Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trước những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm, độc hại trên các trang mạng xã hội

Các trang mạng xã hội: Facebook, YouTube, TikTok, Intagram,. mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng như: liên lạc, tìm kiếm thông tin hữu ích, giao lưu, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm,. Bên cạnh yếu tố tích cực thì mặt trái của các trang mạng xã hội là một số người sử dụng đã đăng tải lên các video clip có nội dung lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm, thiếu lành mạnh để khoe khoang bản thân, để “dạy đời”, để câu like, câu view hòng trục lợi về kinh tế đã làm ảnh hưởng xấu đến xã hội nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, đặc biệt đối với học sinh. Điều đó khiến mọi người trong xã hội, cộng đồng sử dụng luôn lên án, mong muốn hạn chế và gỡ bỏ nó ra khỏi các trang mạng xã hội bởi nó tác động tiêu cực tới nhận thức, hành vi, tư tưởng tình cảm của con người đặc biệt với thế hệ trẻ trong đó có học sinh. Tác hại từ các video clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm là rất lớn. Nghiên cứu cho thấy rất nhiều bạn học sinh nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung bước đầu ý thức được những tác hại của các video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm. Nhưng do tính tò mò, hiếu kỳ, vô tư của người xem, người đọc, người theo dõi, thậm chí nhiều người thường cho rằng: “xem xem nó thế nào, có sao đâu?”. Các bạn học sinh cũng vậy, đại đa số các bạn học sinh, đại đa số người dùng vẫn xem chúng một cách vô tư hồn nhiên.

 Bởi vậy, đề tài này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về hiện trạng, tác hại của các video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm. Qua đó, nhóm tác giả muốn gửi đến người đọc, trước hết là các bạn học sinh cần nhận thức được rằng: Xem các video clip lệch chuẩn , nhảm nhí, phản cảm, trước mắt chỉ để thỏa mãn hiếu kỳ, tò mò. Còn đằng sau những video, clip ấy để lại những hậu quả khôn lường đối với nhận thức, thái độ, hành vi, tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Từ điều đó cho thấy: chúng ta phải thay đổi nhận thức, thói quen khi vào xem các video, clip trên các trang mạng xã hội; có ý thức, trách nhiệm đối với việc đăng tải các video, clip mà mình tạo ra trên các trang mạng xã hội.

 Các thầy cô giáo và nhà trường đã tiếp tiếp nhận ý kiến của chúng em và khẳng định sẽ có phương pháp để tuyên truyền đến mọi người trong cộng đồng, trong xã hội, trong nhà trường để cùng chung tay bảo vệ sự trong sáng, hồn nhiên, vô tư, tốt đẹp trong nhận thức, trong hành vi, thái độ và trong tư tưởng tình cảm của học sinh chúng em nhằm giúp chúng em khôn lớn, trưởng thành một cách lành mạnh.

 

doc 17 trang linhnguyen 20/10/2022 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trước những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm, độc hại trên các trang mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trước những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm, độc hại trên các trang mạng xã hội

Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trước những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm, độc hại trên các trang mạng xã hội
 bạn học sinh trong việc xem và theo dõi những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm trên các trang mạng xã hội. Trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức trong việc xem và theo dõi những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm trên các trang mạng xã hội. Cung cấp thêm cho các bạn ấy những thông tin, những lời khuyên hữu ích góp phần thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi của các bạn học sinh, phụ huynh các bạn ấy và tiến tới là mọi người trong cộng đồng.
 4. Giả thuyết khoa học:
 - Nhận thức của một bộ phận học sinh trong việc hiểu biết vể tác hại của việc xem và theo dõi những video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm trên các trang mạng xã hội còn hạn chế.
 - Hằng ngày, các bạn thường xuyên theo dõi, xem các video, clip trên các trang mạng xã hội, các bạn ấy lại tỏ ra rất tò mò quan tâm và hứng thú đối với các video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm. Nếu không thay đổi thói quen, không được trang bị những hiểu biết về tác hại của chúng thì sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến nhận thức, hành vi, nhân cách và tư tưởng, tình cảm của các bạn.
