Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 20202-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

 “Người đồng mình yêu lắm con ơi

 Đan lờ cài nan hoa

 Vách nhà ken câu hát

 Rừng cho hoa

 Con đường cho những tấm lòng”

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về cụm từ “người đồng mình” trong đoạn thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ:

 Rừng cho hoa

 Con đường cho những tấm lòng

Câu 4 (1,0 điểm): Vẻ đẹp của “người đồng mình” qua đoạn thơ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Lincoln viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ lí giải vì sao phải tránh xa sự đố kị.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

“.Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

 - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

 - Là con thầy mấy lị con u.

 - Thế nhà con ở đâu?

 - Nhà ta ở làng chợ Dầu.

 - Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

 - Có.

 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

 - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

 - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

 Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

 - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

 Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần.”

 (Trích “ Làng”- Kim Lân)

 

docx 7 trang linhnguyen 19/10/2022 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 20202-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 20202-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)

Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 20202-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)
UBND HUYỆN CẨM GIÀNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 9 
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): 
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:
 “Người đồng mình yêu lắm con ơi
 Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát
 Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng”
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? 
Câu 2 (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về cụm từ “người đồng mình” trong đoạn thơ?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ: 
 Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng
Câu 4 (1,0 điểm): Vẻ đẹp của “người đồng mình” qua đoạn thơ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm): 
Câu 1 (2,0 điểm): 
Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Lincoln viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ lí giải vì sao phải tránh xa sự đố kị. 
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“...Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
 - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
 - Là con thầy mấy lị con u.
 - Thế nhà con ở đâu?
 - Nhà ta ở làng chợ Dầu.
 - Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
 - Có.
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
 - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
 - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
 Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
 - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
 Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần...”
 (Trích “ Làng”- Kim Lân)
-------------------------------Hết--------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
Hướng dẫn chấm gồm: 06 trang
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.
Đọc -hiểu
ĐỌC HIỂU
3.0
1.
a. Yêu cầu trả lời:
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Nói với con”.
- Tác giả: nhà thơ Y Phương.
b. Hướng dẫn chấm:
* Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.
*Mức chưa tối đa (0,25điểm): Trả lời được 1/2 yêu cầu.
* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
0,25
0,25
2.
a. Yêu cầu trả lời:
- Cụm từ “Người đồng mình” trong đoạn thơ được hiểu là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
b. Hướng dẫn chấm:
* Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.
 *Mức chưa tối đa (0,25điểm): Trả lời đúng ý nhưng diễn đạt chưa lưu loát.
 * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
0,5
3.
a. Yêu cầu trả lời:
- Học sinh đưa ra được một trong số những biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ: cho
+ Nhân hóa: Rừng cho, con đường cho...
+ Ẩn dụ: cho hoa, cho những tấm lòng
(Chỉ ra được phép tu từ đúng được 0,25 điểm; chỉ ra được những từ ngữ thực hiện được 0,25 điểm)
- Tác dụng:
+ Thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, gần gũi, gắn bó với con người.
+ Làm nổi bật hình ảnh của của quê hương tươi đẹp, nghĩa tình.... Rừng núi quê hương hoang sơ, thơ mộng... Quê hương còn nghèo nhưng vô cùng hào phóng...
