Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (3 điểm).
Hãy viết về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây:
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá một bông hoa hồng đến hai đô-la.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006)
Câu 2: (7 điểm)
Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
n đến với cuộc đời bằng trái tim nhiệt huyết, sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng. -Người đọc khi tiếp nhận tác phẩm cần mở rộng tâm hồn, trái tim để cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà người nghệ sĩ gửi gắm trong thi phẩm d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. ************************************************************** ĐỀ 13. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4 điểm) Trên trang Vnexpress.net, Thứ tư, 8/4/2020, trong bài: Cây 'ATM gạo' cho người nghèo có đoạn viết: Thấy việc phát gạo từ thiện tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, anh Hoàng Tuấn Anh (35 tuổi) sáng chế máy phát gạo tự động được mọi người gọi là cây "ATM gạo". Sáng 7/4, ông Nguyễn Văn Mạnh (68 tuổi), làm nghề bán vé số ở quận 11, tiến lại gần tấm bảng "Điểm phát gạo tự động cho người nghèo", với tay lấy một túi nilon và rụt rè bấm nút cạnh chiếc bồn inox. Một dòng gạo trắng từ trong chiếc ống nhựa chảy ra, nằm gọn gàng trong túi. Khuôn mặt giãn ra, ông Mạnh xách túi gạo ra về, nhường chỗ cho người tiếp theo đang xếp hàng cách ông 2 mét. "Trước giờ tôi cũng được người ta cho gạo nhưng lần đầu thấy có cái máy tự động này. Nhân viên ở đây nói, ăn hết thì tới lấy tiếp nên tui không lo thiếu gạo trong mùa dịch này nữa", người đàn ông bán vé số đang thất nghiệp vì Covid-19 nói. Từ phần tin trên, em hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề: Yêu thương và sáng tạo. Câu 2 (6 điểm) Nhận định về thơ, Diệp Tiến cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”. Em hãy cảm nhận về tiếng lòng mà nhà thơ Tế Hanh gửi gắm trong bài thơ Quê hương ? ---------------------Hết------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1(4,0 điểm) 1. Về kĩ năng Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm a. Mở bài: - Khái quát nội dung mẩu tin - Dẫn ra vấn đề nghị luận: Yêu thương và sáng tạo. b. Thân bài: * Giải thích vấn đề: - Yêu thương: là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh, là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. - Sáng tạo: sáng tạo chính là hoạt động của con người khi tìm thấy cũng như làm nên giá trị vật chất hay giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Bên cạnh đó, sáng tạo còn được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi => Là hai yếu tố vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người, giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. * Bàn luận ý nghĩa vấn đề: - Vai trò và ý nghĩa của yêu thương và sáng tạo trong cuộc sống: + Sáng tạo rất cần thiết trong các lĩnh vực của cuộc sống: học tập, lao động, kinh doanh, Sáng tạo sẽ đem lại sự khác biệt, giúp con người vượt qua trở ngại cuộc sống, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả công việc, là yếu tố cần thiết để đem lại sự tiến bộ cho xã hội. (dẫn chứng) + Yêu thương: Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa (dẫn chứng) - Mối quan hệ giữa yêu thương và sáng tạo: + Từ yêu thương đến sáng tạo là một quá trình đi từ suy nghĩ, tình cảm đến hành động. Đó chính là biểu hiện của lối sống sẻ chia. + Yêu thương là cội nguồn sức mạnh của sáng tạo. Có yêu thương, con người sẽ biết vì người khác mà sáng tạo. Ngược lại, sự sáng tạo sẽ nhân rộng, làm tình yêu thương được nở hoa (dẫn chứng qua mẩu tin) + Nếu sự sáng tạo không xuất phát từ tình yêu thương thì sự sáng tạo ấy sẽ là mối họa (dẫn chứng) * Bàn bạc mở rộng: - Yêu thương và sáng tạo phải xuất phát từ chính đáy lòng, từ ý thức mà đi đến hành động cụ thể. Không vì toan tính cá nhân, không vì lợi ích trước mắt mà làm. - Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại hạnh phúc trong tâm hồn. - Xã hội vẫn còn những con người ích kỉ, làm việc, sáng tạo vì toan tính cá nhân, không xuất phát từ tình yêu thương, cần lên án. c. Kết bài: - Nêu bài học nhận thức, hành động cho bản thân. 0,5 0.25 0.25 0.25 0.75 0.75 0.75 0.5 Câu 2 (6,0 điểm) 1. Về kĩ năng + Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, vận dụng tích hợp liên môn. + Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. + Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc. 2. