Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

 Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

 Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

 Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

 Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0,5 điểm)

 Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. (0,5 điểm)

 Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến?(0,5 điểm)

 Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với em ? (0,5 điểm)

 

docx 5 trang linhnguyen 20700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC- HIỂU (2.0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.
	Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.
	Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.
	Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.
 (Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, 
 Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0,5 điểm)
 Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. (0,5 điểm)
 Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến?(0,5 điểm)
 Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với em ? (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (8.0 điểm)
 Câu 1 (3.0 điểm)
 Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn .
 Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 Câu 2 (5.0 điểm) 
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn-đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn
 Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007 , tr.156)
-----Hết-----
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Hướng dẫn chung:
- Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,25 điểm. 
Hướng dẫn cụ thể:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.ĐỌC-HIỂU
ĐỌC - HIỂU
2.0
1
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
0.5
2
Khởi ngữ: Đối với họ
0.5
3
Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:
- “Tầm gửi” là lối sống dựa dẫm vào người khác, là những người kém bản lĩnh, bất tài.
- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích. 
0.5
4
Bài học:
- Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân.
	- Tự tin, tự trọng làm nên giá trị con người.
0.5
II.LÀM VĂN
LÀM VĂN
8.0
1
 Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn .
 Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
3.0
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn .
0.25
Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài văn theo định hướng sau: 
*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Dẫn dắt, giới thiệu câu nói
– Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng.
– Ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
*Giải thích:
 – Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.
( Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình).
– Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
=> Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
 *Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói (Bàn luận): 
 Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?
– Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
– Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
(Có thể lấy dẫn chứng: + Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình)
– Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:
+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
- Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám
* Đánh giá, mở rộng :
– Mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.
– Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
* Bài học nhận thức, hành động:
 Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào.
 Cần phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
0.25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
0.25
2
 Cảm nhận của em về ba khổ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
5.0
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về ba khổ cuối bài thơ Ánh trăng.
0.25
Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.
Thí sinh có thể cảm nhận, triển khai theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một định hướng:
*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
0.25
*Khái quát về bài thơ và vị trí đoạn trích:
-Bài thơ viết năm 1978- sau khi hòa bình lập lại.
-Viết về trăng mà nói về chuyện đời, chuyện nghĩa tình với thiên nhiên với quá khứ. Ánh trăng đã thức tỉnh mọi người một lẽ sống cao đẹp, thủy chung. Bằng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, bài thơ như thấm dần vào tâm hồn người đọc khiến cho mọi người phải giật mình nhìn lại cách sống của chính ta.
-Ba khổ cuối (4-5-6) là cuộc gặp gỡ bất ngờ của người gặp lại vầng trăng và những suy tư của nhân vật trữ tình.
 *Tình huống bất ngờ xuất hiện (khổ 4)
- Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện.
- Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng
- Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.
⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.
*Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (khổ 5+6)
- Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt
+ Phép nhân hóa, từ thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.
⇒ Cảm xúc tưởng chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức.
- Khổ 6: Bài thơ khép lại với những suy ngẫm về triết lí nhân sinh sâu sắc.
-NT ẩn dụ “Trăng cứ tròn vành vạnh”: trăng vẫn vậy, vẫn vẹn nguyên như buổi ban đầu. Trăng là biểu tượng cho sự tròn đầy, trọn vẹn tình nghĩa của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người trong quá khứ dù người lính ngày nay có thay đổi trở nên vô tình.
- “kể chi người vô tình”: thể hiện thái độ bao dung độ lượng của trăng với người lính; trăng không chấp người vô tình kia. Đó là tấm lòng vị tha của quá khứ, của con người đối với những kẻ vô tình.
=> tấm lòng vị tha ấy luôn hiện hữu trong mỗi người lính
-NT nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” : Trăng im lặng không nói gì không có nghĩa là trăng không trách móc mà trăng đang trách móc trong sự im lặng. Trăng không vui, trăng nghiêm khắc nhắc nhở. Chính sự nghiêm khắc trong im lặng ấy khiến người lính phải giật mình.
-Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 
 +Đó là cái giật mình biêt suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.
 +Cái giật mình ấy phải chăng là sự ăn năn, tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi cách sống. Phải sống có nghĩa, có tình, có trước, có sau, có nguồn, có cội.
 +Cái giật mình ấy như nghiêm khắc tự nhắc nhở bản thân sống không được phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ quá khứ. 
=>Nếu đầu bài thơ là vầng trăng thì cuối bài thơ là ánh trăng. Phải chăng ánh trăng ấy là thứ ánh sáng soi cho mọi tâm hồn chúng ta, nhắc nhở ta bài học về lẽ sống cao đẹp “Uống nước nhớ nguồn”.
=>Chất tự sự và chất trữ tình đan xen hòa quyện vào từng âm điệu, dòng thơ. Các chữ đầu không viết hoa thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Nhịp thơ vang lên lúc trầm lắng, lúc suy tư gợi bao xúc cảm.
*Đánh giá: Với thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời nhắc nhở về năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
0.25
1.0
1.0
1.0
0.5
Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
0.25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
0.25

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_co_dap_a.docx