Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)
Câu1 (1.0 điểm):
Trái Đất có những chuyển động quan trọng nào? Cho biết ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất? Vì sao?
Câu 2(2.0 điểm):
a. Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng - bảo vệ tổ quốc hiện nay?
b. Chứng minh vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông?
Câu 3 (5.0 điểm):
a. So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam?
b. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Giải thích?
Câu 4 (5.0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta vào ba vùng sông ngòi tương ứng? Tại sao sông ngòi ở Trung Bộ thường gây lũ đột ngột và ngập lụt ở nhiều vùng?
b. Đọc tên các miền khí hậu, vùng khí hậu của mỗi miền? Trình bày và giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa các miền?
Câu 5 (2.0 điểm)
Đặc điểm, sự phân bố các dạng địa hình Thanh Hóa? Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Thanh Hóa ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân (Có hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn thi: ĐỊA LÝ LỚP 8 Ngày thi: 04/4/2021 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 06 câu, gồm 01 trang) Câu1 (1.0 điểm): Trái Đất có những chuyển động quan trọng nào? Cho biết ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất? Vì sao? Câu 2(2.0 điểm): a. Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng - bảo vệ tổ quốc hiện nay? b. Chứng minh vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông? Câu 3 (5.0 điểm): a. So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam? b. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Giải thích? Câu 4 (5.0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta vào ba vùng sông ngòi tương ứng? Tại sao sông ngòi ở Trung Bộ thường gây lũ đột ngột và ngập lụt ở nhiều vùng? b. Đọc tên các miền khí hậu, vùng khí hậu của mỗi miền? Trình bày và giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa các miền? Câu 5 (2.0 điểm) Đặc điểm, sự phân bố các dạng địa hình Thanh Hóa? Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Thanh Hóa ? Câu 6 (5.0 điểm): Cho bảng số liệu Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại các trạm TP. Lai Châu (Lai Châu); Bãi Cháy (Quảng Ninh) Tháng Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TP.Lai Châu (Lai Châu) Nhiệt độ(0C) 14,4 14,3 18,4 20,9 22,8 23,1 24,0 23,9 23,4 20,8 18,7 15,6 Lượng mưa(mm) 53,5 31,8 99,5 292,8 433,7 526,2 330,3 426,4 322,9 188,1 83,9 106,0 Bãi Cháy (Quảng Ninh) Nhiệt độ(0C) 17,2 16,5 21,2 23,3 28,7 29,4 28,6 28,0 27,5 25,5 23,4 19,0 Lượng mưa(mm) 18,0 5,2 39,4 44,2 102,5 309,4 844,7 422,0 415,5 22,7 44,9 37,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Biết: - TP. Lai Châu (Lai Châu): Vĩ độ: 22004’B, độ cao: 1451 m. - Bãi Cháy (Quảng Ninh) : Vĩ độ : 20058’B, độ cao 20 m a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 của 2 trạm. b. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 trạm trên? Giải thích? ------------------ Hết ------------------ Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam của nhà xuất bản Giáo dục từ năm 2009 đến nay. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trái Đất có những chuyển động quan trọng nào? Cho biết ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất? Vì sao? - Trái Đất có hai chuyển động quan trọng: Chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời - Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh trên Trái Đất là ngày: 21/3- Xuân phân và 23/9- Thu phân. - Vì: + Trái Đất có dạng hình cầu khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. + Trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau, cắt nhau tại tâm địa cầu nên thời gian chiếu sáng và sự hấp thụ nhiệt ở hai nửa cầu như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh ở hai nửa cầu trên Trái Đất. 1đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 a Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng - bảo vệ tổ quốc hiện nay? * Thuận lợi: - Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới * Khó khăn: Chịu nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, ) và luôn phải chú ý bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời tổ quốc. 1đ 0,25đ 0,25đ 0, 5đ b Chứng minh vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông? - Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2/ 3,4 triệu km2, có chung biển Đông với nhiều nước như Trung Quốc, Phi-lip-pin, Thái Lan, Bru-nây,... - Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển 1đ 0,5đ 0,5đ 3 a So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam? -Vùng núi Trường Sơn Bắc + Là khu vực núi trung bình có độ cao không quá 1000m, sườn đông trên lãnh thổ Việt Nam hẹp ngang, dốc; sườn tây trên lãnh thổ của Lào rộng và thoải. + Địa hình bao gồm các dãy núi chạy song song, so le nhau theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Sườn đông trên lãnh thổ Việt Nam được nâng cao ở hai đầu ( phía bắc là vùng núi tây Nghệ An, phía nam là vùng núi tây Thừa Thiên – Huế) ở giữa thấp trũng. -Vùng núi Trường Sơn Nam: + Là khu vực núi cao có độ cao lớn, nhất là khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ, sườn đông dốc đứng đổ ngay sát xuống đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn tây thoải, bề mặt tương đối bằng phẳng. + Địa hình bao gồm các khối núi và cao nguyên Ba zan xếp tầng cao đồ sộ hợp thành cánh cung quay lưng về phía biển. Có hai sườn bất đối xứng rõ rệt; sườn đông cao ở hai đầu ( phía bắc là khối núi Kon Tum, phía nam là khối cực Nam Trung Bộ đều cao đồ sộ) ở giữa thấp trũng; sườn tây là các cao nguyên xếp tầng bề mặt có độ cao 400m, 800m, 1000m. 2đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ b Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Giải thích? * Tính chất nhiệt đới: - Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kilôcalo trong một năm. Số giờ nắng nhiều đạt từ 1400 -> 3000 giờ trong một năm - Nhiệt độ trung bình năm cao > 210C và tăng dần từ bắc vào nam. * Tính chất gió mùa. - Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió. - Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh khô, mùa hạ có gió mùa Tây Nam, Đông Nam nóng ẩm mưa nhiều. * Tính chất ẩm. - Lượng mưa trung bình năm lớn đạt từ 1500mm – 2000mm. Ở những nơi sườn núi đón gió và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500mm – 4000mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. * Giải thích: - Nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến, trong năm đều có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh nên hằng năm nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn nền nhiệt cao. - Nước ta nằm giáp biển, các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn. - Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á 3đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 4 a - Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta vào ba vùng sông ngòi tương ứng? ( Lưu ý: Nếu thiếu 1 hệ thống sông trừ 0,25 điểm) Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ - Hệ thống sông Hồng. - Hệ thống sông Thái Bình. - Hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang - Hệ thống sông Mã - Hệ thống sông Cả. - Hệ thống sông Thu Bồn. - Hệ thống sông Đà Rằng. - Hệ thống sông Đồng Nai. - Hệ thống sông Mê Công. - Tại sao sông ngòi ở Trung Bộ thường gây lũ đột ngột và ngập lụt ở nhiều vùng? + Do địa hình hẹp ngang sông ngắn, dốc, lưu vực nhỏ độc lập cùng với cường độ mưa rất lớn tập trung làm cho lượng nước sông lên nhanh và đột ngột. + Phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của các đồng bằng duyên hải, cửa sông nhỏ uốn khúc quanh co nên thoát nước chậm, gây ngập lụt cho nhiều vùng. 1,5đ (0,5đ trên 1 khu vực) 0,5đ 0,5đ b -Đọc tên các miền khí hậu, vùng khí hậu của mỗi miền? + Miền khí hậu phía Bắc có các vùng khí hậu: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Miền khí hậu phía Nam có các vùng khí hậu: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Lưu ý ( Nếu thiếu hoặc sai tên miền, vùng khí hậu trừ 0,25 điểm) -Trình bày và giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa các miền? + Miền khí hậu phía Bắc ( từ vĩ tuyến 160B trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nữa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều + Miền khí hậu phía Nam (từ vĩ tuyến 160B trở vào) có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. + Sự khác biệt trên là do: Lãnh thổ trải dài dưới tác động của độ cao và hướng địa hình; vào mùa đông phía Bắc gần chí tuyến chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, phía