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: Nội dung Điểm a. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài * Lí giải và khẳng định vấn đề: + Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. + Nói “thơ là tiếng lòng”: chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa cảm xúc của nhà thơ. => Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và cảm xúc tình cảm của nhà thơ. Cũng thông qua thơ, người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm của mình. + Bài thơ “Quê hương” là nỗi nhớ tha thiết đằm sâu của người con xa quê, cũng là tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. Đó là tiếng lòng mà Tế Hanh gửi gắm. * Chứng minh vấn đề: - Làm rõ “tiếng lòng” hay chính là tình cảm, cảm xúc, là tình yêu, nỗi nhớ của Tế Hanh được thể hiện trong bài thơ Quê hương + Trước hết tiếng lòng ấy là nỗi nhớ quê hương, ghi khắc hình ảnh quê hương, hình ảnh làng tôi thông qua cách gọi tên làng, cách nói về những nét đặc trưng của làng + Tiếng lòng, cảm xúc của Tế Hanh còn được thể hiện qua nỗi nhớ về bức tranh lao động, nhịp sống, mưu sinh của người quê mình (phân tích chứng minh qua cảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về) + Tiếng lòng hay cảm xúc đó còn là nỗi nhớ người: “ Dân chài lưới” + Đó là nỗi nhớ sâu trở thành tưởng nhớ về những điều vừa bình dị, vừa mang nét đặc trưng nhất của quê nhà: màu nước, vị biển, con thuyền + Tiếng lòng ấy còn là ước mong, khát vọng được trở về quê hương, khát vọng về đất nước độc lập, Bắc Nam thống nhất * Đánh giá khái quát: - Khái quát được: Tiếng lòng của nhà thơ Tế Hanh được bộc lộ qua tình yêu, nỗi nhớ, sự trân trọng quê hương từ những điều bình dị nhất: Nhớ quê, nhớ biển, nhớ cảnh, nhớ người, nhớ màu, nhớ mùi, nhớ vị. => Quê hương có một vị trí thiêng liêng trang trong trong trái tim những người con xa xứ. - Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu, nỗi nhớ quê hương. - Để đạt được giá trị đó, cần có một cách viết giản dị, tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ. (Đánh giá về nghệ thuật) - Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanh và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. * Lưu ý: Người chấm cần phân biệt rõ bài làm biết xây dựng luận điểm, chứng minh luận điểm để làm sáng tỏ đề bài (dù chứng minh nông hay sâu, đủ ý hay chưa đủ ý... nhưng có ý thức biện luận), với bài phân tích tác phẩm thông thường. Nếu chỉ phân tích tác phẩm thông thường thì chưa có kỹ năng làm nghị luận văn học. *********************************************** ĐỀ 14 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (8,0 điểm) Suy nghĩ của em về tình mẫu tử và ý nghĩa của sự sống được gợi ra từ bài báo sau: Thiếu úy 25 tuổi Đậu Thị Huyền Trâm công tác tại Công an tỉnh Hà Tĩnh, chị mang thai tháng thứ 5 thì phát hiện ra mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bác sĩ khuyên chị đình chỉ thai nghén, hóa trị để kéo dài sự sống của mình. Tuy nhiên chị kiên quyết không điều trị để cho con trai chị có cơ hội chào đời. Với sự cứu chữa tận tình nhất của các bác sĩ Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngày 10/7/2016, chị được mổ đẻ, không gây mê khi thai nhi tròn 29 tuần tuổi. Con trai chị, bé Gấu hiện tại đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có những diễn biến khả quan. Ngày 21/7/2016, lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng chị được gặp Gấu trong vài phút. Ngày 26/7/2016, sức khỏe diễn biến xấu, chị được đưa về quê nhà Hà Tĩnh. Ngày 27/7/2016, người thiếu úy quả cảm, hy sinh cuộc đời mình vì con trai đã vĩnh viễn ra đi. (Theo “thanhnien.vn”; ngày 28/7/2016) Câu 2: (12,0 điểm) Nhà thơ Ta-gor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh để làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------------------- Hết ---------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (8,0 điểm) Yêu cầu cần đạt Điểm 1. Yêu cầu chung: - Học sinh tạo lập một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh, bàn về một vấn đê tư tưởng, đạo lí. - Bố cục văn bản chặt chẽ, trình bày ít mắc lỗi. 