 - Nếu đề tài được áp dụng thành công trong nhà trường, trong gia đình và trong xã hội, mọi người đều hiểu biết, sáng suốt và biết lựa chọn khi xem, biết lên án, bài trừ, hiện tượng này thì chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ sự văn minh, lành mạnh và thực sự hữu ích mặt tích cực mà các trang mạng xã hội đem lại; hạn chế, vô hiệu hóa những mặt tiêu cực mà các video, clip lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm đã gây ra.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 về việc theo dõi, xem các video, clip nói chung và các video, clip nhảm nhí, phản cảm trên các trang mạng điện tử nói chung.
 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 - Tìm hiểu những ví dụ thực tế, những cá nhân, những bạn, những người xung quanh trong xã hội thường xuyên quan tâm, theo dõi, xem các video, clip, nhất là các video, clip mà họ cho là “nóng” trên các trang mạng xã hội. 
 - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .
 - Quan sát, đánh giá tình hình thực tế: thái độ, hành động, việc làm hiện nay của mọi người xung quanh vấn đề này.
 5.3. Quy trình nghiên cứu:
 Bước 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu, quan sát
 Bước 2: Thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin
 Bước 3: Thảo luận nhóm
 Bước 4: Phân tích, thống kê
 Bước 5: Tổng kết, rút ra kết luận
 6. Nội dung và kết quả nghiên cứu
 6.1. Thực trạng về việc theo dõi và xem các video, clip trên các trang mạng hiện nay:
 Không thể phủ nhận là ngày nay mạng xã hội đã mở ra một cánh cửa quan trọng giúp mọi người trong xã hội, nhất là học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận với thông tin, tri thức và trao đổi, tham khảo, giao lưu, học tập, từ đó mang lại rất nhiều ích lợi cho cuộc sống. Hằng ngày, hằng giờ việc truy cập vào mạng xã hội của mỗi người là chuyện phổ biến. Quả thật, sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng ta truy cập vào đó một cách hữu ích, lành mạnh và sáng suốt bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh chúng ta: Tìm kiếm thông tin hữu ích phục vụ việc học tập, phục vụ cuộc sống, để liên lạc, trao đổi thông tin, tình cảm,... Những lúc rảnh rỗi, thư nhàn ta có thể vào các trang mạng để chia sẻ tâm tư tình cảm với mọi người, với bạn bè hoặc tìm kiếm những điều lí thú để thư giãn.
 Trên không gian mạng có vô số những video, clip. Từ lâu, nó trở thành nỗi quan tâm, sự thu hút đối với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt gần đây với trào lưu làm vieo, clip khiến các vi deo, clip vừa nhiều về số lượng vừa có nội dung phong phú, hấp dẫn người xem, đặc biệt là học sinh và trẻ em. Chúng em dành nhiều thời gian để quan sát và thấy: các bạn học sinh, nhất là trẻ em, ai ai cũng mê và thích thú xem các video, clip. Những lúc có thời gian, các bạn học sinh thường ngay lập tức mở chiếc điện thoại, chiếc tivi để tìm tới các trang mạng, các bạn cũng thường có thói quen: ban đầu lướt qua các trang Facebook xem có gì hay hay không để xem, do lứa tuổi nên các bạn thường ít khi đọc tin tức mà thay vào đó toàn nhăm nhăm tìm các hình ảnh, các video để xem, để bình luận. Xem trang này chưa chán, chưa đã, các bạn lại tìm vào các trang khác: YouTube, Intagram,TikTok, Pinteres,..để lần mò, tìm tòi các video, clip tiếp tục xem, hầu hết các bạn xem mãi mà không bao giờ chán. Thậm chí, rất nhiều bạn quên ăn, quên học vì ham mê xem, thời gian học các bạn bảo không có nhưng thời gian xem của các bạn thì dài vô tận. Với trẻ em nhỏ thì còn lí thú hơn, em bé nào cũng mê, cũng thích thú xem các video, clip. Các em khóc, ông bà, bố mẹ dỗ dành không nín nhưng cứ bật các video, clip trên tivi, trên điện thoại lên cho các em xem là các em nín ngay. Đến bữa, các em không ăn, ai nựng cũng không được nhưng cứ bật các video, clip cho các em xem, chắc chắn các em vừa ăn vừa xem một cách ngon lành. Các em chạy nhảy, nghịch ngợm, lục lọi,.. không trông được ư ? Cứ bật video, clip lên, các em sẽ ngồi im chăm chú theo dõi ngay.
