Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “ Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức
( Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012)
Câu 1(1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất?
Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung đoạn trích?
Câu 3(2,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy?
Câu 4(2,0 điểm): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN Số báo danh ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020-2021 Môn thi: Ngữ văn 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/4/2021 (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “ Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức ( Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012) Câu 1(1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất? Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung đoạn trích? Câu 3(2,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy? Câu 4(2,0 điểm): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? II.TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm): Nhà văn Mĩ Ernest Hemingway đã khẳng định: Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt, hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa. Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên. Câu 2(10,0 điểm): Trong cuốn Sổ tay viết văn, nhà văn Tô Hoài tâm sự: Tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, liên hệ đến văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .......HẾT....... Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 8 ( Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 6,0 I ĐỌC-HIỂU 1 - Phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận - Theo tác giả: người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ. 1,0 2 Nội dung chính của đoạn trích: - Sự khâm phục của tác giả về niềm tin vào bản thân và ý chí, lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé phụ hồ nghèo. - Lời khuyên của tác giả đối với mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ: cần phải có ước mơ và luôn theo đuổi ước mơ để không bao giờ phải nuối tiếc. Đặc biệt là hãy tìm ra và đánh thức ước mơ cháy bỏng nhất ẩn sâu trong trái tim mình. 1,0 3 HS có thể giải thích theo những ý sau: - Chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình, sống cuộc đời mà mình mong muốn cũng giống như người họa sĩ chủ động sáng tạo suy ngẫm về điều mình muốn vẽ, màu sắc, chất liệu - Cuộc đời của mỗi người chính là bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình. Vì vậy, để bức tranh ấy trở nên đẹp đẽ, có giá trị ta cần phải biết đánh thức những ước mơ trong trái tim mình. 2,0 4 HS có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để hoàn thành đoạn văn của mình. - Thông điệp có ý nghĩa nhất: + Niềm tin vào bản thân để thực hiện ước mơ. + Luôn biết nuôi dưỡng và không ngừng theo đuổi ước mơ. - HS nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách thuyết phục. 2,0 II TẠO LẬP VĂN BẢN 1 Viết đoạn văn 4,0 a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ, có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. 0,25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề. Có thể theo hướng sau: 1. Giải thích vấn đề: + Hạnh phúc: là niềm vui khi con người đạt được những điều mong ước trong cuộc sống (tình yêu thương, học vấn, sự nghiệp, gia đình). + Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt: Niềm vui sướng của con người chưa thực sự có ý nghĩa, có giá trị khi mỗi người giữ nó cho riêng mình. + Hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa: Niềm vui sướng của con người chỉ thực sự có ý nghĩa, có giá trị và làm đẹp cho đời khi mỗi người biết san sẻ. -> Đề cao lối sống đồng cảm, chia sẻ. 2. Phân tích, bàn luận: + Khi chưa được chia sẻ, những giá trị mà mình có được chỉ thỏa mãn cho cá nhân nên hạnh phúc ấy nhỏ nhoi, hạn hẹp, chưa mang lại nhiều ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời.(HS lấy dẫn chứng trong đời sống: người cá nhiều may mắn, thành công nhưng sống ích kỉ; thờ ơ, vô cảm với những người kém may mắn hơn mình). + Khi được sẻ chia, hạnh phúc của cá nhân sẽ đem đến cho mọi người niềm vui và những giá trị có ý nghĩa. Người chia sẻ niềm vui, hạnh phúc cũng nhận được tình cảm yêu thương, quý trọng của mọi người. Từ đó mà niềm vui được nhân lên. Cuộc sống sẽ ngày càng đẹp hơn.