2. Yêu cầu cụ thể: 2.1. Giới thiệu chung: Khái quát vấn đề nghị luận thông qua đoạn thông tin 2.2. Trình bày suy nghĩ, ý kiến a. Giải thích: - Hành động từ chối điều trị ung thư để kéo dài sự sống của chị Huyền Trâm nói lên tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện ở sự hi sinh cả mạng sống cho con. - Việc chị Huyền Trâm chọn cái chết để con được sống nói lên quan niệm về sự sống và cái chết: sống là đáng quý, nhưng chết không có nghĩa là hết, không vô nghĩa, có những cái chết đem lại sự sống, gieo mầm cho sự sống bất diệt. => Câu chuyện về chị Huyền Trâm thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, bất tử của người mẹ và thể hiện cách nghĩ dũng cảm, nhân văn, tích cực: chọn cái chết để gieo mầm cho sự sống. b. Bàn luận: - Tình mẫu tử có nhiều biểu hiện, mà sự hi sinh cho con là một trong những biểu hiện đẹp đẽ nhất. Sự hi sinnh của người mẹ - kể cả mạng sống - cho con là minh chứng cho tình cảm cao đẹp nhất của con người. - Tình mẫu tử đem đến hạnh phúc cho mỗi chúng ta mà không có gì có thể thay thế hay đánh đổi. - Có nhiều người có cách quan niệm về sự sống và cái chết rất tích cực, nên họ không sợ hãi cái chết. Cái chết không nên là vô nghĩa, nhiều khi đó là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp của cuộc sống. - Khi con người có suy nghĩ tích cực về chuyện sống chết thì người ta không sợ hãi, đầu hàng số phận, mà dũng cảm đối mặt số phận để làm những điều có nghĩa - Những người không biết trân trọng tình mẫu tử hay có những người mẹ không thương con, đối xử nhẫn tâm với con đều đáng lên án; người suy nghĩ quá tiêu cực về chuyện sống chết thì rất dễ rơi vào bế tắc, lo âu, sợ hãi. c. Bài học nhận thức và hành động: - Cần nhận thức đầy đủ về tình mẫu tử; Biết trân trọng tình mẫu tử, sống hiếu thảo với cha mẹ nói chung. - Biết trân trọng cuộc sống và sống có ích. 2.3. Kết luận chung: Câu chuyện là một bài học sâu sắc về cuộc sống và thêm một lần ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 2: (12,0 điểm) Yêu cầu cần đạt Điểm 1. Yêu cầu chung - HS biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận một vấn đề qua các tác phẩm cụ thể. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, hành văn mạch lạc, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1.Giải thích - ngọn gió: cảm xúc,, cảm hứng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của nhà thơ. - tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ, tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn trong tác phẩm. => Bằng cách diễn đạt giàu hình ảnh tượng trưng, ý kiến khẳng định: nhà thơ phải có cảm xúc chân thành, rung động từ trái tim, tâm hồn, để tạo nên nét riêng biệt trong sáng tác của mình. 2.2. Bàn luận: Khẳng định ý kiến hoàn toàn chính xác + Thơ là tiếng nói của trái tim, là những rung cảm mạnh mẽ của người nghệ sĩ thể hiện cá tính sáng tạo rất riêng có sức hấp dẫn trong tác phẩm. + Mỗi tác phẩm thơ luôn thể hiện được mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị độc đáo. + Vì thế nhà thơ cần có cảm xúc chân thành, mãnh liệt (cái tâm) và sự công phu trong sáng tạo (cái tài), giúp người đọc nhận ra những giá trị đích thực, độc đáo của tác phẩm. 2.3. Phân tích, chứng minh a. Khái quát - Giới thiệu bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. - Gắn tác phẩm với nhận định: Bài thơ là tiếng nói riêng, độc đáo, thể hiện cảm xúc thiết tha chân thành của tác giả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của làng chài; tình yêu quê hương tha thiết của người con xa quê. b. Những rung cảm mãnh liệt, rất riêng được tác giả cảm nhận qua vẻ đẹp trong sáng của thiên nhiên - Bức tranh thiên nhiên đầy sức sống trong buổi sáng bình minh. - Vẻ đẹp con thuyền sau ngày lao động mệt mỏi. c. Những rung cảm mãnh liệt, rất riêng được tác giả cảm nhận qua cuộc sống lao động bình dị của ngư dân miền biển - Vẻ đẹp căng tràn sức sống khi đoàn thuyền ra khơi. - Thành quả lao động sau những vất vả. - Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, chân chất của con người quê hương miền biển. - Nỗi nhớ da diết, gắn bó bền chặt với quê hương. d. Nét riêng ở hình thức biểu hiện - Xây dựng hình ảnh thơ giản dị, chân thực nhưng rất lãng mạn, phóng khoáng đẹp đẽ thổi hồn cho cảm hứng của nhà thơ. - Thể thơ tám chữ, kết hợp với