 Vậy điều gì mà các video, clip lại lôi cuốn mọi đối tượng xem quan tâm, thích thú và đam mê như vậy? Câu trả lời rất đơn giản vì: trên mạng xã hội có quá nhiều video, clip để người xem lựa chọn xem; hơn nữa nội dung của nó rất phong phú, đa dạng phù hợp với mọi lứa tuổi và đặc biệt có quá nhiều video, clip được sản xuất, được tạo ra chuyên phục vụ thi hiếu của học sinh và trẻ em. Nội dung của chúng rất phong phú, đa dạng. Nhiều học sinh đã biết khai thác điều này nhưng bên cạnh đó có rất nhiều bạn lại chỉ quan tâm, hứng thú vào các vấn đề thuộc bề ngoài, bên lề cuộc sống của học sinh: phong cách ăn mặc, mối quan hệ bạn bè phức tạp, những trò vui đùa bạn bè nhằng nhịt, những chuyện tầm phào, những thứ nhố nhăng,.. Chính những nội dung như đã nêu ở trên đã lôi cuốn sự thích thú, niềm đam mê của học sinh với các video, clip biến việc xem các video, clip trở thành thói quen hằng ngày trong mỗi người nói chung và học sinh nói riêng.
 6.2.Thực trạng, nhận thức, thái độ, hành vi khi theo dõi và xem các video, clip trên các trang mạng hiện nay trong hiện nay ở học sinh:
 Theo kết quả khảo sát người dùng, ở nước ta hiện nay có khoảng 10 trang mạng được trên 60 triêụ người dùng yêu thích và thường xuyên truy cập, trang mạng nào cũng có kho video, clip khổng lồ và hàng ngày người sử dụng liên tục đăng tải thêm các video, clip mới. Theo dữ liệu trong báo cáo Vietnam Digital Advertising 2019 của Adsoto, thời lượng xem các nội dung video, clip rất lớn, chiếm 2 giờ 31 phút, riêng với học sinh và trẻ em thì thời lượng vào mạng chủ yếu là để xem video, clip. Không thể phủ nhận, những video, clip lành mạnh đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người xem nói chung, học sinh nói riêng.
 Các video, clip quả thật có sức lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến học sinh, nếu tất cả các video, clip đều có nội dung lành mạnh hoặc là các bạn biết cách truy cập văn minh, lành mạnh, tỉnh táo thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Các bạn học sinh hẳn không ai không biết đến các video, clip theo kiểu những tập phim, đoạn phim kể lại các câu chuyện dân gian: Tấm cám, Thạch Sanh; Sơn Tinh, Thủy Tinh,.. Các video, clip về các anh hùng dân tộc trong lịch sử, các video, clip dạy học Toán, Vật lí,..Những video, clip này hết sức bổ ích vì nó như thầy dạy chúng ta, nó là người bạn hữu ích giúp chúng ta trong học tập. 
 Kênh của 1977Vlog, nhiều video, clip của nhóm này lấy cảm hứng là các tác phẩm văn học Việt Nam kinh diển như: Lão Hạc, Chí Phèo, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ,.. Tuy nội dung văn học của các video, clip này đã được chỉnh sửa so với văn bản gốc nhưng nếu là học sinh lớp 8, 9 trở lên xem thì nó giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc hỗ trợ, bổ sung thêm cho các bạn kiến thức về các tác phẩm văn học kinh điển, bổ sung thêm những hiểu biết về Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tô Hoài,.. bổ sung thêm hiểu biết lí thú, bổ ích về các giai đoạn văn học phục vụ đắc lực cho việc học tập của các bạn. 
