Đề tham khảo Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”

 ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.

 

doc 320 trang linhnguyen 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tham khảo Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)

Đề tham khảo Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)
 bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (5 điểm)	
	Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca là tiếng nói của trái tim", qua hai tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------------------Hết-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm chắc phương pháp và nội dung làm bài của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cacahs hợp lí, khuyến khích các bài viết sáng tạo, có cảm xúc.
- Học sinh làm bài theo nhiều cách riêng nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. 
- Chúng tôi được nhắc đến trong đoạn văn là nhân vật Thành và Thủy
0.5
b.
- Nhân vật muốn nhắc đến cuộc chia tay của cha mẹ dẫn đến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
0.5
c. ( 2.0 điểm)
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả đối lập: Những bông hoa rực rỡ sắc màu, lũ chim vui vẻ nhảy nhót Đã làm nổi bật khung cảnh một buổi sớm thanh bình, hiền hòa tươi đẹp. Ngoại cảnh tươi đẹp đối lập hoàn toàn với cảnh ngộ đáng thương của hai anh em
- Bằng nghệ thuật miêu tả đối lập ấy, tác giả đã tô đậm nỗi đau buồn, cô đơn, lạc lõng của hai anh em Thành và Thủy.
- Đó cũng là sự sẻ chia, đồng cảm của tác giả trước hoàn cảnh éo le của hai anh em.
1.0
0.5
0.5
d. (2 điểm)
- Đảm bảo hình thức 1 đoạn văn ngắn.
- Giới thiệu được vấn đề: “Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh phúc của trẻ thơ”
- Giải thích: 
+ Tình yêu thương gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em.
+ Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn.
+ Niềm vui sướng, hạnh phúc của trẻ thơ chính là được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình.
- Khẳng định: Nhận định trên hoàn toàn đúng.
 Bởi vì: 
+ Tình yêu thương gia đình chính là nền tảng, là cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ khôn lớn, trưởng thành.
+ Tình yêu thương gia đình đã nuôi dưỡng, chắp cánh cho những ước mơ của trẻ thơ, tạo cho trẻ thơ có được niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.
+ Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ.
- Chúng ta cần phải nâng niu, trân trọng tình yêu thương của gia đình mà chúng ta đang có.
0,25
0,5
1,0
0,25
Câu 2
1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận chứng minh.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
3. Giới thiệu được vấn đề nghị luận và xây dựng được hệ thống luận điểm, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề nghị luận .
Có thể viết bài theo định hướng sau:
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề nghị luận.
b. Thân bài:
* Giải thích nhận định:
- Thơ ca là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ.
- Thơ ca là tiếng nói tiếng nói của trái tim có nghĩa là: Thơ ca thể hiện những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc niềm vui buồn, tình yêu ghét... của con người.
* Chứng minh:
+ Thơ ca là tiếng nói của tình cảm gia đình, tình bà cháu ( Phân tích bài thơ “ Tiếng gà trưa):
- Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức
-> Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà.
-> Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác.
-> Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm no.
-  Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu ( khổ cuối)
+ Thơ ca là tiếng nói của tình cảm bạn bè ( Phân tích bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”).
- Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
-> Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:
-> Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.
-> Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.
⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
- Cách tiếp đãi bạn của tác giả
-> Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà...
->Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.
- Tình bạn thắm thiết của tác giả
-> Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:
-> Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.
-> Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
=> Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả.
+ Thơ ca là tiếng nói của tình yêu quê hương, đất nước.
- Trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”: Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi....Ta cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Đó là một trong những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”: Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu.
- Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc.
* Đánh giá khái quát: 
- Quả đúng là thơ là tiếng nói của trái tim thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ truyền đến trái tim người đọc.
- Hai tác giả sống ở hai thời đại khác, hai bài thơ được viết theo hai thể thơ khác nhau nhưng đều đã thể hiện thật hay, thật xúc động về những tình cảm, cảm xúc thiêng liêng của con người: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước...
- Ngoài hai bài thơ trên còn có nhiều bài thơ khác cũng thể hiện rất hay, rất sâu sắc về tình cảm, cảm xúc của con người ( kể tên một vài bài thơ)
c. Kết bài:
- Khẳng định lại nhận định.
- Liên hệ đến tình cảm, cảm xúc của bản thân.
4.5
0.25
0.5
1.0
1.0
1.0
0.5
0.25
4. Sáng tạo:Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, đánh giá riêng , sự phát hiện mới mẻ. 