giọng thơ tha thiết khi thì trầm lắng khi thì bay bổng gợi cảm xúc miên man. - Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị mang vẻ đẹp tâm hồn ngư dân làng chài. - Giọng điệu thơ trong sáng, thiết tha phù hợp với cảm xúc trong trẻo, nỗi nhớ da diết của người con xa quê. - Cách đặt nhan đề, cách sử dụng đại từ tôi giúp bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ đầy sáng tạo. e. Đánh giá - Bài thơ đã thể hiện những rung cảm chân thực, bình dị từ tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. - Với người sáng tác: sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết; cần tạo ra tác phẩm độc đáo. - Với người đọc: không ngừng trau dồi những kiến thức để hiểu và đồng cảm với chiều sâu cảm xúc của tác giả, cảm thụ được những dấu ấn sáng tạo trong mỗi tác phẩm. ----------Hết-------- ******************************************************* ĐỀ 15 ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU HỌC SINH LỚP 8 Môn: Ngữ văn I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 3. Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên. 4. Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì? II. LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1: (6,0 điểm) Từ sự hồi sinh kì diệu của nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri, em hãy viết một đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về nghị lực sống của mỗi con người. Câu 2: (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Quê hương là bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển, nhất là tình của nhà thơ với quê hương đầy dư vị, ngân nga. (Vũ Dương Quý - Lê Bảo, Bình giảng văn học 8). Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------- Hết ---------- HƯỚNG DẪN CHẤM *YÊU CẦU CHUNG: Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, bước đầu thể hiện chiều sâu; kĩ năng làm văn khá tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. 3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm B. YÊU CẦU CỤ THỂ: ĐÁP ÁN ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU. (4,0 điểm) 4,0 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm 1,0 Câu 2. Thể thơ: lục bát 1,0 Câu 3. - BPTT nổi bật: + điệp ngữ: cũ sao - Hiệu quả của BPTT: + Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ. + Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung 1,0 Câu 4. Học sinh có thể tự do phát biểu cảm xúc của mình: tự hào, yêu quý đối với khúc hát dân ca quê hương tình yêu, sự gắn bó với nguồn cội với quê hương, đất nước 1,0 II. LÀM VĂN. (16,0 điểm) Câu 1: 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc viết đoạn văn nghị luận. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: - Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sống, trạng thái tinh thần và nghị lực sống của nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm. - Bàn về nghị lực sống: trọng tâm: + Nghị lực sống là không lùi bước trước khó khăn thử thách, luôn lạc quan tin tưởng... + Là phẩm chất cao đẹp, cần thiết: tiếp sức cho con người vượt qua khó khăn, gian khổ là con đường dẫn đến thành công... (lấy dẫn chứng). + Phản biện: trong cuộc sống có một số người thiếu ý chí nghị lực, thấy khó khăn thì nản chí, buông xuôi + Nhận thức và hành động bản thân: ý thức được vai trò của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí tinh thần,... 4,0 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Câu 2: 10,0 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. - Chứng minh ý kiến: Ý 1: Quê hương là bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển. - Giới thiệu về quê hương làng chài. - Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân làng chài. + Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: con thuyền, cánh buồm->Bức tranh lao động đầy hứng khởi, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. + Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: tấp nập, nhộn nhịp, niềm vui lời cảm tạ chân thành của người đi biển.. + Vẻ đẹp con người vùng biển: vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường Ý 2: Tình yêu quê hương của nhà thơ đầy dư vị, ngân nga. - Tự hào về một làng quê miền biển - Nỗi nhớ da diết, đằm sâu về cảnh và người vù
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_ngu_van_lop_8_co_huong_d.docx