 Hoặc trong đợt dịch CoVid 19 vừa qua, có rất nhiều các video, clip hướng dẫn chúng ta cách rửa tay, cách đeo khẩu trang, hình ảnh rất đẹp mắt, hành động rõ ràng, cơ bản khiến biết bao bạn thuộc lòng, nó thật hữu ích trong việc tuyên truyền cách trong việc phòng dịch, trong giữ vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho chúng ta. Và còn vô số những video, clip bổ ích khác nữa.
Nhưng bên cạnh những video, clip bổ ích trên thì điều đáng lo ngại là còn có vô số những vi deo, clip có nội dung lệch lạc, phản cảm, nhảm nhí, độc hại do một số người thiếu ý thức, vô trách nhiệm, vì kiếm lợi tiền bạc đưa lên. Nó đánh trúng tâm lí ưa thích khám phá cái mới lạ, lôi cuốn sự tò mò, thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh chúng ta nên số lượng thanh thiếu niên, học sinh quan tâm theo dõi chúng thường xuyên là không hề ít. Nó tác động không tốt chút nào đến nhận thức, thái độ, hành vi và tư tưởng, tình cảm của các bạn.
 Trước đây, video, clip của Thơ Nguyễn rất lôi cuốn học sinh vì vui nhộn, bổ ích nhưng sau đó các video bắt đầu mô tả những trò chơi nguy hiểm “ Cho đá khô vào chai nước; đun các lon bia, nước ngọt” dễ gây nổ, nhiều bạn làm theo, rất nguy hiểm.
 Về những vi deo, clip có nội dung lệch lạc, phản cảm, nhảm nhí, độc hại, trước hết phải nói đến các video, clip của giang hồ mạng Khá Bảnh: trước khi bị bắt, Khá Bảnh đã đăng tải rất nhiều những video, clip có nội dung phản cảm, độc hại, thậm chí vi phạm pháp luật: Khá Bảnh xuất hiện trong các vi deo, clip cùng với nhiều thanh niên khác xăm trổ đầy mình những hình thù kì quái, mái tóc trông rất hợm hĩnh, tay luôn uốn éo điệu múa quạt, người luôn nhún nhảy, miệng luôn nói ra những lời lẽ kiểu giang hồ, nghĩa hiệp giả tạo, dạy đời sáo rỗng, đầy tính bạo lực; thậm chí còn đăng tải cả clip đốt xe máy vi phạm pháp luật. Điều đáng lo lắng là thanh thiếu niên, học sinh lại rất hâm mộ, thường xuyên theo dõi các video, clip của tên này, bắt trước tên này trong cách ăn nói đầy giọng điệu giang hồ, hỗn xược, cắt tóc theo kiểu tên này, học múa quạt theo hắn, học theo cách hành xử đầy tính du côn, bạo lực của hắn. Các vi deo, clip của tên này lệch chuẩn, phản cảm, bạo lực, độc hại, vi phạm pháp luật khiến hắn bị bắt và bị xử tội theo bộ luật hình sự. 