0.5
 ****************************************************
ĐỀ 31
ĐỀ BÀI
Câu 1. (4 điểm)
	Đọc đoạn trích sau: 
	Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
	Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
	Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
	 (Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2)
	1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	2. Xác định các từ láy trong đoạn trích.	
	3. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt.
	4. Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Chú thích: (a), (b) Nguyên văn in: XXX.
Câu 2. (6 điểm)
	Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
	(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
	Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người.
Câu 3. (10 điểm)
	Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng:
	Thơ là tiếng lòng.
	(Diệp Tiếp)
	Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
--------------------------------HẾT-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
ĐỌC HIỂU
4.0
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.
0.5
2. Các từ láy: tầm tã, bì bõm, lướt thướt, xao xác, cuồn cuộn
1.0
3. Các câu đặc biệt: 
+ Gần một giờ đêm.
+ Than ôi!
+ Lo thay!
+ Nguy thay!
1.0
4. Hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên hết sức cụ thể:
- Mưa gió dữ dội, đê sắp vỡ.
- Những người dân hộ đê làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. 
-> Cảnh tượng tương phản khiến tác giả lo lắng, thốt lên xót xa, đau đớn trước tình thế tuyệt vọng của người dân lúc này.
1.5
CÂU 2
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
6.0
A. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
- Đây là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Học sinh biết cách lập luận, diễn đạt mạch lạc. Văn có cảm xúc
B. YÊU CẦU NỘI DUNG
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:
I. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến. 
0.5
II. THÂN BÀI
5.0
1. Giải thích
- Giải thích “gia đình” là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, là ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em... Ý kiến trên khẳng định vai trò quan trọng của gia đình và khuyên nhủ mỗi người biết trân trọng tình cảm đó.
1.0
2. Vì sao mỗi con người cần có một mái ấm gia đình
+ mái ấm gia đình là nơi được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ để trưởng thành...
+ Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách.
+ Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân đau đớn, bất hạnh nhất. Sự bình yên trong mỗi gia đình góp phần làm nên sự bình yên trong xã hội.
3.0
3. Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với gia đình...
0.5
4. Mọi người hãy có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm gia đình.
0.5
III. KẾT BÀI
Khái quát lại vấn đề.
0.5
CÂU 3
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
10.0
A. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách viết bài nghị luận văn học.
- Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt.
B. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: 
I. MỞ BÀI
Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề và giới hạn.
0.5
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
* Giải thích “tiếng lòng”: là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm Trong hai bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung của Bác.
0.5
2.Chứng minh
8.0
2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
0.5
2.2.Tình yêu thiên nhiên thiết tha, phong thái ung dung của Bác:
4.0
+ Trong bài thơ “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người. Bài thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ “lồng” được nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ (2 điểm)
+ Trong bài thơ “Rằm tháng giêng”, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang của đêm nguyên tiêu. Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như không có giới hạn. Điệp từ “xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người (2 điểm)
2.3 Là tình yêu nước sâu sắc của Bác: 
3.0
+ Trong bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” không phải chỉ vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc
+ Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trong huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, Người vẫn vừa đắm say tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho vận mệnh dân tộc
2.4 Đặc sắc nghệ thuật
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên; sử dụng hiệu quả phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữthể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
0.5
III. KẾT BÀI
 Khái quát lại vấn đề, liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc.
0.5
********************************************************
ĐỀ 37
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm)
	Đêm nay, mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi, đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
 (Trích Cổng trường mở ra, Lý Lan, Ngữ văn7, tập 1)
Từ việc người mẹ không “ cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết bài văn bàn về tính tự lập.
Câu 2. (6,0 điểm)
“Thơ Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại”. 
Em hãy chứng minh ý kiến trên qua bài thơ: “Rằm tháng giêng “ (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng cả yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
	3. Cho điểm lẻ tới 0.25; không làm tròn điểm số của bài.
 II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4đ)