+ Rừng núi tươi đẹp, quê hương nghĩa tình đã nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống mỗi con người.
b. Hướng dẫn chấm:
* Mức tối đa (1,0 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. Khuyến khích cho những bài biết viết viết thành đoạn văn, diễn đạt lưu loát
 *Mức chưa tối đa (0,25-> 0,75 điểm): Chỉ trả lời được một số yêu cầu của đề.
* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
0,5 
0,5
4.
a. Yêu cầu trả lời:
 Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Vẻ đẹp của con người đồng mình:
+ Cần cù, chăm chỉ.
+ Tài hoa, khéo léo, sáng tạo.
+ Lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp, yêu lao động.
+ Đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau.
=> Vẻ đẹp của người miền núi nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.
=> Tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào của nhà thơ dành cho con người quê hương.
b. Hướng dẫn chấm:
* Mức tối đa (1,0 điểm):Trả lời đúng đủ các yêu cầu của câu hỏi.
 * Mức chưa tối đa (0,25-> 0,75 điểm): Chỉ trả lời được số ý theo yêu cầu của đề.
* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
1,0 
II. 
Làm văn
1.
1.1.Yêucầuchung:
Đảm bảo thể thức đoạn văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1.2. Yêu cầu cụ thể:
2,0
a.
Đảm bảo thể thức đoạn văn. 
 Học sinh trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các câu phát triển chủ đề.
0,25
b.
Xác định đúng vấn đề:Tác hại của sự đố kị.
0,25
c.
Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề.
+ Nội dung cần đảm bảo những ý sau :
c.1. Mở đoạn:
Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cần tránh xa sự đố kị .
c.2. Thân đoạn: Lí giải tại sao phải tránh xa sự đố kị
- Người có lòng đố kị sẽ luôn bất mãn, thiếu tự tin, mặc cảm với cuộc sống của mình và ghen tị với người khác.
- Mỗi người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác.
- Một người nếu cứ mãi đố kị với cuộc sống của người khác thì bản thân cuộc sống của họ sẽ luôn cảm thấy không hạnh phúc. Người mang tâm lý đố kị sẽ khó có thể thành công. Đồng thời những phẩm chất tốt đẹp sẽ bị lu mờ, mà càng ngày càng trở nên “xấu xí” hơn. Họ cũng dễ bị những lợi ích làm mờ mắt mà không có được hành động sáng suốt, không thể nhìn xa trông rộng mà càng ngày càng đi vào lối mòn.
 - Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kị, tự hạ thấp giá trị bản thân mình
- Đố kị làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ; vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
- Lòng đố kị là nguyên nhân dẫn đến nhiều thói xấu khác như dối trá, ích kỉ, vô cảm
 (HS lấy dẫn chứng trong cuộc sống hoặc trong văn học để chứng minh)
c.3. Kết đoạn:
- Tránh xa sự đố kị không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
Hướng dẫn chấm:
* Mức tối đa (1,0 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.
* Mức chưa tối đa (0,25->0,75 điểm): Trả lời được 1/3 -> 2/3 yêu cầu.
* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
1,0
d.
Sáng tạo:
Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
e.
Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận về một nhân vật trong đoạn truyện. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
Tiêuchí
Nội dung
Điểm
a.
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu đượcvấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quátđượcvấn đề; và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Mức tối đa (0,25 điểm): Ðạt các yêu cầu trên
- Mức không đạt (0 điểm):Thiếu mở bài hoặc kết bài; thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
0,25
b.
Xác định đúng đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong một đoạn trích truyện ngắn 
“ Làng” của nhà văn Kim Lân.
0,25
c.
Triển khai vấn đề nghị luận:
 Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó phải có các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng 
 Bài làm có thể triển khai theo hướng sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn“ Làng”.
- Dẫn dắt và giới thiệu nhân vật ông Hai.
- Khái quát nội dung đoạn trích: Cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út.
b. Thân bài
* Khái quát
- Khái quát tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai, về tình huống truyện và vị trí của đoạn trích ()
- Tác giả Kim Lân đã đặt ông Hai vào tình huống truyện đặc biệt: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc để diễn tả rõ nét diễn biến tâm trạng của ông Hai trong tình huống ấy. 
- Vì yêu làng tha thiết nên khi nghe tin làng Chợ dầu theo Tây, ông vô cùng đau đớn, xấu hổ, nhục nhã.
- Những đớn đau, dằn vặt đến tận cùng tâm can đã đẩy ông Hai đứng trước sự lựa chọn khó khăn là về làng hay không về. Nhưng rồi ông lại lập tức phản đối vì về làng tức là ông bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Ông quyết định khó khăn nhưng dứt khoát: “Không thể được. Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Trong lúc bế tắc, tuyệt vọng, ông Hai không biết giãi bày cùng ai, đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại.
