Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 ( 3,0 điểm ). Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
Câu 2 ( 3,0 điểm). Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945)? Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3( 4,0 điểm). Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên? Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp có thực hiện được không? Vì sao?
Câu 4. ( 3.0 điểm). Phong trào Cần Vương ra đời trong hoàn cảnh nào? Tóm tắt diễn biến chính của phong trào Cần Vương. Sự thất bại của phong trào Cần Vương để lại bài học gì cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN THỌ XUÂN NĂM HỌC: 2020 – 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 8 Số báo danh Ngày thi: 04/4/2021 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ( Đề thi có 06 câu gồm 01 trang ) Câu 1 ( 3,0 điểm ). Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam? Câu 2 ( 3,0 điểm). Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945)? Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 3( 4,0 điểm). Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên? Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp có thực hiện được không? Vì sao? Câu 4. ( 3.0 điểm). Phong trào Cần Vương ra đời trong hoàn cảnh nào? Tóm tắt diễn biến chính của phong trào Cần Vương. Sự thất bại của phong trào Cần Vương để lại bài học gì cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này? Câu 5. ( 5,0 điểm). Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, em hãy cho biết: Đó là những giai cấp, tầng lớp nào? Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của mỗi giai cấp, tầng lớp. Câu 6 (2,0 điểm) Quá trình thành lập Đảng bộ cộng sản tỉnh Thanh Hóa? Ý nghĩa? .Hết . Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (3.0 điểm) * Ý nghĩa của cách mạng Tháng mười Nga năm 1917. Đối với nước Nga. - Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga. - Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhân dân lao động được lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi thế giới. Đối với thế giới: - Tiếng vang của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới, dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới. - Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. - Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. - Cách mạng tháng Mười Nga là sự kiện mở đầu thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại. * Ảnh hưởng: - Trở thành tấm gương và cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức trến thế giới, trong đó có Việt Nam, đứng lên tự giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân - Vạch ra con đường thành công triệt để cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc việt Nam 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 Câu 2. *Nguyên nhân dẫn đến cuôc chiến tranh thế giới thứ hai - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918), những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường, về thuộc địa, lại nảy sinh trong các nước đế quốc. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) làm cho những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a, Nhật, với ý đồ chia lại thị trường thế giới. - Hình thành hai khối quân sự đối địch nhau. Khối Anh - Pháp - Mỹ và khối phát xít Đức -Ý- Nhật, mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt. - Anh, Pháp, Mĩ thỏa hiệp, nhượng bộ để khối phát xít tấn công Liên Xô, tạo điều kiện châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, do chưa đủ điều kiện để tấn công Liên Xô nên Đức đã tấn công các nước Châu Âu trước, Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, ngay sau đó Anh Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. *So với nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918) có điểm giống và khác. - Giống: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chi thị trường và thuộc địa - Khác: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giưa các nước đế quốc và Liên Xô - nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. 0.25 0.5 0.5 0.75 0.5 0,5 Câu 3 *Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam - Từ giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã bước sang gia đoạn chủ nghĩa đế quốc, có nhu cầu lớn về vốn, nguyên liệu, thị trường, thực dân Pháp cùng các nước tư bản phương Tây chạy đua vũ trang xâm lược các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam. - Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên - Triều đình nhà Nguyễn bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu, thi hành nhiều chính sách chính trị lỗi thời. - Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa, đàn áp giáo sĩ và giáo dân, thực dân Pháp đã đem quân xâm lước nước ta. - Ngày 1- 9- 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. * Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấc công đầu tiên vì: - Đà Nẵng là một cảng biển nước sâu, thuận lợi cho tàu của Pháp vào ra. - Pháp âm mưu thực hiên chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, sau khi chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp sẽ dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế ( Cách Đà Nẵng khoảng 100km về phía bắc ), buộc triều đình Huế dầu hàng, nhanh chóng kết thức chiến tranh. *Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp có được thực không? Vì sao? - Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh không được thực hiện Vì: - Quân ta do Nguyễn Tri Phương lãnh đạo đã chống trả quyết liệt, lập phòng tuyến không cho giặc tiến sâu vào nội địa. -Quân triều đình kết hợp nhân dân chiến đấu nên sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 0.5 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 0.75 0.5 0.25 0.25 Câu 4 * Hoàn cảnh: - Sau cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế ( 1885) thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở, Quảng Trị. Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghỉ ra chiếu Cần Vương. - Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước, từ đó, một phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi cuối thế kỷ XIX. Lịch sử gọi đây là phong trào Cần Vương. * Diễn biến: Phong trào Cần Vương được chia làm hai giai đoạn. - Giai đoạn I : từ 1885- 1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. - Giai đoạn II: Từ 1888- 1896: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn được duy trì và quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê. * Bài học - Bài học về giai cấp lãnh đạo, sự thất bại của phong trào Cần Vương chỉ rõ, phong trào giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải có một giai cấp lãnh đạo tiến bộ, có đường lối đấu tranh khoa học, phù hợp. - Phong trào Cần Vương chỉ ra, cách mạng muốn thành công phải đoàn kết toàn dân, đoàn kết giai cấp, tầng lớp trong xã hội - Phong trào Cần vương để lại bài học về khởi nghĩa vũ trang, về việc tập hợp và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa Đặc Biệt là nắm bắt thời cơ 0.5 0.5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu 5 *Các giai cấp, tầng lớp mới là. Tầng lớp tư sản Tầng lớp tiểu tư sản Giai cấp công nhân * Hoàn cảnh ra đời. - Sau khi hoàn thành căn bản công cuộc bình định bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục và chính trị. - Dưới sự tác động của các chính sách khai thác do thực dân Pháp tiến hành, các đô thị ở Việt Nam ra đời và ngày càng phát triển nhiều hơn. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn còn có Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng. Cùng với sự phát triển của các đô thi, các tầng lớp, gia cấp mới cũng đời. *Đặc điểm. - Tầng lớp tư sản: + Là các nhà thầu khoán, đại lý, chủ buôn, chủ xưởng, đại lý, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán. + Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm, song do phụ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chỉ muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. + Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng dễ thỏa hiệp với đế quốc + Tầng lớp tiểu tư sản. + Họ là chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư ký, kế toán, học sinh. Cuộc sống của họ tuy có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân và dân nghèo thành thị, song vẫn rất bấp bênh. + Họ là những người có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh, nên tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX - Giai cấp công nhân. + Phần lớn họ xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đên các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền xin làm công ăn lương. + Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, chống lại bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc, và sinh hoạt ( tăng lương, giảm giờ làm ) , kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập. 0.75 0.5 0.5 0.25 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 0.75 Câu 6. * Quá trình thành lập: - Ngày 3- 2 -1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, sau khi Đảng ra đời, xứ ủy Bắc Kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức cộng sản ở Thanh Hóa. Được sự chỉ đạo của xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hóa, để xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản. - Ngày 25 - 6 -1930, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở thôn Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn - Ngày 10 - 7 -1930, chi bộ cộng sản thứ 2 ra đời ở xã Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa. - Ngày 20 -7 -1930, chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân - Ngày 29 -7-1930, Hội Nghị thành lập Đảng bộ cộng sản tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Chấp triệu tập đã diễn ra tại làng Yên Trường. *Ý nghĩa: - Việc thành lập Đảng bộ cộng sản tỉnh Thanh Hóa đã chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức, chính trị của quần chúng công nông. - Từ đây nhân dân Thanh Hóa đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh đạo, mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong tỉnh. Đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉn nhà. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0. 5
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_2021_ph.docx