 Giang hồ mạng thứ hai bị cộng đồng kịch liệt lên án là giang hồ mạng Huấn hoa hồng, tên này cũng cùng một duộc với Khá Bảnh, các video, clip của tên này cũng có rất nhiều thanh thiếu niên, học sinh theo dõi. Nội dung đầy bạo lực, phát ngôn bậy bạ, bài hát thô tục. Hắn tung lên mạng xã hội rất nhiều video, clip dạy đời sáo rỗng: dạy thanh thiếu niên cách sống nhưng sự thật đằng sau thì hắn là tên nghiện ma túy, buôn bán ma túy. Hắn tạo cả video và đóng vai thầy giáo dạy đời, bài dạy đó rất thô tục. Vậy mà khi xem xong, nhiều bạn học sinh còn tung hô hắn, gọi hắn là “ thầy Huấn”. Hắn từng đăng video sai sự thật gây sốc: “ 80 % học sinh, sinh viên và công chức ở Thành phố Hồ Chí Minh nghiện ma túy”, những lời lẽ ấy là bịa đặt, giả dối và rất nguy hại bởi hắn đã tuyên truyền hành vi vi phạm pháp luật khiến giới trẻ, học sinh hiểu lầm và tệ hại hơn là tác động đến tư tưởng của học sinh về việc sử dụng ma túy là chuyện bình thường bởi trong xã hội có biết bao nhiêu là người nghiện, ngay cả công chức nhà nước còn nghiện. Thứ hai, lời lẽ của hắn phủ định công lao phòng chống ma túy của chúng ta; thứ ba, hắn tuyên truyền hành vi coi thường pháp luật của người dân Thành phố Hồ Chí Minh để khiến giới trẻ sống coi thường pháp luật, nghiện ngập tạo thị trường cho chúng buôn bán ma túy; hắn làm vậy còn để câu like, câu view kiếm tiền từ các nhà mạng. Hắn bị truy nã vì sử dụng ma túy. Gần đây, hắn ghép hình của mình với các nghệ sĩ, các biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam đăng lên mạng để cố lấy lại hình ảnh giả dối mà hắn đã bị cộng đồng mạng tẩy chay, bị xã hội lên án.
 Năm 2019, rất nhiều các video, clip của các giang hồ được đăng tải, nội dung hết sức thô tục, bậy bạ. Hành vi đó đều bị trả giá trước pháp luật. Tiêu biểu như: Phú Lê, Dũng trọc, Dương Minh Tuyền, Phúc XO,..
 Các vi deo, clip lệch lạc, phản cảm, nhảm nhí tiếp theo phải kể đến Hưng Vlog: dạy cách đập heo đất để ăn trộm tiền rất phản giáo dục, cỗ vũ, tuyên truyền thói trộm cắp, gian dối, ảnh hưởng xấu tới nhận thức của trẻ em khiến nhiều người không khỏi bức xúc, phẫn nộ. Trước làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng, Hưng Vlog đã phải gỡ bỏ video có nội dung độc hại này. Trước đó, Nguyễn Văn Hưng đã đăng tải video hết sức phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, dạy ăn uống bẩn thỉu, mất vệ sinh là nấu cháo một con gà còn để nguyên lông. Vậy mà do tò mò, hiếu kì, rất nhiều người trong đó đặc biệt là các bạn trẻ đã theo dõi và like cho video này. Nguyễn Văn Hưng đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng và bị yêu cầu gỡ video khỏi mạng. 
 Ðể thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của người xem, Nguyễn Văn Hưng thường xuyên đưa lên tài khoản YouTube của mình những video có nội dung vô bổ và nhảm nhí như “chơi khăm” mẹ (Bà Tân Vlog) bằng cách dùng nước ngọt nấu cơm hay thử thách nhảy xuống hố cát sâu đến ngực, “cúng vong” cho hai đứa em ngoan hiền...Các video, clip trên toàn tuyên truyền, dạy dỗ các bạn trẻ về những nhận thức lêch lạc, tác động tiêu cực đên suy nghĩ của học sinh, khơi gợi những hành vi sai trái của các bạn. Nó như vậy nhưng các bạn lại hiếu kì, thích xem. 
 Chủ tài khoản là Nguyễn Thành Nam, đã từng bị cơ quan chức năng triệu tập vì đưa lên mạng video có nội dung “đóng giả khủng bố IS để quăng bom”. Một kênh khác cũng thu hút hàng triệu người theo dõi là Prank HD thường xuyên chia sẻ các nội dung giật gân như “hút thuốc lá bằng mũi”, “24h sống trong quan tài”. Tam Mao TV thường xuyên đưa nội dung ăn uống mất vệ sinh; Thanh Lương Vlog, Huỳnh Tấn Trường official hay PHD Troll đưa ra thử thách nguy hại, học cách làm chó ảnh hưởng không tốt tới người xem nhất là thanh thiếu niên, học sinh, vậy mà các bạn trẻ lại thường hay quan tâm, quả thật không tốt chút nào.