(HS lấy dẫn chứng trong đời sống). + Biết chủ động sẻ chia niềm vui, quan tâm đến những người xung quanh không có nghĩa là để cho lòng tốt của bản thân bị lợi dụng. + Phê phán lối sống ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi và hạnh phúc của riêng mình. 3. Bài học nhận thức và hành động: + Rèn luyện cho mình lối sống: biết đống cảm, thấu hiểu, sẻ chia. + Luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện lối sống vì người khác. 1,0 1,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 d Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0,25 e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0,25 2 Bài nghị luận văn học 10,0 Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: - Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. - Đảm bảo đúng quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. Xác định đúng vấn đề nghị luận: chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học” 0,5 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giải thích: - Giải thích khái niệm, từ ngữ: + Khái niện văn xuôi ở đây chỉ tác phẩm tự sự, thể loại văn học phản ánh đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó, qua hệ thống các sự kiện, biến cố, với các tình tiết, chi tiết, các nhân vật cụ thể sống trong không gian và thời gian nhất định. + Thơ là thể loại trữ tình, phản ánh thế giới nội tâm con người bằng thứ ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. + Hồn thơ hay chất thơ được hiểu là tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa những khám phá về vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng với vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. => Ý kiến của Tô Hoài đã khẳng định vai trò quan trọng của hồn thơ, chất thơ trong văn xuôi. Theo nhà văn, văn xuôi thấm đượm hồn thơ mới trong sáng cất cao, mới thực sự là văn xuôi nghệ thuật, có sức mạnh thúc gọi, dẫn dắt, bồi đắp những tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn bạn đọc. 0,5 2. Làm sáng tỏ ý kiến qua tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh * HS giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn Tôi đi học a. Tôi đi học là áng văn xuôi đượm hồn thơ: * Đề tài đậm chất thơ: - Truyện viết về đề tài mái trường, cụ thể là kỉ niệm ngày đầu tiên đi học thường để lại ấn tượng sâu đậm, khó quên. - Đề tài gắn liền mái trường, với tuổi thơ là những gì vô tư, trong sáng, đẹp đẽ nhất khác với các loại đề tài: chiến tranh, thế sự => Đề tài giúp tác giả có điều kiện phát triển mạch trữ tình và chất thơ trong tác phẩm. * Chất thơ tỏa ra từ dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên. - Trên đường tới trường. - Đến sân trường. - Vào lớp học -> Tôi đi học êm dịu như một bài thơ mà ở đó mỗi dòng văn là một tâm tình, một kí ức ngọt ngào cùng với những tình cảm trong sáng làm nên chất thơ cho tác phẩm. * Chất thơ tỏa ra từ vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm: - Cốt truyện: + Tác phẩm gần như không có cốt truyện, không có những xung đột kịch tính không gây sự hồi hộp, căng thẳng cho người đọc. + Không xuất hiện nhiều nhân vật, không có nhiều lời thoại. - Giọng điệu: Không xuất hiện các giọng điệu thường gặp trong truyện ngắn như: chế giễu; đau buồn; bất bình; triết líChủ yếu Tôi đi học là giọng điệu tâm tình, êm ái - Hình ảnh: đều mang đặc điểm chung: đẹp, lãng mạn và thi vị + Các hình ảnh giàu chất thơ thường xuyên xuất hiện. + Nhiều hình ảnh so sánh đẹp, gợi cảm. - Từ ngữ và câu văn: + Từ ngữ: số lượng từ láy lớn, sử dụng nhiều tính từ, lời văn dung dị. + Câu văn: với những câu văn dài tạo nên nhịp điệu êm ái. Lưu ý: Thí sinh cần lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích. b. Chất thơ đã góp phần làm cho Tôi đi học trong sáng cất cao: - Chất thơ giúp cho chủ đề truyện được thể hiện rõ nét và sâu sắc; truyền thấm vào lòng người đọc kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. - Chất thơ làm nên sự đặc sắc trong văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật của tác giả. Từ đó, hình thành nên một nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Thanh Tịnh. 6,0 0,5 5,0 0,5 3,0 1,5 0,5 3. Liên hệ: Chất thơ trong đoạn trích Trong lòng mẹ được thể hiện ở các yếu tố sau: - Câu chuyện được kể qua sự hồi tưởng, dòng cảm xúc với nhiều cung bậc tình cảm đan xen. Đặc biệt, xuyên suốt đoạn trích là tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với người mẹ bất hạnh của mình. (Phân tích dẫn chứng) - Chất trữ tình còn được thể hiện ở những hình ảnh so sánh đặc sắc (dẫn chứng), ở lời văn nhiều khi mê say, dào dạt khác thường (Đoạn cuối: Phải bé lại.êm dịu vô cùng) => Chất thơ trong đoạn trích xuất phát tự một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm về nỗi đau và niềm hạnh phúc. 4. Đánh giá: Hai văn bản cùng là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ, đều có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Tôi đi học bố cục theo dòng hồi tưởng, đan xen giữa hiện tại và quá khứ; ngôn ngữ diễn tả tinh tế, giàu nhạc điệu, đượm chất thơ. Còn Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu) thể hiện phong cách viết của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí, lời văn tự truyện chân thành giàu sức truyền cảm. 2,0 1,0 Lưu ý: Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng đối với những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, phong cách. _________________Hết___________________
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.docx