâm hồn: (0,5) 
	"Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời." 
- Đó là ngày kỉ niệm thiêng liêng, hạnh phúc tràn đầy, tổ ấm đầu đời của con, nơi con được sinh ra và che chở yêu thương, nơi cho con những hành trang quý báu. Cha mong con nhớ về tổ ấm đầu đời để sống sao cho xứng đáng. 
b.3. Đánh giá: (0,5)
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu.
+ Hình thức là lời tâm tình, dặn dò của cha với con tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy.
+ Ngôn ngữ giản dị trong sáng mà vẫn phong phú sinh động.
+ Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, thuyết phục.
+ Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi.
- Nội dung: 
+ Đây là tình cảm của cha yêu thương con, mong con nên người, tin tưởng con sẽ sống xứng đáng với cội nguồn gia đình và quê hương. 
+ Đây cũng là lời của thế hệ trước nói với thế hệ sau. Lời gửi trao thiêng liêng giữa các thế hệ.
c. Kết bài: (0,5)
- Khái quát vấn đề nghị luận
- Liên hệ
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Hình thức: 0,5
Nội dung: 4,5

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_phong_gi.doc