 Lò Văn Khụt và nhóm làm video, clip của mình gần đây đã đăng tải video ăn cá sống trông thật ghê sợ, phản cảm, mất vệ sinh, có nguy cơ cao gây nhiều bệnh tật, làm lệch lạc truyền thống ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái nói riêng và văn hóa ẩm thực của Việt nam ta nói chung. Ấy vậy mà số lượng người xem cứ tăng lên vùn vụt, nhất là các bạn trẻ.
 Đa số học sinh vẫn thích nghe, thích xem những bài hát hay, lành mạnh vốn thuộc về thanh thiếu niên, nhi đồng, hàng ngày các bạn vẫn nghe và xem các video, clip về các bài hát ấy; đó là điều đáng vui, nên làm. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận học sinh và các em nhỏ lại tỏ ra thích thú, ưa thích và thường xuyên theo dõi các video, clip âm nhạc nhố nhăng, nhảm nhí, có nội dung tục tĩu, ca từ thô tục về chuyện yêu đương lăng nhăng. Thậm chí rất nhiều bạn còn thuộc và thi thoảng nghêu ngao hát những bài hát đó nghe thấy thật vớ vẩn, khôi hài như bài: “ Tết nhà bà Hoan; Anh thợ nụ; Chuyện tình anh thợ xây, Thẩm du”. Bên cạnh những bài hát nhảm nhí, nhiều bạn còn thuộc lòng và hay nói những câu nói cửa miệng, tục tĩu, không có ý nghĩa mà các bạn ấy học trên chính các video, clip nhảm nhí, phản cảm làm mất hết hình ảnh đẹp của những cô, cậu học trò vốn hồn nhiên, vô tư, trong sáng.
 Không chỉ dừng lại ở câu chuyện nhảm nhí, phản cảm, rất nhiều những vi deo, clip độc hại dạy những trò nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng tiếc và đáng buồn là có rất nhiều các bạn thanh thiếu niên, học sinh, thậm chí là các em nhỏ đã xem đã học và làm theo gây ra những cái chết thương tâm. Mới đây, một em bé gái ở thành phố Hồ Chí Minh tử vong do dùng chiếc khăn voan làm theo video hướng dẫn trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” trên kênh YouTube. Trước đó (tháng 11-2019), một bé trai ở huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) cũng dại dột sử dụng khăn quàng đỏ bắt chước theo video “thắt cổ nhưng vẫn thở được”. Rất may, do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên đã may mắn giữ được tính mạng, các bác sĩ cho biết: gần đây đã có rất nhiều em nhỏ được cấp cứu sau khi có hành động làm theo các video kiểu này. Còn tại Hà Nội, cách đây không lâu, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức tiếp nhận một bệnh nhân 15 tuổi quê tỉnh Hải Dương học theo cách chế thuốc nổ trên kênh YouTube, trong quá trình làm theo, thuốc đã phát nổ gây đa chấn thương cho bệnh nhân này. Mới đây, cũng do xem và học theo video cách nướng cóc ăn mà 5 bạn nhỏ đã bị ngộ độc phải đưa vào viện cấp cứu.
 Thật khó mà liệt kê hết được hiện có bao nhiêu video, clip có nội dung lệch chuẩn, phản cảm, bạo lực, độc hại hằng ngày, hằng giờ vẫn đang thu hút dự quan tâm, theo dõi một cách hồn nhiên, vô tư của người dùng mạng xã hội nói chung và học sinh nói riêng.
 6.3. Hậu quả của việc theo dõi và xem các video, clip trên các trang mạng hiện nay trong hiện nay ở học sinh:
 Theo thống kê, hiện nay trên các trang mạng điện tử ở nước ta có khoảng hơn 350 kênh trên 1 triệu lượt đăng kí theo dõi. Do nội dung phong phú, đa dạng nên các video, clip lệch lạc, nhảm nhí, phản cảm, độc hại hiện hữu, tiềm ẩn trăm ngàn mối nguy hại với thanh thiếu niên, học sinh nay cả trước mắt lẫn tương lai. 