* Các luận điểm
Luận điểm 1: Ông Hai là người yêu làngquê tha thiết
- Ông chọn nói chuyện với cu Húc- đứa con út vì nó là đứa nhỏ nhất, ngây thơ, ông dễ nói chuyện và dễ bày tỏ.
- Ông Hai hỏi con về nhà, thực chất là đang tự khẳng định tình yêu của mình với làng chợ Dầu. ( d/c)
- Ông lão xúc động nhắc đến cội nguồn sinh dưỡng của cả gia đình ông, đó là làng Chợ Dầu: 
- Ông Hai hỏi con những câu như vọng ra từ tâm thức, thường trực trong ý nghĩ. Đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, nép vào ngực ông trả lời “có”. Nghe con thừa nhận có thích về làng Chợ Dầu, ông Hai “ôm khít con vào lòng thật lâu” như thể để kìm nén nỗi xúc động, lại như cả sẻ chia với nó, đồng tình với nó. 
Rõ ràng câu trả lời thốt ra từ đáy lòng nó. Nó đang học thuộc lòngnhững điều thầy muốn nó khắc cốt ghi tâm.
- Những gì cu Húc trả lời cho ta biết ông đã giáo dục các con từ nhỏ phải biết ơn, trân trọng, tự hào về làng chợ Dầu. Đó là bài học về nguồn cội, gốc gác, bản xứ, về về quê cha, đất tổ, mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi cất giữ những giá trị tinh thần của mỗi người, không bao giờ được quên.
- Ông hỏi lại con như để nhấn mạnh, khẳng định tình yêu làng trong ông vẫn vững vàng, kiên định. Tình cảm ấy như ngọn lửa không bao giờ lụi tàn trong trái tim ông. Đó cũng là tình cảm thiêng liêng của biết bao người dân VN luôn hướng về làng quê yêu dấu của mình.
Luận điểm 2: Ông Hai là người yêu nước một lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng
- Ông Hai hỏi: “Thế con ủng hộ ai? ”. Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.Nghe con nói, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên má ”. Đó là giọt nước mắt xúc động, ăn năn của lão nông mang tiếng người làng Việt gian theo giặc nhưng một lòng ủng hộ Bác Hồ, trung thành với cách mạng, với kháng chiến. 
- Nói với con mà thực ra ông đang trút nỗi lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời. Ông muốn những điều con nói nó cũng như ông phải khắc cốt ghi tâm.
- Ông khẳng định một lần nữa câu trả lời của con như muốn khắc sâu niềm tin mãnh liệt vào Đảng vào Bác Hồ: “Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.”
- Ông mong: “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng của bố con ông là như thế đấy có bao giờ dám đơn sai, chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần .
- Những suy nghĩ của ông như những lời thề nguyền son sắt. Tấm lòng của ông với làng với nước thật sâu nặng thiêng liêng. Dẫu cả làng việt gian thì một mình ông vẫn trung thành với k/c với cụ Hồ.  Lòng trung thành của cha con ông cũng là của hàng triệu triệu người dân VN đang tràn đầy nhiệt huyết. 
=> Đến giây phút này, từ trong bi kịch của ông Hai, ta lại thấy sáng ngời lên một tình cảm cao đẹp khác. Đó là tinh thần yêu nước, gắn bó với kháng chiến, với cụ Hồ.Tình cảm thiêng liêng ấy  đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê. 
Luận điểm 3: Một điều rất đáng quý ở ông Hai là sự tiến bộ trong nhận thức
- Đây là kết quả của sự ham học hỏi, chú ý lắng nghe và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Từ một người nông dân có nhận thức hạn hẹp trong những lũy trẻ làng, ông Hai đã trở thành một con người có tầm nhìn rộng lớn, trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì tập thể. Đây cũng là nét mới trong tình cảm của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Đánh giá
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ và cá thể hóa.
+ Ngôn ngữ độc thoại lồng trong đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
-Nội dung: Đoạn trích xây dựng sống động, đẹp đẽ hình ảnh người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.
* Hướng dẫn chấm
	- Mức tối đa (4,0 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên. Luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng.
	- Mức chưa tối đa (0,25 - 3,75 điểm): Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Song một trong các luận điểm còn chưa trình bày đủ hoặc tính liên kết trong văn bản chưa chặt chẽ.
- Mức không đạt (0 điểm): Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
* Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nhận và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.
4,0
d.
Sángtạo:Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (tạo tình huống, viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Biết bình giá, liên hệ hợp lí.
0,25
e.
Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa TiếngViệt.
0,25
.Hết.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20202_2021.docx