Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Lục Nam (Có hướng dẫn chấm)
I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà cho đời những đóa hoa thơm.
Có một nghề lặng thầm những đêm thâu
Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án
Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy
Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu.
Như vầng trăng tỏa sáng khắp muôn nơi
Như hàng cây đã bao mùa lá rụng
Đón thu về bâng khuâng tà áo trắng
Khi hè về xôn xao tiếng ve ngân.
Như dòng sông êm đềm trôi theo tháng năm
Như cánh buồm chở đầy khát vọng
Đưa đàn em thơ đến chân trời mơ ước
Ôi tự hào nghề giáo tôi yêu.
(Nghề giáo tôi yêu – theo thơ Đinh Văn Nhã)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính là gì ?
Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ có trong câu thơ sau :
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà cho đời những đóa hoa thơm.
Câu 4. Thông điệp mà nhà thơ gửi gắm tới người đọc qua đoạn thơ là gì ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Lục Nam (Có hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN THI : NGỮ VĂN 6 Ngày thi : 12/04/2021 Thời gian làm bài : 150 phút I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Mà cho đời những đóa hoa thơm. Có một nghề lặng thầm những đêm thâu Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu. Như vầng trăng tỏa sáng khắp muôn nơi Như hàng cây đã bao mùa lá rụng Đón thu về bâng khuâng tà áo trắng Khi hè về xôn xao tiếng ve ngân. Như dòng sông êm đềm trôi theo tháng năm Như cánh buồm chở đầy khát vọng Đưa đàn em thơ đến chân trời mơ ước Ôi tự hào nghề giáo tôi yêu. (Nghề giáo tôi yêu – theo thơ Đinh Văn Nhã) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính là gì ? Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ có trong câu thơ sau : Có một nghề không trồng cây vào đất Mà cho đời những đóa hoa thơm. Câu 4. Thông điệp mà nhà thơ gửi gắm tới người đọc qua đoạn thơ là gì ? II. Phần làm văn (16.0 điểm) Câu 1 (6.0 điểm) Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về công việc của thầy, cô giáo qua những dòng thơ sau : Có một nghề lặng thầm những đêm thâu Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy [] Đưa đàn em thơ đến chân trời mơ ước (Nghề giáo tôi yêu – theo thơ Đinh Văn Nhã) Câu 2 (10.0 điểm) Cho hai đoạn thơ sau : - Quê hương là một tiếng gà, Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng. Quê hương là cánh đồng vàng, Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều. - Quê hương là tiếng sáo diều, Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê. (Theo Quê hương, Nguyễn Đình Huân) Từ ý của hai đoạn thơ trên và hiểu biết thực tế cùng sự tưởng tượng của bản thân, em hãy viết bài văn miêu tả bức tranh ngày hè trên quê hương. -------------------------------- Hết ------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : ............................................................................... Số báo danh: .......................................... Giám thị 1 (Họ tên và ký): ........................................; Giám thị 2 (Họ tên và ký): ........................................ PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Ngày thi : 12/04/2021 Môn thi: Ngữ văn 6 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần Câu Yêu cầu Điểm I Phần đọc hiểu 4.0 1 - Đoạn thơ được viết theo thể thơ : tự do. 0.5 - Phương thức biểu đạt chính là : biểu cảm. 0.5 2 - Từ láy : miệt mài, bâng khuâng, êm đềm, xôn xao 1.0 3 - Biện pháp tu từ : ẩn dụ “những đóa hoa thơm” chỉ những lứa tuổi học sinh. 0.5 - Tác dụng : + Cho thấy từng thế hệ học sinh khôn lớn, trưởng thành, trở thành người có ích cho đời là nhờ thầy cô đã dạy dỗ. + Ca ngợi công lao to lớn của thầy cô; làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. 0.25 0.25 4 - Thông điệp từ nội dung đoạn thơ có thể là : + Sự ghi nhớ biết ơn công lao của thầy, cô; + Truyền thống tôn sư trọng đạo; + Tình cảm của học sinh với thầy cô; +. 1.0 II Phần làm văn 16.0 Cảm nhận của em về công việc của thầy, cô giáo qua đoạn thơ 6.0 1 Về kĩ năng 1.5 + Đảm bảo hình thức một đoạn văn. + Trình bày mạch lạc, lời văn chính xác, biểu cảm, sáng tạo, đúng chính tả. + Xác định đúng vấn đề : Cảm nhận về công việc của thầy, cô giáo qua đoạn thơ. 0.5 0.5 0.5 Về kiến thức 4.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được nội dung cơ bản sau : - Công việc của những người thầy, người cô vô cùng vất vả, khó nhọc. Để có được những bài giảng hay, cuốn hút, thầy cô đã phải : đổ mồ hôi công sức, thức bao đêm thâu, miệt mài soạn giáo án để lên lớp dạy học sinh. - Thầy cô là người nâng đỡ, chắp cánh, tiếp bước cho từng thế hệ học sinh; giúp học sinh đạt được ước mơ, khát vọng của mình. - Từ đó, chúng ta thấu hiểu, biết ơn công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặng của thầy cô đối với bản thân mình. 1.5 1.5 1.5 Miêu tả bức tranh ngày hè trên quê hương dựa trên ý đoạn thơ. 10.0 2 Về kĩ năng 1.5 - Biết cách viết một bài văn miêu tả sáng tạo (tả cảnh), bố cục ba phần. - Bài không mắc những lỗi thông thường. Diễn đạt lưu loát, sử dụng tốt kỹ năng miêu tả với các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các phép tu từ, - Sáng tạo : Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt. 0.5 0.5 0.5 Về kiến thức 8.5 Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau : - Đảm bảo về các chi tiết, hình ảnh có trong nội dung hai đoạn thơ (theo bài Quê hương) của Nguyễn Đình Huân : tiếng gà gáy, bình minh lên, cảnh xóm làng, cánh đồng lúa chín, cảnh trời chiều, bờ đê, tiếng sáo diều, cánh cò trắng 1.0 - Giới thiệu về bức tranh ngày hè trên quê hương. - Tả bao quát khung cảnh ngày hè : khung cảnh, âm thanh, hình ảnh, màu sắc - Tả chi tiết khung cảnh ngày hè : + Buổi sáng mùa hè : tả cảnh bình minh lên, âm thanh tiếng gà gáy báo thức, tiếng chim hót, giọt sương trên các cành cây, khung cảnh xóm làng + Buổi trưa mùa hè : tả ánh nắng lên rực rỡ, chói chang, tiếng ve kêu, hình ảnh cây cối (tả cánh đồng lúa), con người + Buổi chiều mùa hè : tả bầu trời, ánh nắng dịu nhẹ, đám mây; từng đàn cò trắng bay lượn trên triền đê; lũ trẻ chăn trâu thả diều - Nêu cảm nghĩ của bản thân về bức tranh ngày hè trên quê hương. 1.0 1.0 1.5 1.5 1.5 1.0 Tổng điểm toàn bài: 20.0 -------------------------------- Hết ------------------------------- Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_ngu_va_lop_6_nam_hoc_202.doc