I.Yêu cầu về kĩ năng:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội (Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa đặt ra từ một hình ảnh trong câu chuyện, vận dụng tốt các thao tác nghị luận đã học: chứng minh, giải thích).
-Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễ đạt sáng tạo.
II.Yêu cầu về nội dung:
1.Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận:
Hai chữ “ buông tay” là bước ngoặt của hai trạng thái bao bọc và phải đi một mình. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường phía trước là biểu hiện của tính tự lập.
0,5
2.Thân bài:
a.Giải thích tính tự lâp:
-Tự lập là do chính bản thân mình, không có sự giúp đỡ của người khác.
0,25
-Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng một cuộc sống cho mình mà không ỷ lại. Chủ động đưa ra quyết định và làm lấy mọi công việc, không dựa vào người khác
0,25
b.Dùng lí lẽ, dẫn chứng: ( Dẫn chứng thực tế về tự lập trong học tập,lao động, sinh hoạt hàng ngày) để thể hiện được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tính tự lập nhưng về cơ bản cần đảm bảo được các ý sau:
-Tự lập là đức tính quan trọng đối với mỗi con người.
0,25
-Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có cha mẹ bên cạnh để dìu dắt hay một người nào đó bên mình để giúp đỡ những khó khăn. Vì vậy cần rèn luyện tính tự lập để chủ động làm việc, ứng phó với cuộc sống. (dẫn chứng)
0,5
-Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, giá trị bản thân được khẳng định, mọi người trân trọng (dẫn chứng)
0,5
c. Bình luận, mở rộng để rút ra bài học:
-Tự lập là cần thiết nhưng thực tế không phải ai cũng làm được. Nhiều người sống dựa dẫm. Khi dựa dẫm sẽ trở thành gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ thụ động, vô nghĩa, khó thành công.(dẫn chững)
0,25
-Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng, không phải là sự tự tin thái quá. Chúng ta phải đoàn kết, dựa vào mọi người để chia sẻ, học tập tạo sức mạnh tập thể.
0,25
-Mỗi cá nhân cần rèn luyện tính tự lập để hình thành tính cách lâu bền. Nỗ lực vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
0,5
-Cần phê phán những người thiếu tinh thần tự lập, sống thụ động, ỷ lại
0,25
3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề:
Tính tự lập là đức tính rất cần thiết với mỗi con người trong xã hội hiện nay, cần rèn luyện đức tính tốt đẹp đó ngay từ khi còn nhỏ
0,5
Lưu ý: HS cần lấy những dẫn chứng cụ thể, sát thực đời sống, phù hợp để làm rõ vấn đề
Câu 2
(6đ)
I.Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận chứng minh một ý kiến nhận xét về giá trị của bài “Rằm tháng giêng”.
-Sự dụng linh hoạt các thao tác lập luận.
-Bố cục rõ 3 phần, hệ thống ý sáng tỏ, mạch lạc.
-Diễn đạt chính xác trôi chảy; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
-Biết phân tích văn bản phiên âm chữ Hán trong sự đối chiếu dịch thơ.
II.Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.Giải thích:
-Cổ điển là vẻ đẹp tinh hoa mẫu mực của cổ thi phương Đông. Trong thơ ca chính là những yếu tố về nội dung và thi pháp chịu ảnh hưởng của thơ ca cổ điển phương Đông : đề tài, thể thơ, thi liệu, cảm xúc, ngôn ngữ, bút pháp miêu tả, tính hàm súc, phong thái của nhân vật.
0,25
-Tinh thần hiện đại là cách thể hiện con người, tâm trạng nhân vật trữ tình trong mối quan hệ với thiên nhiên, cảnh vật phải mang tính thời đại.
-Thể hiện quan điểm nghệ thuật, tư tưởng của con người trong xã hội mà nó nảy sinh, thậm chí vượt trước thời đại
0,25
2. Ý nghĩa khái quát của nhận định: 
Nhận định trên đã khẳng định phong cách thơ của Hồ Chí Minh, nhất là thơ trữ tình. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tinh hoa của thơ ca cổ và tinh thần thời đại, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
0,25
3.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
-Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ cách mạng vừa là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của Người luôn có sự hòa quyện giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
0,25
-Mùa xuân Mậu Tý năm 1948, Bác “ xuất hành” công tác trên chiến khu Việt Bắc, Bác viết bài thơ xuân: “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu).
0,25
4.Phân tích bài thơ để làm rõ sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại:
a.Vẻ đẹp cổ điển
-Ngôn ngữ tiếng Hán. Thơ chữ Hán thường cô đọng, hàm súc.
0,25
-Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt, sát mô hình cấu trúc kể cả cách ngắt nhịp. Một thể thơ rất cô động, hàm súc, cân đối. Đây là thể thơ quen thuộc của thơ ca phương Đông. (“Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch).
0,25
-Đề tài: Mùa xuân, trăng, một đề tài quen thuộc trong thơ cổ
0,25
-Thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ: trăng, trời, dòng sông, khói sóng. (Tích hợp hình ảnh trong “ Tĩnh dạ tứ”- Lí Bạch)
+Không gian bao la, trăng thanh, gió mát. Trời , sông, nước, nối liền bởi ánh trăng. Cảnh vật hòa hợp, nhất thể.
+Không gian nơi sâu thẳm thâm cùng: khói sóng gợi ra một không gian mờ ảo, thơ mộng, gắn với ẩn sĩ thời xưa.
+Thời gian đêm khuya tĩnh mịch.
0,75
-Phong thái nhân vật trữ tình: Ung dung, thưởng ngoạn thiên nhiên, đắm say cảnh sắc.
0,25
-Bút pháp: Chấm phá tả cảnh ngụ tình. Chỉ qua vài nét vẽ nhưng làm hiện lên bức tranh sơn thủy trong một đêm trăng viên mãn thật thơ mộng, huyền ảo, cổ điển và đồng thời làm hiện lên chân dung nhân vật trữ tình tự do, tự tại như ẩn sĩ phương Đông đang hòa mình vào cảnh.
0,2

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ngu_van_lop_9_co_huong_dan_cham.doc