 Thứ nhất: Ảnh hưởng xấu đến bản thân bạn xem và theo dõi. Nó ảnh hưởng rất xấu đến nhận thức, hành vi, thái độ, nhân cách; tư tưởng, tình cảm của chúng ta trước mắt và trong tương lai. Thậm chí là nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật
 - Nhóm video, clip có nội dung lan man, hời hợt, không có mục đích rõ ràng, vô bổ: Làm mất rất nhiều thời gian, là học sinh, ngoài việc học tập ra, nếu có thời gian rảnh rỗi, chúng ta nên giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong gia đình, tập thể dục thể thao đẻ rèn luyện thể chất nhưng nếu quá chú tâm vào theo dõi các video, clip thì sẽ không còn thời gian làm những điều trên. Hơn nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: mắc các bệnh về mắt, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh khác do lười vận động.
 - Với nhóm video, clip có nội dung giang hồ, bạo lực: Các bạn sẽ bị nhiễm tư tưởng, hành vi bạo lực. Hành vi đó được thể hiện ngay trong lời ăn, tiếng nói hết sức cục xúc, thô thiển, bậy bạ, khó nghe. Tệ hại hơn, các bạn có xu hướng giải quyết các mâu thuẫn, xích mích nhỏ hằng ngày bằng bạo lực. Sống, cư xử thích gây gổ, dọa dẫm, bắt nạt, đe nẹt người khác, là nguyên nhân rất dễ đẩy các bạn vào hành vi vi phạm pháp luật. Điều đó sẽ ăn sâu vào nhận thức, thói quen, hành vi của các bạn sau này, nó sẽ là nguyên nhân của rất rất nhiều thói hư tật xấu trong tương lai cuộc sống của các bạn.
 - Với nhóm video, clip có nội dung vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam: Nó sẽ làm cho các bạn hiểu và nhìn nhận sai, không đúng, hiểu lệch lạc các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trên nhiều khía cạnh: Văn hóa ẩm thực, ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, lối sống,..Từ nhận thức đó, nó sẽ dẫn đến các hành vi vô văn hóa, làm biến thái những phẩm chất tốt đẹp trong con người chúng ta.
 - Với nhóm video, clip tệ nạn xã hội hoặc có tính chất tệ nạn xã hội: Nó khiến các bạn hiểu sai về xã hội, khiến chúng ta có tư tưởng sống coi thường các chuẩn mực xã hội, bỏ qua các giá trị đạo đức và coi thường pháp luật. Nó làm cho chúng ta xem nhẹ các mối nguy hại chứa đựng, tiềm ẩn trong các tệ nạn xã hội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mắc các tệ nạn xã hội.
 - Nhóm video, clip có nội dung 18+: Nó tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa, nó tác động rất lớn đến độ tuổi đang trưởng thành của học sinh chúng ta. Nó là nguyên nhân dẫn đến các tư tưởng, hành vi: phải có người yêu thì mới hợp phong trào, yêu đương sớm, mâu thuẫn đánh ghen trong học sinh; tô son, đánh phấn, trang điểm cầu kì khi đến lớp; quan hệ khi chưa đến tuổi thành niên,..trong khi chúng ta đang ở độ tuổi học sinh cần chịu khó học tập để hình thành và hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, cần trau dồi tri thức.
 - Nhóm video, clip về các trò chơi nguy hiểm, hướng dẫn cách chơi các trò nguy hiểm và hướng dẫn những cách làm nguy hiểm: Nhóm video, clip này rất nguy hiểm và độc hại, vi phạm pháp luật; nó khơi gợi trí tò mò, bắt trước và làm theo những trò rất nguy hiểm đến sức khỏe, gây thương tật thậm chí đã gây ra những cái chết thương tâm.
 - Gần đây còn xuất hiện nhóm các video, clip có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ chế độ và những người lãnh đạo: Nhóm video, clip này sẽ khiến chúng ta hiểu không đúng về những điều tốt đẹp mà Đảng

File đính kèm:

  • docde_tai_tim_hieu_ve_nhan_thuc_thai_do_va_hanh_vi_cua_hoc_sinh.doc