Đề thi thử vào Khối 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Bấy lâu nay, hình ảnh bộ đội giúp dân mỗi khi có thiên tai hoạn nạn đã thành điều quen thuộc tưởng như một lẽ đương nhiên. Nhưng lần này, khi nạn dịch đổ tai họa lên tất cả mọi người, thì hình ảnh những chiến sĩ bộ đội căng mình vươn ra tuyến đầu, nhận về mình những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm nuốt vội nơi biên cương hay trong những khu cách ly để làm lá chắn an toàn cho người dân khiến người người đều cảm động, yêu mến hơn.

(2) Bất cứ nơi nào đất nước gọi về để khóa chặt vòng tuyến an toàn cho dân như những chốt chặn kiểm soát đường mòn, lối mở; các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung; những nơi cần phòng độc, khử trùng thì những áo xanh bộ đội đều có mặt. Những hò hẹn hạnh phúc lứa đôi, những sum vậy ríu rít cha con đều phải tạm khép vì nhiệm vụ với dân, với nước nhưng ai ai cũng vui vẻ, cái vui của đoàn quân ra trận phơi phới niềm tin chiến thắng. Còn nhân dân thì dõi theo các anh từng ngày, với lòng biết ơn vô hạn sự bình yên mà mọi người đang có được từ những hi sinh của các anh.

(Trích Những đêm ngủ ngoài trời những bữa cơm nuốt vội,

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0,75 điểm)

Câu 2. Tìm phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. (0,75 điểm)

Câu 3. Nêu tác dụng của phép liên kết đó. (0,75 điểm)

Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (0.75 điểm).

 

docx 2 trang linhnguyen 19/10/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Khối 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào Khối 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi thử vào Khối 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 
(Thành phố: Vinh – Nghệ An)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Bấy lâu nay, hình ảnh bộ đội giúp dân mỗi khi có thiên tai hoạn nạn đã thành điều quen thuộc tưởng như một lẽ đương nhiên. Nhưng lần này, khi nạn dịch đổ tai họa lên tất cả mọi người, thì hình ảnh những chiến sĩ bộ đội căng mình vươn ra tuyến đầu, nhận về mình những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm nuốt vội nơi biên cương hay trong những khu cách ly để làm lá chắn an toàn cho người dân khiến người người đều cảm động, yêu mến hơn.
(2) Bất cứ nơi nào đất nước gọi về để khóa chặt vòng tuyến an toàn cho dân như những chốt chặn kiểm soát đường mòn, lối mở; các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung; những nơi cần phòng độc, khử trùngthì những áo xanh bộ đội đều có mặt. Những hò hẹn hạnh phúc lứa đôi, những sum vậy ríu rít cha con đều phải tạm khép vì nhiệm vụ với dân, với nước nhưng ai ai cũng vui vẻ, cái vui của đoàn quân ra trận phơi phới niềm tin chiến thắng. Còn nhân dân thì dõi theo các anh từng ngày, với lòng biết ơn vô hạn sự bình yên mà mọi người đang có được từ những hi sinh của các anh.
(Trích Những đêm ngủ ngoài trời những bữa cơm nuốt vội,
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0,75 điểm) 
Câu 2. Tìm phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. (0,75 điểm)
Câu 3. Nêu tác dụng của phép liên kết đó. (0,75 điểm) 
Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (0.75 điểm).
Phần II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung trong văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về lòng dũng cảm trong cuộc sống. 
Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... 
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, 
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.58)
ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản:
- Phép nối: "nhưng"
- Phép lặp từ ngữ: hình ảnh, bộ đội
Câu 3. Tác dụng của phép liên kết: giúp văn bản có sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn, liền mạch, tạo ấn tượng và cảm xúc trong lòng người đọc.
Câu 4. Nội dung chính của văn bản:
- Sự hi sinh thầm lặng, quên mình của những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ trên tuyến đầu chống dịch.
- Thái độ yêu mến, quý trọng và biết ơn của nhân dân tới những gì các anh đã làm.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1: Nghị luận về lòng dũng cảm
Đoạn văn cần có:
- Giải thích: Dũng cảm là không sợ hiểm nguy, khó khăn, không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
- Nêu được biểu hiện của lòng dũng cảm + dẫn chứng thực tế: (nhớ liên hệ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu)

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_khoi_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_co_dap.docx