Nam gần xích đạo chịu ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc nên có nền nhiệt cao, lượng mưa ít. 1đ 0,5đ 0,5đ 1,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 5 * Đặc điểm, sự phân bố các dạng địa hình Thanh Hóa? - Miền núi và trung du ở phía tây: Vùng đồi núi thấp (độ cao trung bình từ 600 – 700m), nhiều đỉnh núi cao > 1000m; vùng trung du: chủ yếu là đồi núi thấp đỉnh bằng, sườn thoải. - Miền đồng bằng ở phía đông: được cấu tạo bởi phù sa cũ của các hệ thống sông, xen lẫn là một số núi sót có độ cao 200m-300m. - Miền ven biển từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia: vùng sình lầy, vùng đất cát. Bờ biển bằng phẳng, thềm lục địa tương đối nông và rộng. * Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Thanh Hóa ? - Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo hướng sườn: Sườn đón gió gây mưa lớn thời tiết nóng ẩm; sườn khuất gió gây ra hiện tượng phơn, thời tiết khô nóng. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (0,60C/100m) nên miền núi khí hậu khắc nghiệt hơn đồng bằng duyên hải; vùng núi cao phía tây khí hậu thay đổi theo đai cao. 2đ 0, 5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 6 a - Vẽ biểu đồ thích hợp là biểu đồ Cột ghép * ( Lưu ý: Nếu vẽ biểu đồ cột ghép của từng trạm thì được 1,5 điểm; cột ghép 2 trạm/ tháng từ tháng 5 đến tháng 10 thì cho 2 điểm, dạng khác, không chấm điểm) * Yêu cầu: Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thẩm mĩ, ghi đầy đủ số liệu, chú giải, tên biểu đồ. Nếu thiếu trừ 0,25 điểm/ yếu tố. 2đ b Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 trạm trên? Giải thích. * Chế độ nhiệt: - Nhiệt độ trung bình năm TP.Lai Châu (Lai Châu) thấp hơn (20,00C), Bãi Cháy (Quảng Ninh) cao hơn (24,00C) - Tháng có nhiệt độ cao nhất tại TP. Lai Châu là tháng 7 (24,00C), tại Bãi Cháy là tháng 6 (29,40C); tháng có nhiệt độ thấp nhất ở TP.Lai Châu là tháng 2 (14,30C), Bãi Cháy cũng là tháng 2 (16,50C). - Trong năm, TP.Lai Châu có 5 tháng nhiệt độ dưới 200C và không có tháng nào trên 240C, Bãi Cháy có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C và có 6 tháng nhiệt độ cao trên 250C ( tháng 5 đến tháng 10). - Biên độ nhiệt năm của TP.Lai Châu thấp hơn (9,70C), Bãi Cháy cao hơn (12,90C) => Giải thích: TP.Lai Châu và Bãi Cháy đều thuộc miền khí hậu phía Bắc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nhưng TP.Lai Châu nằm gần chí tuyến hơn và còn chịu tác động của độ cao địa hình. Bãi Cháy có biên độ nhiệt chênh lệch lớn hơn TP.Lai Châu là do vào mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nhiệt độ thấp còn vào nửa đầu mùa hè khuất gió mùa Tây Nam gây nên hiện tượng phơn thời tiết khô nóng, nhiệt độ cao. * Chế độ mưa: - Tổng lượng mưa trong năm của hai trạm đều cao, TP.Lai Châu có tổng lượng mưa cao hơn (2895,1mm), Bãi Cháy thấp hơn (2306,1mm) nhưng mùa mưa có sự khác nhau, TP.Lai Châu kéo dài tới 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), Bãi Cháy mùa mưa chỉ kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) song đều có lượng mưa lớn (TP.Lai Châu: 2520,4 mm, chiếm 87% lượng mưa cả năm; Bãi Cháy: 2094,1 mm chiếm 91% lượng mưa cả năm). - Tháng có lượng mưa cực đại ở TP.Lai Châu là tháng 6 (526,2mm), ở Bãi Cháy là tháng 7 (844,7mm); tháng có lượng mưa cực tiểu ở TP.Lai Châu là tháng 2 (31,8mm), ở Bãi Cháy cũng vào tháng 2 (5,2mm); trong năm trừ tháng 7 và tháng 9 Bãi Cháy các tháng đều có lượng mưa thấp hơn TP.Lai Châu - Giải thích: TP.Lai Châu (Lai Châu) nằm ở vùng núi có độ cao lớn (1451m) kết hợp với hướng núi đón gió mùa Tây Nam nên có tổng lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài và các tháng mưa nhiều hơn, mưa lớn đều trong suốt mùa mưa; còn Bãi Cháy (Quảng Ninh) nằm ở nơi có độ cao thấp (20m) nhưng ở vị trí sườn đón gió Đông Nam từ biển vào kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới trong thời gian này tạo nên mùa mưa có lượng mưa lớn; vào mùa đông nằm ở sườn khuất gió của cánh cung Đông Triều nên có lượng mưa rất nhỏ. 3đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Tổng Câu 1+2+3+4+5+6 20 Lưu ý: Những câu hỏi, nội dung vận dụng, liên hệ thí sinh trình bày cách khác nhưng vẫn đảm bảo kiến thức vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dia_li_lop_8_nam_hoc_202.docx